Hoàn thiện phân loại chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại tổng công ty may 10 - công ty cổ phần (Trang 88 - 91)

II. BẢNG BIỂU

3.3.3.Hoàn thiện phân loại chi phí sản xuất

Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị, nó không chỉ đơn thuần là việc ghi nhận rồi phản ánh thông tin đến nhà quản trị mà còn phải phân tích thông tin dưới nhiều góc độ khác nhau để làm được điều đó, kế toán quản trị phải phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau, việc phân loại phải hướng tới nhu cầu thông tin của nhà quản trị, không chỉ đơn thuần phục vụ việc

kiểm tra giám sát hoạt động thường ngày ở doanh nghiệp mà còn phải hướng tới việc cung cấp thông tin cho các định hướng phát triển của quản trị. Trên thực tế, Tổng công ty May 10 mới chỉ phân loại chi phí theo nội dung kinh tế và theo mục đích, công dụng của chi phí. Sự phân loại chi phí như vậy phục vụ chủ yếu cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các khoản mục chi phí của kế toán tài chính. Các chi phí phát sinh là các thông tin quá khứ, được xem xét độc lập, không thấy được mối quan hệ giữa chi phí và kết quả mà chi phí đó mang lại. Với đặc thù của ngành may mặc, ngoài việc phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí như hiện nay ở Tổng Công ty May 10, để tăng cường giá trị của thông tin chi phí; vận dụng được tốt vào công tác lập kế hoạch, dự tính các xu thế trong các tình huống kinh doanh, để có thể quản lý hiệu quả các chi phí phát sinh, phục vụ quá trình phân tích, đánh giá sử dụng thông tin cần thiết cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản lý, Tổng công ty May 10 nên áp dụng tiêu thức phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí hay mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động.

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm chi phí khả biến (biến phí), chi phí bất biến (định phí) và chi phí hỗn hợp. Trong đó, biến phí sản xuất sản phẩm dệt may thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và một số loại chi phí trong khoản mục chi phí sản xuất chung như giá trị công cụ – dụng cụ, nhiên liệu, động lực phục vụ sản xuất tại phân xưởng; lương sản phẩm tính cho nhân viên KCS… Định phí sản xuất chủ yếu tồn tại trong các khoản mục chi phí sản xuất chung như khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng; chi phí trang phục lao động… Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí. Chi phí hỗn hợp trong sản xuất sản phẩm may mặc chủ yếu thuộc chi phí sản xuất chung như chi phí điện, nước, điện thoại, sửa chữa… Để có thể giám sát, quản lý chặt chẽ, hiệu quả chi phí hỗn hợp, doanh nghiệp cần phân tích chi phí hỗn hợp thành các yếu tố biến phí và định phí. Đối với các khoản chi phí hỗn hợp, Công ty có thể sử dụng phương pháp: bình phương bé nhất hay phương pháp cực đại, cực tiểu để tách riêng chi phí khả biến, chi phí bất biến.

Bảng 3.1: Bảng Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí

Khoản mục chi phí Tài

khoản CP khả biến CP bất biến CP hỗn hợp 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 X

2. Chi phí nhân công trực tiếp 622 X 3. Chi phí sản xuất chung 627

- Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 X

- Chi phí vật liệu 6272 X

- Chi phí dụng cụ sản xuất 6273 X

- Chi phí khấu hao TSCĐ 6274 X

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 X

- Chi phí bằng tiền khác 6278 X

4. Chi phí bán hàng 641

- Chi phí nhân viên 6411 X

- Chi phí vật liệu, bao bì 6412 X

- Chi phí dụng cụ, đồ dùng 6413 X

- Chi phí khấu hao TSCĐ 6414 X

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6417 X

- Chi phí bằng tiền khác 6418 X

5. Chi phí quản lý 642

- Chi phí nhân viên quản lý 6421 X

- Chi phí vật liệu quản lý 6422 X

- Chi phí đồ dùng văn phòng 6423 X

- Chi phí khấu hao TSCĐ 6424 X

- Thuế, phí, lệ phí 6425 X

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6427 X

- Chi phí bằng tiền khác 6428 X

Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác tại Tổng công ty May 10 bao gồm nhiều loại chi phí có yếu tố bất biến và yếu tố khả biến vì vậy để phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí sản xuất Tổng Công ty May 10 cần phân tích các khoản chi phí này thành chi phí bất biến và chi phí khả biến bằng phương pháp cực đại vì sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể

theo những tỷ lệ nhất định.Ở mức độ hoạt động căn bản, các khoản chi phí này thường thể hiện đặc điểm của chi phí bất biến, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản những chi phí này thể hiện đặc điểm của yếu tố khả biến từ đó xây dựng được công thức dự đoán chi phí.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại tổng công ty may 10 - công ty cổ phần (Trang 88 - 91)