2. Cơ sở pháp lý để quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
2.6.2. Định hướng cho kiến trúc cảnh quan đô thị TP.Vũng Tàu
Cũng giống như nhiều thành phố khác, chân dung của đô thị Vũng Tàu sẽ biến đổi theo qui luật phát triển liên tục và kế thừa một cách chọn lọc các giá trị cảnh quan quá khứ, hiện tại để tiến tới tương lai.
Ấn tượng về một điểm hẹn bình yên với hình ảnh của 5 ngọn núi ( 5 vết thương của Chúa Cứu Thế ) và hình ảnh bao dung, che chở của tượng Chúa Dang Tay.
Ấn tượng về một vùng đất khát khao tự do, nơi ghi dấu ấn nhiều cuộc đấu tranh dành độc lập với hình ảnh của các di tích lịch sử Cách mạng
Ấn tượng về một nơi giao lưu, hội tụ nhiều dòng văn hoá thông qua hệ thống hình ảnh về các di tích tôn giáo Nhà thờ, Đình, Chùa, Miếu mạo...
Ấn tượng về một khu nghỉ dưỡng tắm biển cấp quốc gia, quốc tế với hình ảnh các bãi tắm, khách sạn, trung tâm thương mại, hội nghị hội thảo theo phong cách kiến trúc hiện đại của thế kỷ 21.
Ấn tượng về một thành phố với nhiều ngành công nghiệp phát triển thông qua hệ thống hình ảnh về các khu công nghiệp: dầu khí, cảng biển, công nghiệp đóng tàu, vật liệu xây dựng, chế biến hải sản ,..
Để hướng tới những định dạng trên cho diện mạo thành phố Vũng Tàu, tổ chức kiến trúc cảnh quan tại Vũng Tàu cần tuân thủ các nguyên tắc chính sau:
- Bảo tồn và tôn vinh các giá trị cảnh quan truyền thống trên cơ sở khai thác triệt để các dấu ấn vật thể và phi vật thể đã hình thành trong quá khứ.
- Cải tạo và nâng cao chất lượng các không gian chức năng đô thị đã phát triển trong giai đoạn truớc cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới trên quan điểm hài hoà. Tạo ra vùng đệm trung chuyển giữa không gian quá khứ, không gian hiện tại và không gian tương lai.
- Phát triển các không gian chức năng du lịch mới: hiện đại với trình độ công nghệ cao của thế kỷ 21, trên cơ sở tiếp tục chọn lọc khai thác các giá trị tinh hoa của truyền thống.
2.6.3. Qui định về sử dụng đất và kiến trúc đô thị TP. Vũng Tàu
- Phát triển dân cư và nhà ở tại Vũng tàu nhằm vừa đáp ứng nhu cầu ở của đô thị vừa giữ được cảnh quan của đô thị du lịch biển.
- Khống chế qui mô dân số đô thị không phát triển quá lớn.
- Mật độ ở của toàn đô thị sử dụng chỉ tiêu đạt mức trung bình (180- 200người/ha đất ở)
- Hạn chế tăng dân số và mật độ xây dựng nhà ở tại khu đô thị trung tâm. Cần kiểm soát về xu hướng tăng dân số và giãn dân ra các khu xây dựng mới.
- Phát triển các khu nhà ở mới tại khu vực phía bắc.
- Giải pháp xây dựng nhà ở chung cư cao tầng là một hướng quan trọng nhằm tiết kiệm đất xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giảm được mật độ xây dựng trong đô thị song cần cân nhắc áp dụng tại một số khu vực.
- Các chỉ tiêu sử dụng đất và mật độ ở trong các khu đô thị sẽ khác nhau tuỳ theo đặc điểm xây dựng của từng khu vực.
- Khu ở chung cư cao tầng và thấp tầng: mật độ xây dựng (netto) 25- 30%, tầng cao 3-18tầng.
- Khu ở thấp tầng nhà vườn: mật độ xây dựng (netto) 20-25%, tầng cao 2-3tầng.
- Khu biệt thự cao cấp: mật độ xây dựng (netto) 15- 20%, tầng cao 2- 3tầng.
- Khu vực Vũng tàu trong phạm vi giữa trục 51A và trục 51C, nhà ở cao tầng dự kiến phân bố hai bên trục 51B và tại trung tâm Chí linh và Phước Thắng, còn lại là các khu nhà ở chung thấp tầng và các cụm nhà biệt thự cao cấp dọc theo đường 51C.
- Long sơn, Gò găng và khu bắc đô thị dự kiến xây dựng các cụm ở nhà vườn thấp tầng mật độ thấp để tạo sự rộng thoáng và giữ các cảnh quan tự nhiên cho lối vào đô thị và khu du lịch.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ CHÍ LINH, TP. VŨNG TÀU