2. Cơ sở pháp lý để quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
2.5.1. Yếu tố tự nhiên
• Đặc điểm địa hình [6].
Thành phố Vũng Tàu có địa hình đa dạng bao gồm khu vực núi cao, đồng bằng cồn cát, đầm lầy... Khu đô thị Chí Linh nằm trong khu vực khu đất cao (cao độ nền từ +3m ÷ +5m). Mực nước ngầm nông, hệ số thấm cao.
• Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Nam bộ, có hai mùa rõ rệt, ít có thiên tai và thời tiết bất thường. Đó là những thuận lợi cho phát triển đô thị cũng như ngành du lịch biển tại đây [6].
Nhiệt độ không khí trung bình 260C Nhiệt độ cực đại tuyệt đối 38,4 0C Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối 150C Độ ẩm trung bình của không khí 85 %
Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối trung bình 28,4 % Lượng mưa trung bình năm 1356,5 mm
Tổng số giờ nắng: Mùa khô 1200 –1400 giờ/ năm Mùa mưa 800 – 1000 giờ/ năm
Mùa khô có gió mùa đông và đông bắc
Bão: tốc độ gió lớn nhất 12m/ s. Tần suất khoảng 5 10%
• Địa chất công trình [6].
Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thoát nước Vũng tàu (có tham khảo tài liệu địa chất công trình) qua 19 lỗ khoan của Công ty tư vấn nước và môi trường Việt nam, theo trục giữa thành phố từ Bàu Sen, Bến Đình và hồ Bàu Trũng có thể mô tả cấu tạo địa tầng theo các khu vực như sau:
- Lớp phủ dày từ 0,3-0,5m ( có cao độ nền từ 0,5 3,2 m)
- Lớp cát mịn dày từ 7,69,7m. (ở cao độ 6,9m 8,2 m) có màu xám vàng đến vàng cường độ chịu tải trung bình từ 1,5- 2,0 kg/ cm2
- Theo một số tài liệu dự án qui hoạch chi tiết cho biết tại vùng ngập mặn và ven sông có cường độ chịu tải R < 1 KG/m 2
• Địa chất thuỷ văn [6].
Mực nước ngầm chủ yếu xuất hiện trong lớp cát pha. Lớp bùn có chứa nước nhưng không đều. Độ sâu mực nước ngầm trung bình 0,5 ÷ 1,5m. Khu vực có cao độ nền từ 0,3 m - 0,5m, mực nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 2÷ 3m
- Về mùa mưa: Thành phần nước ổn định có độ kiềm yếu hoặc trung tính không ăn mòn bê tông
- Về mùa khô: Có thành phần a xít yếu đến kiềm yếu, ăn mòn bê tông
• Địa chấn: Theo tài liệu bản đồ địa chấn Việt Nam dự báo, thành phố Vũng Tàu có khả năng động đất cấp 6 [6].