II. BẢNG BIỂU
2.3.3. Đối tượng tập hợp và phương pháp xác định chi phí sản xuất
Xuất phát từ các đặc điểm của công ty mình, Tổng công ty May 10 đã xác định đối tượng tập hợp chi phí như sau:
- Đối với các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, Công ty tiến hành tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm.
- Đối với chi phí sản xuất chung, chi phí này bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau liên quan đến nhiều công đoạn của quá trính sản xuất vì vậy Công ty tiến hành tập hợp theo từng phân xưởng chi tiết theo từng yếu tố chi phí, cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng mã hàng theo chi phí nhân công trực tiếp.
Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Toàn bộ nguyên vật liệu được tập hợp theo từng xí nghiệp và theo dõi chi tiết cho từng sản phẩm. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty sử dụng tài khoản 621 có chi tiết theo từng xí nghiệp và từng đơn vị gia công cụ thể.
- Tài khoản 6210: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng thêu in - Tài khoản 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp May 1 - Tài khoản 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp May 2 - Tài khoản 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp May 3 - Tài khoản 6214: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp May 4 - Tài khoản 6215: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp May 5
- Tài khoản 6216: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp các xí nghiệp địa phương - Tài khoản 6217: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng bao bì
- Tài khoản 6218: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đưa ra ngoài gia công
• Chi phí nguyên vật liệu chính
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức nguyên vật liệu, phòng kế hoạch sẽ viết lệnh xuất kho.
Trên cơ sở đó, Phòng kho vận sẽ viết phiếu xuất kho, thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất đúng theo số lượng, chủng loại cho các bộ phận sản xuất.
Phiếu xuất kho được lập thành 03 liên: - Một liên lưu ở bộ phận lập phiếu
- Một liên thủ kho giữ để lưu vào thẻ kho, sau đó chuyển lên phòng kế toán Một liên lưu tại bộ phận sản xuất (nơi nhận giữ hàng)
Hàng tuần, kế toán nguyên vật liệu xuống kho lấy phiếu xuất kho sau khi kiểm tra tính hợp lý, phân loại chứng từ, nơi sử dụng, từng mã hàng và tiến hành nhập dữ liệu vào mục “xuất trong tháng” phần nguyên vật liệu chính.
Cuối tháng, dựa trên các số liệu của mục xuất trong tháng kế toán nguyên vật liệu tính trị giá nguyên vật liệu xuất dùng và in ra bảng kê xuất nguyên vật liệu. Bảng kê xuất này được tập hợp cho từng kho và theo dõi từng sản phẩm.
Căn cứ vào các bảng kê xuất vật tư, cùng các chứng từ gốc, đối chiếu với thẻ kho, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Đối với loại hình gia công thì nguyên liệu chính (bao gồm vải và dựng) chủ yếu là do khách hàng đem đến, Công ty chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ mà thực tế Công ty phải bỏ ra. Vậy, giá trị của nguyên vật liệu chính nhận gia công khi xuất dùng được tính toán như sau:
Giá trị vải, dựng
xuất dùng =
Khối lượng vải, dựng
xuất dùng X Hệ số (2.05)
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần
Hệ số phân
bổ =
Tổng chi phí vận chuyển bốc dỡ
(2.06) Tổng khối lượng vải, dựng khách hàng đem đến nhập kho
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần
Giá trị này được ghi vào giá trị thực tế xuất kho trong bảng kê xuất vật tư trong tháng. Về công tác quản lý chi phí nguyên, vật liệu tại Công ty, sau quá trình sản xuất, phế liệu thu hồi sẽ được nhập kho và phản ánh qua tài khoản 1527, còn số nguyên vật liệu công ty tiết kiệm cũng được nhập lại kho để gia công các mặt hàng khác và số nguyên vật liệu tiết kiệm được tính theo số nguyên vật liệu xuất ra theo định mức sản xuất với số tiêu hao thực tế để sản xuất sản phẩm.
Nguyên vật liệu tiết kiệm được gồm hai phần chính: 1 phần do số % nguyên vật liệu khách hàng cung cấp thêm để bù vào sự thiếu hụt trong quá trình sản xuất (thông thường là 2-3% tùy theo từng hãng), phần khác là do thành tích tiết kiệm của xí nghiệp.
Đối với công cụ dụng cụ sản xuất kế toán cũng tiến hành tập hợp như đối với nguyên vật liệu. Kế toán lên bảng phân bổ và trích thẳng từ tài khoản 153 vào tài khoản 621 mà không thông qua tài khoản 142 và 242 khi giá trị xuất dùng lớn.
• Chi phí phụ liệu:
Thông thường, đối với hàng gia công xuất khẩu thì phụ liệu cũng do bên đặt hàng đem đến, tuy nhiên cũng có một số trường hợp khách hàng không cung cấp đủ vật liệu phụ. Do vậy, phụ liệu của Công ty cũng được chia làm 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Vật liệu phụ do khách hàng đem đến, đối với loại này thì công ty chỉ tiến hành ghi chép và theo dõi về mặt số lượng, chỉ hạch toán vào giá trị phần chi phí vận chuyển bốc dỡ.
- Trường hợp 2: Phụ liệu do Công ty mua ngoài theo yêu cầu của khách hàng, với trường hợp này, giá trị và số lượng vật liệu phụ được theo dõi trên TK 1522 “Vật liệu phụ dùng sản xuất xuất khẩu”. Khi xuất dùng vật liệu phụ cho sản xuất, kế toán không hạch toán vào tài khoản 621 mà hạch toán thẳng vào TK 1541 “Chi phí sản xuất chính dở dang” theo phương pháp giá thực tế đích danh. Nghĩa là số phụ liệu đó được mua với giá bao nhiêu thì xuất dùng cũng xuất với giá đó để tính giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành lập các bảng kê xuất vật tư. Sau đó tập hợp vào bảng phân bổ nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ.
Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Để tập hợp chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng:
- TK 6220: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng thêu in - TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 1
- TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 2 - TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 3 - TK 6224: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 4 - TK 6225: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 5
- TK 6226: Chi phí nhân công trực tiếp các xí nghiệp địa phương
Để đáp ứng tiến độ giao hàng cho khách hàng, Tổng công ty May 10 không chỉ tổ chức sản xuất mà còn thuê ngoài gia công. Vì vậy, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được cụ thể hóa thành 2 khoản mục sau:
- Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương và các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty và các xí nghiệp địa phương
- Chi phí thuê ngoài gia công: Là số tiền lương mà Công ty phải trả cho các đơn vị nhận gia công theo số sản phẩm hoàn thành nhập kho và đơn giá gia công đã được ký kết trên hợp đồng.
Cụ thể việc hạch toán hai khoản mục này được thể hiện như sau:
Hiện nay, Tổng công ty May 10 đang thực hiện khoán quỹ lương trên toàn Công ty, định mức tiền lương được duyệt là 53% trên tổng doanh thu, trong đó 78% dành cho khối sản xuất và 22% dành cho khối quản lý phục vụ. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất và hình thức trả lương theo thời gian cho lao động gián tiếp.
Trình tự tập hợp:
Với mỗi mã hàng khi mới đưa vào sản xuất, Phòng Kỹ thuật sẽ tiến hành sản xuất thử và ấn định số giây chuẩn cho từng chi tiết sản phẩm, từng bước công việc. Hàng tháng, căn cứ vào khối lượng lao động của từng công nhân vào bảng chấm công và gửi lên bộ phận tiền lương của Phòng Tổ chức hành chính.
Tại Phòng Tổ chức hành chính, bộ phận tiền lương sẽ tính toán và xác định số tiền thực tế phải trả cho công nhân sản xuất và lập bảng thanh toán lương cho từng xí nghiệp rồi gửi sang Phòng Tài chính kế toán.
Cụ thể: tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất được nhận bao gồm 2 khoản. Đó là tiền lương sản phẩm và tiền lương cơ bản. Tiền lương sản phẩm được tính như sau:
Tiền lương sản
phẩm =
Đơn giá tiền
lương x
Số lượng sản phẩm,
chi tiết sản xuất ra (2.07)
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần
Trong đó: Đơn giá tiền
lương = Số giây chế tạo x
Đơn giá tiền lương cho
1 giây (2.08)
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần
Tổng công ty May 10 hiện nay đang áp dụng đơn giá tiền công cho 1 giây chuẩn là 1 đồng.
Tiền lương cơ bản là các khoản như: Tiền lương theo hệ số bản thân được xác định cho từng cấp bậc trình độ chuyên môn khác nhau và trên cơ sở lương cơ bản do Nhà nước quy định và các khoản phép, BHXH,…
Ví dụ: Thợ may bậc 2 có hệ số bản thân 1,58 vậy tiền lương cơ bản của người thợ may bậc 2 này được tính như sau: (xác nhận lại công thức)
Tiền lương cơ bản
= Lương cơ bản theo quy định
của NN
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần
Tại phòng kế toán, sau khi nhận được danh sách chi lương, bảng thanh toán tiền lương, kế toán sẽ tiến hành ghi vào bảng kê phát sinh tài khoản, bảng chi tiết phát sinh và các tài khoản đối ứng. Sau đó sẽ lập báo cáo sản phẩm nhập kho và bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Trên cơ sở bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng báo cáo nhập kho của kế toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán tiền lương sẽ tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương theo sản phẩm nhập kho.
Số tiền lương của công nhân sản xuất và BHXH, BHYT, KPCĐ sẽ được phân bổ theo từng mã sản phẩm theo công thức sau:
Lương giá thành = Tổng tiền lương sản
phẩm +
BHYT, BHXH,
KPCĐ (2.10)
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần
Trong đó: Tổng số tiền
lương sản phẩm =
(số lượng sản phẩm x đơn
giá x tỷ giá thực tế) x 0,748 x 0,53 (2.11)
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần
BHXH, BHYT, KPCĐ phân bổ cho từng mã sản phẩm = Tổng BHXH, BHYT, KPCĐ tại xí nghiệp i x Lương sản phẩm của từng mã hàng tại xí nghiệp i (2.12) Tổng tiền lương tại
XN i
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần
Ghi chú:
Hệ số 0,53 là định mức tiền lương được duyệt trên tổng doanh thu, trong đó 74,8% là dành cho công nhân trực tiếp sản xuất
Ở Tổng công ty May 10 không có sự trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất nên không có bút toán trích trước.
Cuối kỳ kế toán kết chuyển số chi phí nhân công trực tiếp sang TK154 và từ các sổ chi tiết, kế toán vào sổ cái tài khoản 622 tương ứng.
Chi phí thuê ngoài gia công là số tiền mà công ty phải trả cho các đơn vị nhận gia công theo hợp đồng đã ký. Các khoản chi phí này được tổng hợp trực tiếp từ các hợp đồng gia công đã ghi rõ đơn giá gia công và khối lượng gia công hoàn thành nhập kho theo công thức.
Lương gia công
sản phẩm i =
Đơn giá gia công sản phẩm i x
Khối lượng sản phẩm
i nhập kho (2.13)
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần
Bảng tính toán ghi chép được thể hiện trên sổ theo dõi chi phí thuê ngoài gia công đối với đơn vị nhận gia công cho từng đơn vị. Cuối tháng căn cứ vào sổ theo dõi chi phí thuê ngoài gia công đối với đơn vị nhận gia công, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia công theo từng sản phẩm.
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia công, kế toán tập hợp vào tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm.
Tập hợp chi phí sản xuất chung
Khoản mục chi phí sản xuất chung được tính trong giá thành sản phẩm là những chi phí phục vụ cho sản xuất mang tính chất chung cho toàn phân xưởng, xí nghiệp. Đó là những chi phí cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Tại Tổng công ty May 10, chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ cho phân xưởng - Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí sản xuất chung khác
Để tập hợp các chi phí này, kế toán sử dụng Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” và chi tiết thành 9 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng - Tài khoản 6272: Chi phí phụ tùng thay thế - Tài khoản 6273: Chi phí công cụ dụng cụ
- Tài khoản 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định - Tài khoản 6275: Chi phí sửa chữa tài sản
- Tài khoản 6276: Chi phí bảo hộ lao động - Tài khoản 6277: Chi phí điện, nước - Tài khoản 6278: Chi phí văn phòng phẩm - Tài khoản 6279” Chi phí sản xuất chung khác
Bản thân các tài khoản cấp 2 này lại được chi tiết thành các tài khoản cấp 3 để theo dõi chi tiết cho từng xí nghiệp, phân xưởng.
Tất cả các khoản mục chi phí này được tập hợp cho từng xí nghiệp sau đó được phân bổ cho từng mã sản phẩm theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Trình tự tập hợp:
• Chi phí nhân viên phân xưởng:
Do nhân viên phân xưởng là lực lượng lao động gián tiếp nên khoản tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng được áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
Việc tính lương và các khoản trích theo lương của nhân viên xí nghiệp được thực hiện trên cơ sở chức vụ chuyên môn, cấp bậc mỗi người, thời gian làm việc thực tế, đơn giá tiền lương, tỉ lệ trích nộp theo quy định. Hàng tháng, trên cơ sở các chứng từ về lao động, tiền lương có liên quan, kế toán phân loại tổng hợp tiền lương phải trả thực tế cho nhân viên xí nghiệp.
Cuối tháng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán định khoản chi phí tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên xí nghiệp.
• Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng sẽ được tập hợp cho từng xí nghiệp và lập bảng phân bổ NVL – CCDC đây chính là căn cứ để kế toán thực hiện các định khoản kế toán phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng.
• Chi phí khấu hao TSCĐ
Để làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, Công ty đã không ngừng phát triển tổ chức sản xuất thông qua tiến bộ khoa học kỹ thuật, các trang thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại… Trong quá trình sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên, điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn, vì