Các đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 43 - 195)

- Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội: là những đối tượng khách hàng quan trọng nhất của dịch vụ ngân hàng trên cả hai phương diện cung và cầu các nguồn tài chính, của các dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán và các dịch vụ ngân hàng khác. Dạng khách hàng này thường xuyên có các nhu cầu gửi những nguồn tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng, thường xuyên có nhu c ầu vay vốn ngân hàng (đối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế) và thường xuyên có nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ ngân hàng để phục vụ cho những mục tiêu kinh doanh và hoạt động của mình. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội chỉ chủ yếu sử dụng các loại dịch vụ ngân hàng phi tín dụng.

- Các tầng lớp dân cư: là loại đối tượng khách hàng vô cùng quan trọng của thị trường dịch vụ ngân hàng là các tầng lớp dân cư, họ chủ yếu là khách hàng của thị trường dịch vụ ngân hàng khi tham gia vào các dịch vụ gửi tiết kiệm, dịch vụ cho vay và các dịch vụ ngân hàng khác. Bên cạnh đó, các tầng lớp dân cư cũng tham gia tích cực hơn vào thị trường ngân hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn những lợi ích từ sự phát triển của thị trường này thông qua các hình thức tín dụng tiêu dùng, tín dụng trả góp, vay vốn sản xuất kinh doanh,… và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, góp phần vào sự đa dạng của dịch vụ ngân hàng.

-Chính phủ và vai trò của khu vực công có ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ ngân hàng: Chính phủ tham gia vào thị trường dịch vụ ngân hàng với tư cách là người có nhu

cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trong trường hợp Chính phủ tiến hành huy động các nguồn tài chính phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển nền kinh tế - xã hội như phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu của các cấp chính quyền địa phương… hoặc sử dụng dịch vụ ngân hàng phi tín dụng để phục vụ cho quá trình hoạt động và điều hành của mình.

Xét tới vai trò kinh tế của dịch vụ ngân hàng, thực tế là hệ thống ngân hàng với hệ thống các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển tạo nền tảng để phát triển kinh tế. Có thể nói, một nền kinh tế không phải là nền kinh tế tiền tệ thì nền kinh tế ấy chỉ có thể là nền kinh tế tự cung tự cấp. Một nền kinh tế tiền tệ mà hệ thống ngân hàng và các dịch vụ kèm theo không phát triển, không thể làm nòng cốt trong tất cả các giao dịch kinh tế thì không thể gọi đó là nền kinh tế phát triển, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng và toàn diện như hiện nay. Và do đó, bảo đảm an toàn trong các hoạt động tiền tệ, ngân hàng đã trở thành những mối quan ngại lớn của chính phủ các nước. Vì thế, toàn bộ lĩnh vực ngân hàng hay phần lớn các lĩnh vực ngân hàng vẫn do các tổ chức nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát, có thể đó là các chế định 100% vốn nhà nước hoặc vốn nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế, hoặc nhà nước quy định quyền kiểm soát các lĩnh vực, các nội dung kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, mặc dù xu hướng tư nhân hóa được nhìn nhận và phát triển rõ ràng. Bên cạnh đó, ở nhiều nước (và ngay cả ở Việt Nam) hệ thống bưu điện với các chi nhánh, phòng, điểm giao dịch đến tận xã, điểm tập trung dân cư cũng cung cấp dịch vụ tài chính, đặc biệt là ở khu vực nông thôn do phù hợp với một mạng lưới các bưu cục rộng khắp, và tỷ trọng của khu vực này so với tổng tiền gửi có thể chiếm tới 20% so với tổng tiết kiệm của cá nhân. Trong lĩnh vực chứng khoán, các giao dịch cổ phiếu và công cụ phái sinh thường do các tổ chức nhà nước hoặc các tổ chức có một phần vốn của nhà nước sở hữu thực hiện và các hoạt động có liên quan tới việc phát hành tr ái phiếu chính phủ thường được nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động kinh doanh khác. Tại nhiều nước (và cả ở Việt Nam) hoạt động bảo hiểm cũng do khu vực nhà nước sở hữu và thực hiện toàn bộ hay một phần. Điều đó cho thấy vai trò của chính phủ và khu vực công tới lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung và lĩnh vực dịch vụ ngân hàng nói riêng quan trọng như thế nào .

Giá cả dịch vụ ngân hàng là một nội dung vô cùng quan trọng, có tác động đến sự phát triển của thị trường cũng như các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng. Biểu hiện cụ thể của các loại giá cả dịch vụ ngân hàng hiện nay là lãi suất huy động tiết kiệm của các tổ chức tín dụng, lãi suất cho vay và các loại phí, các loại hoa hồng,… Giá cả các loại dịch vụ ngân hàng quá cao hay quá thấp đều có tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng. Trường hợp giá các dịch vụ ngân hàng quá cao, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng các loại dịch vụ ngân hàng; ngược lại trong trường hợp giá các loại dịch vụ ngân hàng quá thấp thì các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, nhiều khả năng dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản. Như vậy, trong cả hai trường hợp trên đều đưa ra tác động tiêu cực và thu hẹp thị trường dịch vụ ngân hàng, do đó giá cả các loại dịch vụ ngân hàng phải được xác định ở mức thích hợp theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng.

Ngăn chặn tình trạng độc quyền giá: Giá cả các loại dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào quan hệ cung cầu nhưng lại do một số tổ chức liên kết với nhau tạo ra thì sẽ dẫn tới độc quyền nhóm và lũng đoạn giá cả, tạo ra những bất lợi cho những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ, họ phải trả mức phí cao hơn.

Ngăn chặn khả năng xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, qua đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của các lực lượng tham gia thị trường. Với mục tiêu theo đuổi lợi nhuận trong kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ có thể hạ thấp mức phí để thu hút khách hàng, và điều này có thể dẫn đến: Thứ nhất: Giá cả thấp hơn giá thành thực tế của nó dẫn đến một số nhà cung cấp dịch vụ có sức cạnh tranh yếu bị thua lỗ và có thể rơi vào tình trạng phá sản;thứ hai: để tránh rơi vào tình trạng thua lỗ do hạ thấp giá thành thì các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng một số thủ thuật làm giảm chất lượng dịch vụ.

Định hướng chính sách giá cả phục vụ mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội: mặc dù về cơ bản giá cả các loại dịch vụ ngân hàng chủ yếu được hình thành trên cơ sở thị trường, song vẫn cần có sự quản lý và điều chỉnh của Nhà nước thông qua việc sử dụng các công cụ can thiệp gián tiếp, vĩ mô (như thuế, phí, lệ phí…) để tác động đến việc hình thành các loại giá cả dịch vụ ngân hàng trên cơ sở quy luật thị trường.

1.2.3.4. Môi trường pháp lý

Hệ thống khung pháp luật do nhà nước thiết lập nhằm quy định các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường dịch vụ tài chính nói chung và thị trường dịch vụ ngân hàng nói riêng. Đây là căn cứ pháp lý cơ bản để các đối tượng tham gia vào thị trường dịch vụ ngân hàng tiến hành cung ứng, trao đổi, mua bán các loại dịch vụ. Chính phủ và các cơ quan trực thuộc tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động, xử lý tranh chấp xảy ra giữa các bên phát sinh trong quá trình hoạt động. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt đ ộng tiền tệ và ngân hàng của Việt Nam cao nhất là Hiến pháp và Bộ luật dân sự, tiếp sau đó là Luật Ngân hàng nhà nước , Luật các Tổ chức tín dụng; các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ; Các chỉ thị, quy ết định của Thủ tướng Chính phủ và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống khung pháp luật là phải có sự thống nhất, ổn định, rõ ràng và minh bạch, có sự kết hợp và vận dụng các tiêu chuẩn chung đã được thừa nhận trên phạm vi quốc tế.

Tính thống nhất: Các văn bản quy phạm pháp luật từ mức độ cao nhất là Bộ luật và Luật tới các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành… phải phù hợp nhau, cùng theo một chuẩn mực nhất định, đồng thời phải có thống nhất giữa các văn bản pháp luật khác nhau nhưng cùng điều chỉnh một đối tượng nhất định và phải thống nhất trong cùng một hệ thống pháp luật của quốc gia.

Tính ổn định: Hệ thống văn bản pháp luật phải có tính ổn định tương đối, tức là trong công tác xây dựng pháp luật phải tính toán được sự phát triển của nền kinh tế ở mức độ nhất định nhằm đảm bảo giữ cho hệ thống pháp luật không phải thay đổi trong một thời gian dài, đảm bảo quyền lợi và lòng tin của các chủ thể tham gia thị trường.

Tính minh bạch: Hệ thống pháp luật phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh hiện tượng vận dụng tuỳ tiện, vận dụng sai của cơ quan quản lý Nhà nước, hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trốn tránh, vi phạm pháp luật của các chủ thể chấp hành luật.

Vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận: Trong điều kiện quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ và sự tham gia của mỗi quốc gia vào quá trình này là một yếu tố khách quan, do đó việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chủ động vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận để tham gia vào quá trình này là hoàn toàn đúng đắn.

1.2.3.5. Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước

Trên cơ sở hệ thống pháp luật đã được ban hành, cần phải tổ chức một hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước để điều hành và quản l ý thị trường dịch vụ ngân hàng theo hệ thống pháp luật này. Trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ ngân hàng của Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình trực thuộc Chính phủ, là cơ quan ngang bộ của Chính phủ; Luật Ngân hàng nhà nước đã quy định: “Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [21] do vậy, Chính phủ là cơ quan quản lý ca o nhất, thống nhất quản lý và điều hành mọi hoạt động tiền tệ ngân hàng trên phạm vi cả nước, trong đó có việc quản lý thị trường dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ của mình, Chính phủ lại phân công quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan trực thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý và điều hành thị trường dịch vụ ngân hàng theo từng khía cạnh nhất định trên cơ sở nhiệm vụ được giao. Cụ thể, các cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý và điều hành thị trường dị ch vụ ngân hàng bao gồm Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và một số Bộ, ngành khác tùy theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Bên cạnh đó, để thị trường dịch vụ ngân hàng đi đúng hướng, đúng theo các quy luật kinh tế cũng như các chủ trương về tiền tệ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước còn có sự tư vấn của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, sự giám sát của một số ủy ban như ủy ban giám sát tài chính quốc gia, ủy ban kinh tế, ủy ban ngân sách của quốc hội,...

Các cơ quan quản lý nhà nước nêu trên sử dụng hệ thống pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế vĩ mô khác nhau như: Chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái…để định hướng và quản lý sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân

hàng, đảm bảo thị trường ngày càng phát t riển, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, phục vụ tốt nhất chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu nêu trên, cơ chế và hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, quản lý nhà nước không mang tính quản lý hành chính can thiệp trực tiếp, quá sâu vào hoạt động kinh doanh trên thị trường, mà phải mang tính chất quản lý vĩ mô, định hướng thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ thị trường để điều chỉnh thị trường hoạt động theo khuôn khổ ph áp luật, phục vụ các mục đích quản lý vĩ mô chung của toàn bộ nền kinh tế. Đối với vấn đề quản lý, can thiệp vào lãi suất thị trường tiền tệ ngân hàng, vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng là cần nắm vững quy luật: lãi suất cao thì cầu tín dụng thấp và ngược lại lãi suất thấp thì cầu tín dụng sẽ tăng lên. Nhà nước có thể tác động một cách gián tiếp thông qua cơ chế thị trường qua việc nhà nước thực hiện cung hoặc cầu một lượng vốn nhất định làm cho lãi suất trên thị trường biến đổi theo hướng đạt được các mục tiêu chung của chính sách kinh tế vĩ mô mà toàn bộ nền kinh tế hướng tới. Như vậy, rất không nên thực hiện chính sách can thiệp hành chính trực tiếp. Trong trường hợp đối với các thị trường kém phát triển hoặc trong các trường hợp đặc biệt khẩn cấp, Nhà nước, mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp bằng một vài biện pháp hành chính nhằm đảm bảo sự phát triển vững mạnh của cả nền kinh tế, nhưng phải quán triệt quan điểm, hầu hết những sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào thị trường dịch vụ ngân hàng đều là các biện pháp hành chính, nó chỉ có tác dụng điều tiết thị trường đi theo đúng định hướng, vì thế các biện pháp này chỉ nên áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó phải trả lại cho sự tự điều tiết của chính các quy luật thị trường.

Thứ hai, hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước cần đảm bảo gọn nhẹ, giảm tối thiểu các thủ tục hành chính gây cản trở cho hoạt động của thị trường dịch vụ ngân hàng. Vấn đề chính ở đây là thống nhất và giảm tối thiểu các đầu mối quản lý và điều hành thị trường, đồng thời có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan đầu mối quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng quản lý của Nhà nước đối với thị trường nhưng không chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

1.2.4. Vai trò của thị trường dịch vụ ngân hàng

Dịch vụ ngân hàng là một trong những loại dịch vụ chất lượng cao, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đời sống và quá trình hội nhập quốc tế. Trong dịch vụ ngân hàng, các dịch vụ phi tín dụng ít rủi ro hơn nhiều so với hoạt động tín dụng và đem lại nguồn thu ngày càng lớn cho các ngân hàng thương mại thùy thuộc vào mức độ triển khai và ứng dụng các thành tựu của các ngành, các lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại. Thị trường dịch vụ ngân hàng được hiểu là nơi hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng , là nơi giao dịch các sản phẩm dịch vụ ngân hàng giữa các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính đối với các đối tượng sử dụng trong nền kinh tế. Vì thế thị trường dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng không những có vai trò quan trọng đối với từng trung gian

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 43 - 195)