Đánh giá thực trạng và khảnăng cung ứng dịch vụ thanh toán

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 96 - 102)

Dịch vụ thanh toán nội địa tại khu vực Tây Nguyê n có tốc độ phát triển nhanh chóng qua các năm gần đây, tổng doanh số thanh toán nội địa tăng bình quân trên 70% mỗi năm, cho thấy một mặt do sự phát triển mạnh về mạng lưới giao dịch của các NHTM cộng với việc NHTM đã mạnh dạn triển khai và áp dụng nhiều các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng những tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông như Home banking , Internet banking, Mobile banking,… Đặc biệt hiện nay, cùng với trào lưu mới trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng của khu vực cũng như thế giới, các NHTM trên địa bàn cũng đã và đang từng bước xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh mới là chiến lược triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ (nhắm vào các đối tượng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa – vốn là nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu của thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tây Nguyên) cùng với chiến lược xây dựng thương hiệu nhằm nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn,… Những yếu tố nói trên đã và đang tạo sức phát triển mới cho việc phát triển thị trường dịch vụ của các NHTM trên địa bàn vùng, giúp cho việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các thành phần kinh tế được thuận tiện hơn. Trong dịch vụ thanh toán , nhờ vào sự phát triển vượt bật của công nghệ thông tin và viễn thông nên nên thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện chủ yếu bằng phương thức bù trừ điện tử hoặc chuyển tiền điện tử qua NHNN (CITAD), thậm chí đang được phát triển bằng những kênh thanh toán dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin. Chính vì thế, các dịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ thanh toán của các NHTM trên địa bàn ngày càng được mở rộng. Trong tổng

doanh số thanh toán nội địa, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm đến 76%. Tuy nhiên thói quen thanh toán tiền mặt vẫn còn rất phổ biến và là thói quen lâu đời đối với mọi tầng lớp dân cư và thậm chí cả đối với các doanh nghiệp vùng Tây Nguyên. Mặt khác thu nhập của đại đa số các tầng lớp cán bộ, nhân viên nhà nước cũng như các doanh nghiệp chưa cao (trung bình chỉ vào khoảng 3 triệu/th áng đối với công chức, viên chức nhà nước và khoảng 4,5 triệu/tháng đối với các doanh nghiệp), với thu nhập như vậy thì việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là chưa thể phù hợp ít nhất là trong thời gian trước mắt. D ịch vụ thanh toán qua ngân hàng chỉ tập trung phần lớn đối với các doanh nghiệp hoặc là hộ gia đình kinh doanh quy mô tương đối lớn, thường xuyên có mối quan hệ chuyển tiền hoặc giao dịch với ngân hàng do nhóm khách hàng này có nhận thức đúng về mức độ thuận tiện trong các giao dịch tiền tệ liên quan đến dịch vụ ngân hàng, đồng thời quan tâm đến mức độ an toàn tài sản.

Nhìn chung, với mạng lưới như hiện nay của các NHTM và các tổ chức tín dụng trên địa bàn vùng Tây Nguyên, trước mắt còn nhiều khó khăn vướng mắc nhưng vẫn đảm bảo cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các thành phần kinh tế tại các tỉnh trong khu vực. Vấn đề quan trọng là cơ quan quản lí và các tổ chức tín dụng cần có những giải pháp và bước đi phù hợp với từng điều kiện về kinh tế, xã hội, về dân trí, về kết cấu hạ tầng,… của từng địa phương trong vùng, từng bước làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt qua việc từng bước ứng dụng các tiện ích về dịch vụ ngân hàng để triển khai hoặc mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Trong thời gian qua, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chiếm khối lượng đáng kể trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, việc tăng các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt phát triển sẽ tiết kiệm được chi phí cho xã hội (chi phí in ấn, bảo quản, phát hành, vận chuyển…). Tuy nhiên đại đa số người dân Tây Nguyên chưa tiếp cận được với các tiện ích này, thanh toán bằng tiền mặt vẫn là thói quen khó thay đổi trong một thời gian ngắn khi mà các yếu tố hỗ trợ chưa đầy đủ, mặt khác thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã tồn tại trong xã hội kinh tế Việt Nam từ hàng trăm năm nay. Vì vậy, khi mà dân số ngày càng tăng nhanh, các giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán ngày càng lớn,

việc gia tăng cung ứng cũng như các biện pháp cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM là hết sức cần thiết.

- Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt

Về thanh toán không dùng tiền mặt, trong 5 năm qua (2006-2010), doanh số thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn đã có mức tăng trưởng đáng kể, nếu như năm 2006, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng toàn vùng là trên 222 ngàn tỷ đồng thì đến năm 2010, con số này đã là 663 ngàn tỷ đồng, tức là gấp gần 3 lần, bình quân tăng 75%/năm [20]. Với sự thuận tiện của các phương tiện thanh toán, đặc biệt là các phương tiệ n thanh toán được phát triển trên nền tảng của những tiến bộ về khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và viễn thông, với việc mở rộng mạng lưới hoạt động của các NHTM đã có những tác động không nhỏ đến việc làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của nhân dân và các doanh nghiệp.

Trong cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt của nhóm các NHTM trên địa bàn, có thể thấy rõ nhóm các NHTM nhà nước vẫn chiếm ưu thế rõ rệt, thể hiện ở tỷ lệ chiếm trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chung hàng năm, Cụ thể năm 2006 doanh số thanh toán không dùng tiền mặt của nhóm các NHTM nhà nước chiếm 67% trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chung của toàn địa bàn thì tỷ lệ này của năm 2007 là gần 76%, năm 2008 là 74%, năm 2009 là 75% và năm 20 10 là 76%, phần còn lại là của các NHTMcổ phần, nhìn chung chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1/3 doanh số thanh toán chung. Sở dĩ thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM nhà nước chiếm ưu thế trong tổng doanh số thanh toán chung là do từ trước đến nay, đặc bi ệt là từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam tách làm hai cấp theo Nghị định 63/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) trên địa bàn Tây Nguyên vẫn có mặt chủ yếu là các

NHTM nhà nước, đặc biệt là hệ thống các chi nhánh và phòng giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có mặt đến từng huyện , liên xã và nhiều khu dân cư tập trung. Các chi nhánh và phòng giao dịch, điểm giao dịch của các NHTM nhà nước vẫn tiếp tục được mở rộng cho đến nay. Còn các NHTM cổ phần thì chủ yếu phát triển mạnh trên địa bàn vùng Tây Nguyên chỉ từ những năm cuối của thập niên 2000 và nhất là trong giai đoạn từ 2006 đến nay với nhiều thương hiệu nổi tiếng như ACB, Sacombank,

Eximbank,…, dịch vụ thanh toán của nhóm ngân hàng này cũng đang phát triển mạnh trên địa bàn vùng và ngày càng trở thành một đối trọng trên các mặt hoạt động dịch vụ tiền tệ ngân hàng so với nhóm ngân hàng thương mại nhà nước. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt của nhóm ngân hàng này cũng có tốc độ tăng trưởng lớn, nếu như năm 2006 chỉ là gần 73,5 ngàn tỷ đồng thì đến năm 2009 đã tăng lên gần 115 ngàn tỷ và năm 2010 là gần 161 ngàn tỷ, gấp 2,19 lần so với năm 2006, bình quân chiếm khoảng 24 – 26% doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chung của cả vùng [20].

Về thanh toán điện tử qua Ngân hàng Nhà nước, có thể nói cùng với những ứng dụng trên cơ sở những tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông, hệ thống thanh toán của ngành ngân hàng, trong đó Ngân hàng nhà nước với vai trò trung tâm thanh toán của toàn bộ hệ thống ngân hàng và các TCTD trong nền kinh tế cũng đã được đầu tư ứng dụng đạt hiệu quả cao tại vùng Tây Nguyên. Hàng năm, các chi nhánh ngân hàng nhà nước các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện đến trên 60 ngàn lệnh chuyển tiền thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (CITA D) với doanh số chuyển tiền lên đến 80.400 tỷ đồng/năm và năm sau luôn cao hơn năm trước, đảm bảo các món chuyển tiền được thực hiện nhanh gọn, kịp thời, chính xác và an toàn tuyệt đối tài sản của khách hàng và ngân hàng. Thời gian thanh toán được rút ngắn đáng kể (đối với các món chuyển tiền khác hệ thống nhưng chung địa bàn thì thời gian thanh toán trung bình chỉ còn từ 1 giờ đến 1 ngày, giảm hơn 1 ngày so với năm 2003; Với các món chuyển tiền mà khách hàng cùng hệ thống nhưng khác địa bàn thì thời gian thanh toán chỉ còn từ 5 phút đến 1 giờ trong khi năm 2003 là từ 4 giờ đến 3 ngày; Đối với các món chuyển tiền mà khách hàng vừa khác hệ thống, vừa khác địa bàn thì thời gian chuyển tiền trung bình cũng chỉ là 24 giờ, giảm 2 ngày so với năm 2003. Các sự cố liên quan đến quá trình thanh toán được giảm thiểu tối đa đồng thời được xử lý nhanh chóng qua hệ thống tra soát của ngân hàng nhà nước cũng như tại các ngân hàng thành viên. Ngoài thanh toán diện tử qua ngân hàng nhà nước còn có hình thức thanh toán tập tr ung (được thực hiện với các chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và các chi nhánh của ngân hàng đầu tư phát triển). Trong thanh toán tập trung, Ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp chặt chẽ với sở giao dịch ng ân hàng nhà nước trung ương để cập nhật kịp thời hạn mức chi trả, giám sát chặt chẽ hạn mức chi trả của từng đơn vị thanh

toán của hai ngân hàng nói trên với doanh số thanh toán tập trung lên đến trên 45 ngàn tỷ phải thu và gần 50 ngàn tỷ phải trả. Các phương tiện thanh toán được sử dụng chủ yếu là tiền mặt, séc, lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi [20].

- Dịch vụ thanh toán qua thẻ

Góp phần vào quá trình tăng trưởng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, trong 5 năm qua, từ chỗ năm 2006, các NHTM của toàn vùng mới có được 33 ATM với số lượng trên 72.500 thẻ thanh toán các loại được phát hành thì đến năm 2010, các đơn vị đã lắp đặt và vận hành 356 ATM (gấp 10,8 lần, tốc độ tăng 270%/năm), phát hành được gần 1.100 ngàn thẻ các loại (gấp 15 lần, tốc độ tăng gần 380%/năm), doanh số thanh toán qua thẻ từ chỗ chỉ có khoảng trên 83,4 ngàn tỷ vào năm 2006, chiếm khoảng 37,56% doanh số thanh toán không dùng tiền mặt thì đến những năm tiếp theo đã tăng lên nhanh chóng về doanh số, cụ thể năm 2007 doanh số thanh toán qua thẻ là 84.406 tỷ, tăng 1,17% so với năm 2006, chiếm 37,56% doanh số thanh toán không dùng tiền mặt; Năm 2008, các số liệu nói trên lần lượt là 85.088 tỷ, tăng 1% so với năm 2007, chiếm 27,5%. Năm 2009, doanh số thanh toán qua thẻ là 87.063 tỷ, tăng 2,32% so với năm 2008, chiếm 19%. Năm 2010, doanh số thanh toán qua thẻ là 89.458 tỷ, tăng gần 2,75% so với năm 2009, tăng trên 7% so với năm 2006 và chiếm trên 13,5% doanh số thanh toán không dùng tiền mặt của vùng.

Về lĩnh vực thanh toán thẻ phân theo nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Tây Nguyên, trong thời điểm nghiên cứu cho thấy nhóm ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chiếm ưu thế.

+ Về số lượng ATM năm 2006 là 27, chiếm 82% tổng số A TM toàn địa bàn vùng; năm 2007 đã tăng lên 115 máy (gấp 4 lần năm 2006) và chiếm 83% tổng số ATM toàn địa bàn vùng; năm 2008 là 179 máy (tăng trên 55% so với năm 2007) và chiếm trên 81% tổng số ATM toàn địa bàn vùng; năm 2009 là 205 máy (tăng 14,5% so với năm 2008) và chiếm trên 69% tổng số ATM toàn địa bàn vùng và đến cuối năm 2010 đã tăng là 238 máy (tăng 16% so với cuối năm 2006) và chiếm 67% tổng số ATM toàn địa bàn vùng. Các ATM của các ngân hàng thương mại nhà nước được lắp đặt khá rộng rãi tại các ch i nhánh, phòng giao dịch và tại các đô thị, các khu dân cư tập trung, các cơ sở đào tạo [20].

Trong khi đó, đối với các NHTM cổ phần, dù chỉ có mặt tại Tây Nguyên những năm sau này nhưng với tiềm năng và thế mạnh riêng có của mình trong lĩnh vực thanh toá n và thẻ, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại, các ngân hàng này đã mạnh dạn đầu tư, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, khẳng định được thế mạnh của mình. Nếu như những năm đầu mới hoạt động trên địa bàn Tây Nguyên, các NHTM cổ phần chỉ có 6 ATM, đến năm 2007 đã tăng lên 19 máy (gấp hơn 3 lần), năm 2008 đã lên tới 41 ATM, năm 2010 đã tăng lên 118 máy ATM (gấp gần 20 lần năm 2006, có nghĩa là chỉ sau 5 năm). Về tỷ trọng trong tổng số máy ATM toàn địa bàn, nếu như năm 2006, với chỉ 6 máy chiếm 18% tổng số máy ATM toàn địa bàn thì đến năm 2010 với 118 ATM, tỷ trọng này đã là trên 33%.

+ Về thiết bị POS/EDC: Các NHTM nhà nước đóng chân trên đị a bàn Tây Nguyên cũng chiếm ưu thế vượt trội so với các Ngân hàng cổ phần. Chỉ tính từ năm 2007, khi các Ngân hàng thương mại bắt đầu lắp đặt các POS/EDC, các chi nhánh NHTM nhà nước ở Tây Nguyên đã có 125 POS/EDC, năm 2008 có 242 POS/EDC, năm 2009 có 371 POS/EDC thì đến năm 2010 đã có 528 POS/EDC, chiếm 85% tổng số POS/EDC của tất cả các TCTD toàn vùng, đạt tốc độ t ăng trưởng trên 100% hàng năm [16]. Thiết bị POS của các NHTM nhà nước đã có mặt ở hầu hết các nhà hàng, khách sạn, các siêu thị, trung tâm thương mại lớn ở các tỉnh Tây Nguyên, góp phần tạo điều kiện cho các giao dịch kinh tế (mua bán và thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ,…) diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, góp phần đáng kể vào việc hạn chế việc chi tiêu bằng tiền mặt, tạo thói quen chi tiêu văn minh, hiện đại cho nhân dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn vùng.

Đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần, do có mặt sau đó khá lâu, đồng thời còn đi sau các Ngân hàng thương mại nhà nước về nhiều yếu tố như quy mô hoạt động, năng lực tài chính, thị phần và địa bàn hoạt động hẹp hơn,… nên số lược POS/EDC được lắp đặt khá khiêm tốn, năm 2007 các NHTM cổ ph ần chỉ có 8 POS/EDC, năm 2008 có 37 POS/EDC, năm 2009 có 67 POS/EDC, năm 2010 có 94 POS/EDC. Về tỷ trọng chỉ chiếm 15% tổng số POS/EDC của các TCTD toàn vùng [20].

Đáng chú ý, nếu như những năm đầu ứng dụng và triển khai công nghệ thanh toán qua thẻ, việc sử dụng thẻ của khách hàng chỉ tập trung vào nghiệp vụ rút tiền mặt qua ATM là chủ yếu thì những năm sau này, các nghiệp vụ như thanh toán chuyển khoản,

thanh toán tiền hàng hóa qua các POS,…; Hoạt động của thẻ chủ yếu là các loại thẻ ghi nợ (debit card) thì những năm sau này các loại thẻ tín dụng nội địa và quốc tế đã được phát triển khá mạnh.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 96 - 102)