Chi phí và phân loại chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại tổng công ty may 10 - công ty cổ phần (Trang 55 - 58)

II. BẢNG BIỂU

2.3.1. Chi phí và phân loại chi phí sản xuất

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ PHẦN MỀM KẾ TOÁN TRÊN MÁY

VI TÍNH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN

TRỊ SỔ KẾ TOÁN

Chi phí sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty May 10 bao gồm nhiều loại khác nhau, để phục vụ cho quản lý, hạch toán, kế hoạch hóa và kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh tế, chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty được phân loại theo chức năng của chúng, cụ thể gồm những loại chủ yếu sau:

- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính là các loại vải với nhiều quy cách, chủng loại khác nhau và chi phí về vật liệu phụ như cúc, chỉ, nhãn, mác…

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm lương sản phẩm, các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất tại các Tổng công ty và các xí nghiệp địa phương, chi phí thuê ngoài gia công.

- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu (chủ yếu phục vụ sản xuất và cắt may thử), chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí tiền điện, nước phục vụ sản xuất tại phân xưởng… Trong đó, chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn.

2.3.2. Dự toán chi phí sản xuất

Việc lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh (dự toán chi phí sản xuất) là một trong những công cụ của kế toán quản trị, giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí, đánh giá được hiệu quả của công tác tổ chức sản xuất và giúp tiết kiệm chi phí, nhận thức được vai trò đó Tổng công ty May 10 đã rất chú trọng đến việc lập kế hoạch chi phí sản xuất.

Để có thể tiến hành lập kế hoạch chi phí sản xuất, công ty đã tiến hành xây dựng hệ thống định mức chi phí của doanh nghiệp. Định mức chi phí là nền tảng để xây dựng các dự toán chi phí phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát và dự báo chi phí trong các doanh nghiệp. Do đó, một hệ thống định mức chi phí khoa học, hợp lý là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả chi phí, góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Với mỗi mã hàng hay mã sản phẩm mới đưa vào sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành sản xuất thử để có thể xác định được định mức tiêu hao nguyên vật liệu và ấn định thời gian sản xuất chuẩn, giây chuẩn cho từng công việc và chi tiết sản phẩm, từng bước công việc cũng như định mức cho một số yếu tố chi phí khác. Đối với định

mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty chỉ mới có định mức lượng nguyên vật liệu cho cả hàng gia công và hàng tiêu thụ nội địa, trong đó, định mức lượng nguyên vật liệu của hàng gia công xuất khẩu chủ yếu là Công ty chấp nhận định mức do bên đặt hàng lập mà chưa xây dựng được định mức chi phí nguyên vật liệu của riêng mình. Định mức nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm định mức giá và lượng nguyên vật liệu:

Định mức giá của 1 đơn vị nguyên vật liệu = Giá mua 1 đơn vị nguyên vật liệu + Chi phí chuyên chở + Chi phí nhận kho bốc xếp - Chiết khấu (nếu có) (2.01)

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần

Định mức lượng nguyên vật liệu cho 1 đvị sản phẩm = Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 đvị sản phẩm + Mức hao hụt cho phép + Mức nguyên liệu cho sản phẩm hỏng (cho phép) (2.02)

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần

Định mức chi phí nguyên vật liệu cho 1

đvị sản phẩm

= Định mức giá

nguyên vật liệu x

Định mức lượng

nguyên vật liệu (2.03)

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần

Trong đó tiêu chuẩn về giá nguyên vật liệu thường được xác bởi nhân viên phòng kinh doanh.

Lượng tiêu chuẩn nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng bởi nhân viên kỹ thuật, căn cứ trên loại sản phẩm, loại nguyên vật liệu sử dụng để xác định các thông số kỹ thuật. Do sản phẩm may mặc có nhiều chi tiết nên yêu cầu nhân viên kỹ thuật phải xây dựng định mức cho từng chi tiết sản phẩm.

Đối với định mức chi phí nhân công trực tiếp bao gồm định mức về giá của một đơn vị thời gian lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian lao động cần thiết để hoàn thành một sản phẩm (hay chi tiết sản phẩm). Tổng công ty May 10 căn cứ vào sản phẩm sản xuất thử của phòng kỹ thuật để xác định đơn giá chuẩn và thời gian chuẩn để sản xuất sản phẩm, tuy nhiên việc tổ chức sản xuất thử còn chưa khoa học,

hợp lý, chưa sát với thực tiễn và còn mang tính chất hình thức do việc lựa chọn công nhân cũng như điều kiện sản xuất còn chưa mang tính chất đại diện hay có thể nói công ty chỉ mới quan tâm đến định mức lý tưởng mà chưa quan tâm đến định mức thực hiện trong khi đây mới là cơ sở để lập các dự toán.

Định mức giá của một giờ công lao động trực tiếp gồm tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp.

Định mức lượng thời gian cần thiết để hoàn thành một sản phẩm được xác định bằng cách đem chia công việc hoàn thành theo từng thao tác kỹ thuật rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật này để định thời gian tiêu chuẩn cho phép từng công việc.

Định mức chi phí lao động trực tiếp cho 1 đvị sản phẩm = Định mức giá lao động trực tiếp x Định mức lượng lao động trực tiếp (2.04)

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần

Công ty chưa xây dựng được định mức chi phí sản xuất chung, định mức chi phí bán hàng và định mức chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những tồn tại cần khắc phục tại Công ty.

Căn cứ vào hệ thống định mức chi phí của mình và kế hoạch sản xuất hàng tháng, phòng kế hoạch sẽ tiến hành tính dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Căn cứ vào đó Tổng công ty May 10 có thể chủ động trong việc chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại tổng công ty may 10 - công ty cổ phần (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w