Việc triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 115 - 195)

Ngay từ cuối năm 2006, hầu hết các NHTM trong nước đã xây dựng phần mềm ngân hàng bán lẻ dựa trên nền tảng quy trình xử lý nghiệp vụ thiết kế của Mỹ với mục tiêu giải phóng khách hàng nhanh nhất bằng việc phân chia xử lý nghiệp vụ thành hai bộ phận: Bộ phận giao dịch tại quầy và bộ phận hỗ trợ xử lý nghiệp vụ. Hệ thống này đã tạo ra nhiều giao diện rất tiện ích, tài khoản của khách hàng được kết nối trên toàn hệ thống, tạo nền tảng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM Việt Nam cũng như trên địa bàn Tây Nguyên vẫn còn nhiều bất cập đòi hỏi tất cả các ngân hàng thương mại phải có biện pháp giải quyết, đó là :

- Tính cạnh tranh chưa cao, nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ phát triển chủ yếu theo bề rộng với việc các NHTM tăng cường mở rộng mạng lưới và cạnh tranh về giá cả và lãi suất. Việc cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và công nghệ chưa được quan tâm nhiều, thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ thiếu ổn định, chưa có sự liên kết giữa các ngân hàng trong việc phát hành các loại thẻ và khai thác dịch vụ mới, do các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến thoả thuận kết nối thống nhất nhằm chia sẻ hạ tầng kỹ thuật, gây lãng phí trong việc đầu tư mua sắm máy móc và chưa tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng thẻ;

- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn mang tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại, chất lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa định hư ớng theo nhu cầu khách hàng;

- Chưa có chiến lược tiếp thị cụ thể trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về tiếp thị dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn còn ở mức khiêm tốn;

- Kênh phân phối thiếu tính đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít, nhiều ngân hàng mới chỉ hoạt động ở mức độ thử nghiệm, giao dịch thanh toán thương mại điện tử còn hạn chế, chưa ứng dụng được hình thức thanh toán qua điện thoại di động sử dụng tài khoản ng ân hàng;

- Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển dưới mức tiềm năng. Sau 10 năm làm dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ, số người sử dụng mở tài khoản cá nhân chỉ chiếm khoảng 17% dân số, số người sử dụng dịch vụ ngân hàng lại còn ít hơn nhiều mà phần lớn chủ thẻ là thương nhân và những người sống ở các đô thị lớn, dư nợ cho vay cá nhân chỉ chiếm 5-9% tổng dư nợ [7];

- Hiệu quả của chính sách khách hàng còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao, thủ tục giao dịch chưa thực sự thuận tiện, bộ máy tổ chức chưa t heo định hướng khách hàng, thiếu bộ phận nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, thiếu hệ thống chỉ tiêu định lượng và đánh giá hoạt động ngân hàng bán lẻ, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao.

Nét đặc thù của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là nhắm tới đối tượng khách hàng cá nhân, song đại đa số người dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tây Nguyên chưa được tiếp cận nhiều về dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻnói riêng. Mặt khác, môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho các NHTM khi muốn triển khai dịch vụ mới.

Về phía các NHTM, các ngân hàng chưa xây dựng được chiến lược đồng bộ về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻcòn đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng, bộ máy tổ chức chưa xây dựng theo định hướng khách hàng, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, mạng lưới kênh cung cấp dịch vụ còn mỏng, nền tảng công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế.

Kết luận chương 2

Thông qua các nội dung phân tích thực trạng tình hình kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên và phân tích các hoạt động dịch vụ c ủa các NHTM trên địa bàn vùng cho thấy vùng Tây Nguyên vẫn còn là vùng nghèo, xuất phát điểm về kinh tế trong quá trình hội nhập ở mức rất thấp so với bình quân chung của cả nước cũng như với các vùng kinh tế, xã hội khác. Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu to lớn, vì thế đã có những tác động sâu sắc đến hoạt động ngân hàng. Trong những năm qua, thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn vùng Tây Nguyên đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng. H ệ thống ngân hàng và TCTD trên địa bàn Tây Nguyên đã có những bước phát triển cả về chiều rộng với việc có rất nhiều các Ngân hàng thương mại đặt trụ sở hoặc hiện diện thương mại, đã tiến hành xây dựng và triển khai một khối lượng dịch vụ tương đối lớn cho các thành phần kinh tế, cả về chiều sâu qua việc bên cạnh những dịch vụ ngân hàng truyền thống, các NHTM đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, máy móc, công nghệ, đầu tư con người,… để từng bước ứng dụng và triển khai dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là một số dịch cụ ngân hàng được xây dựng trên nền tảng internet, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, việc triển khai dịch vụ của các NHTM khá đồng bộ và toàn diện. Mặt khác những chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước liên quan đến việc phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng nói chung và trên địa bàn vùng Tây Nguyên ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, các giao dịch kinh tế và nhận thức của các đối tượng tham gia th ị trường cũng từng bước được nâng lên. Tuy nhiên như đã trình bày, đa số người dân vùng Tây Nguyên là sống ở vùng nông thôn, các kiện để phát triển về trình độ dân trí, ứng dụng khoa học, công nghệ,… còn rất thiếu và

yếu thì vấn đề quan trọng để các NHTM có thể chiếm lĩnh thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, có thể trở thành một đối trọng, chiếm một vị trí xứng đáng trên thị trường tiền tệ của vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung là vấn đề đáng quan tâm nhất, có thể nói nó có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng khi mà bắt đầu từ năm 2012, theo các cam kết quốc tế, chúng ta sẽ hoàn toàn mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng.

Nội dung chương 2 được dành phần lớn để phân tích, đánh giá thực trạng , những thành tựu cũng như khó khăn, hạn chế cũng như nguyên nhân các hạn chế của thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tây Nguyên trong quá trình cùng với nền kinh tế quốc gia và ngành ngân hàng Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình phân tích, đánh giá thị trường dịch vụ ngân hàng được thể hiện qua các yếu tố của thị trường (hành lang pháp lý; các Ngân hàng thương mại với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ và đối tượng sử dụng dịch vụ là các thành phần kinh tế trên địa bàn vùng Tây Nguyên)

CHƯƠNG 3

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Vùng Tây Nguyên tuy thời gian qua đạt nhiều thành tích về kinh tế xã hội, tạo ra thế và lực mới để ổn định và phát triển song vẫn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức trong việc tổ chức khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đối với lĩnh vực thị trường dịch vụ nói chung và thị

trường dịch vụ ngân hàng nói riêng cũng sẽ bị khá nhiều yếu tố về kinh tế, xã hội và quốc tế tác động trong quá trình hội nhập. Cũng như các đặc thù về kinh tế xã hội, hoạt động của các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên phần lớn là nhỏ về quy mô, hạn hẹp về số lượng, khả năng triển khai và ứng dụng các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế. Mặt khác lại sẽ phải đối phó với nhiều tác động, thách thức với các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế và khu v ực ngay từ những năm 2012 theo đúng lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam nếu không có những bước đột phá ngay từ khâu nghiên cứu, đề ra chiến lược phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng phù hợp với những đặc thù về kinh tế, xã hội, tập quán văn hóa của vùng Tây Nguyên.

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG

3.1.1 Quan điểm về phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên

3.1.1.1. Đặt sự phát triển của vùng Tây Nguyên trong tổng thể cả nước, trong chiến lược đẩy mạnh phát triển kinh tế, x ã hội những vùng kém phát triển

Quan điểm này nhấn mạnh tới vị trí, vai trò của vùng Tây Nguyên trong cơ cấu lãnh thổ quốc gia về cơ cấu, về xã hội, về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái cho cả nước trong thời gian trước mắt và lâu dài. Phát triển vùng Tây Nguyên trong trong thời gian tới phải đặt trong tổng thể chung của cả nước, trực tiếp gắn với khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, miền Đông Nam bộ, khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia và là nhân tố quan trọng góp phần ổn định và phát triển đất nước. Tập trung phát triển Tây Nguyên phải đặt trong sự kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm ổn định chính trị xã hội và đoàn kết dân tộc, đảm bảo sự bền vững về sinh thái, kinh tế kỹ thuật và xã hội, trong đó sinh thái bền vững là tiền đề, kinh tế bền vững là cơ sở và xã hội bền vững là mục đích. Sự bền vững của phát triển vùng Tây Nguyên được thể hiện ở cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là quá trình gia tăng phúc lợi cho các thế hệ con người bằng cách gia tăng tài sản, bao gồm tài sản vật chất, tài sản tài chính, tài sản con người, tài sản môi trường (nước sạch, không khí sạch,

rừng cây, đất đai…) và tài sản xã hội (sự tin cậy lẫn nhau, khả năng liên kết, sự đảm bảo an ninh cho con người và tài sản…). Phát triển bền vững trong phát triển vùng bao gồm các loại phát triển bền vững về kinh tế thể hiện ở phát triển có hiệu quả các nguồn lực, nhất là tài nguyên đất, rừng, du lịch, vị trí địa lí,…tăng qui mô của GDP, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướ ng CNH, HĐH của vùng Tây Nguyên [14]. Chính vì việc phải xác định thị trường dịch vụ ngân hàng phải đi trước một bước, làm cơ sở, tiền đề để các thị trường và các yếu tố kinh tế khác có điều kiện phát triển nên quan điểm này chính là một yêu cầu cho việc phát triển mà thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn cần hướng tới.

3.1.1.2. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý để khai thác có hiệu quả các tài nguyên cho phát triển

Tiếp tục đổi mới về quan điểm, nhận thức về khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng Tây Nguyên trên cơ sở đầu tư phát triển vào chiều sâu, sử d ụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Coi trọng nhân tố tiềm lực con người và khoa học công nghệ, gắn phát triển kinh tế với việc nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, gắn sản xuất với khoa học công nghệ.

Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí của vùng chính là tạo ra những đặc thù của vùng, đảm bảo cho vùng có vai trò nhất định trong cơ cấu lãnh thổ quốc gia. Đối với vùng Tây Nguyên, để đảm bảo bản sắc vùng, phải có sự phân công để hình thành một cơ cấu ngành trên vùng phù hợp khả năng riêng có của mỗi tỉnh, tạo ra chuyên môn hoá ngành trên vùng. Như vậy, xây dựng phát triển vùng Tây Nguyên mạnh về kinh tế, tức là tạo ra sự phát triển chuyên môn hoá theo thế mạnh nổi trội, trên cơ sở chính sách khuyến khích, hỗ trợ của chính phủ.

Để tạo ra bản sắc của riêng mình, đối với vùng Tây Nguyên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng mạnh sang phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến các sản phẩm tại chỗ như chế biến cà phê, cao su, hạt điều, tiêu, bông, chế biến các sản phẩm từ rừng, đặc biệt là gỗ; công nghiệp năng lượng với chủ yếu là việc phát triển thuỷ điện, công nghiệp vật liệu xây dựng. Tây Nguyên cần hạn chế xuất sản phẩm thô ra khỏi vùng, vì làm như vậy giá rất rẻ. Chú trọng đến khai thác hợp lí các tài nguyên khoáng sản trong

lòng đất để ph át triển công nghiệp nặng và công nghiệp khai thác, chế biến. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế với bước đi thích hợp là nhiệm vụ cấp bách của các tỉnh Tây Nguyên để tránh nguy cơ tụt hậu.

Tây Nguyên muốn phát triển nhanh, bền vững và có lợi hơn cho đại đa số dân chúng trước hết là phải phát huy lợi thế của Tây Nguyên trong việc phát triển các vùng cây chuyên canh mang tính chất hàng hoá qui mô lớn như cà phê, cao su, tiêu, hạt điều, bông, rau dưa, cây cảnh… đây là vùng có lợi thế tốt nhất. Ba yếu tố then chốt là chính sách đất đai; tổ chức sản xuất (giống, phân, chủ động tưới tiêu); chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tiêu thụ trên thị trường nước ngoài.

Về chính sách thị trường: Phải luôn chủ động duy trì mối quan hệ với các thị trường hiện có và tìm kiếm mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, cần có sự đầu tư hợp lý cho việc phát triển thị trường trong đó phải chuẩn bị các điều kiện cho việc m ở cửa cho nước ngoài vào đầu tư.

3.1.1.3. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, hình thành các đô thị mới

Theo lý thuyết “cực phát triển” thì không thể phát triển đồng đều tất cả các vùng, các khu vực trong một quốc gia một cách như nhau, mà luôn có xu hướng phát triển mạnh nhất ở một hoặc một vài khu vực (vùng), trong khi các khu vực (vùng) khác lại phát triển chậm chạp, trì trệ, kém phát triển. Các khu vực (vùng) phát triển mạnh là những trung tâm lợi thế so với các vùng khác của quốc gia. Vùng Tây Nguyên nước ta là vùng chậm phát triển, để rút ngắn khoảng c ách chênh lệch so với các vùng khác trong điều kiện khả năng

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 115 - 195)