Về tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 72 - 195)

Vùng Tây Nguyên có khá nhiều loại khoáng sản như bô xít, vàng, than bùn, sét, cao lanh,…, nhưng nói về khoáng sản có ý nghĩa kinh tế lớn nhất của vùng chính là quặng bô xít, với trữ lượng quặng nguyê n theo dự báo vào khoảng 4,5 tỷ tấn, chiếm 91% trữ lượng bô xít của cả nước, thuộc loại lớn nhất trên thế giới và được phân bổ chính ở ở các tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng, một số khác ở Gia Lai. Theo đánh giá của h ầu hết các nghiên cứu về bô xít ở Tây Nguyên thì chất lượng quặng thuộc loại tốt nhất ở nước ta và tương đối tốt so với các mỏ bô xít đang khai thác trên thế giới. Dù cho hàm lượng ôxít nhôm thấp nên phải làm giàu qua khâu tuyển, rửa để đạt tiêu chuẩn công nghiệp. Chính vì

thế trong quá trình khai thác phải đặc biệt chú ý đến khâu chống ô nhiễm và h oàn nguyên môi trường sinh thái, nhưng nhìn chung bô xít ở Tây Nguyên được đánh giá là có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp nhôm – alumin; Vàng sa khoáng có trữ lượng khoảng 8,82 tấn, chủ yếu là phân bố ở Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lắc; Nhóm đá quý như saphia, xircon, corindon, thạch anh hồng và thạch anh tinh thể,… khá nhiều và phân bố đồng đều ở các tỉnh thuộc khu vực.

2.1.2.5. Về tài nguyên du lịch[14]

Tây Nguyên được xem là vùng đất lý tưởng để phát triển du lịch, bởi vì có nhiều điều kiện thuận lợi để tạo nên những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn thông qua việc khai thác cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa, lịch sử và di sản văn hóa tộc người.

Về du lịch sinh thái, Tây Nguyên có một hệ thống thắng cảnh và khu hệ động, thực vật hấp dẫn như Hồ Yaly, hồ Lắc, rừng quốc gia Chư Mom Ray, rừng đặc dụng Đăk Uy, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum), Biển Hồ, Thác Phú Cường, Thác Prenn, Thác Đatanla, hồ Xuân Hương, thác Đạmbri, vườn quốc gia Cát tiên (thuộc địa phận 2 tỉnh là Lâm Đồng và Đồng Nai), rừng quốc gia Bi Đúp - Núi Bà (Lâm Đồng),…

Về du lịch văn hóa, Tây Nguyên có hệ thống các buôn, bon, làng cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số, là những nơi còn gìn g iữ được những đặc điểm cấu trúc, sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Ê đê, Giarai, M’Nông, Mạ, Chu ru,… ở khắp các tỉnh trong vùng. Những nơi này còn lưu giữ được các nghề thủ công truyền thống như đan lát mây tre, dệt vải thổ cẩm, đẽo tượng,… Có nhiều lễ hội và sinh hoạt văn hóa đặc sắc như lễ hội đâm trâu, lễ cúng bến nước, tục uống rượu cần,… là những tập tục, lễ hội lôi cuốn, thu hút rất nhiều du khách muốn tìm hiểu, khám phá mà xét về tính độc đáo, tính đa dạng cũng như mức độ nổi t iếng đều có sức hấp dẫn cao. Đặc biệt, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên đã được Tổ chức văn hóa và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

2.1.3. Những khó khăn, hạn chế và thách thức trên lĩnh vực kinh tế xã hội của vùngTây Nguyên Tây Nguyên

Quy mô kinh tế còn nhỏ, yếu và chủ yếu là vẫn giựa trên nền tảng nông nghiệp với đặc trưng là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhiều ngành và lĩnh vực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Ngành nông nghiệp Tây Nguyên tuy có rất nhiều lợi thế so với các ngành khác trong vùng và so với các vùng khác nhưng lại chưa khai thác thật sự có hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Tây Nguyên trên thị trường còn thấp và bấp bênh; Các nông sản chủ lực của từng địa phương trong vùng chưa tạo được thương hiệu mạnh. Lâm nghiệp vốn là thế mạnh, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, còn mang nặng đặc trưng của nền lâm nghiệp nhà nước (bao cấp, dàn trải, quản lý nặng nề, hiệu quả thấp), bao chiếm nhiều đất đai nhưng việc tổ chức quản lý, khai thác chưa chặt chẽ, chưa đúng mục đích, diện tích rừng và cây rừng liên tục bị suy giảm. Quy mô công nghiệp nhỏ, giá trị sản xuất thấp và chủ yếu là công nghiệp địa phương. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, giá trị xuất khẩu chưa ổn định. Tuy có nhiều loại hàng hóa, nông sản có lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa và cả khu vực (chè, cà phê, tiêu,…) nhưng chưa tạo được thương hiệu và sức mạnh nên chưa có tác dụng khống chế thị trường, chưa tạo được chỗ đứng,… làm giảm giá trị hàng hóa và bị động trong khâu tiêu thụ; Đầu tư cho du lịch còn manh mún, chưa có chiến lược quy hoạch và đầu tư rõ ràng nên hiệu quả thấp, chủ yếu là khai thác những lợi thế sẵn có do tự nhiên mang lại.

2.1.3.2. Về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội[14]

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được chú ý đầu tư, phát triển nhanh chóng trong thời gian qua nhưng nhìn chung vẫn còn yếu kém, chưa trở thành động lực cho sự phát triển và giao thương của vùng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội của Tây Nguyên nói chung, vùng dân tộc thiểu số nói riêng, đồng thời làm giảm khả năng thu hút đầu tư trong và ngoà i nước. Thực trạng chung của vùng Tây Nguyên được nhìn nhận là hệ thống đường sá thiếu, chất lượng kém, không đủ kinh phí cho công tác duy tu, bảo dưỡng; mật độ đường giao thông nông thôn còn ở mức rất thấp (0,28km/km2). Hạ tầng công nghiệp, đô thị, dịch v ụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, của đời sống dân cư cũng như nhu cầu sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế; Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu. Hạ tầng nông

thôn còn ở trình độ rất thấp so với cả nước, chưa phục vụ đắc lực cho công tác xóa đói, giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển tổng hợp.

- Mục tiêu phát triển sản xuất, xây dựng buôn làng, sớm đưa nông thôn vùng dân tộc thiểu số thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ch ưa hoàn thành. Vẫn còn hàng trăm buôn làng chưa có điện, thiếu đường giao thông, các công trình thủy lợi, trường mẫu giáo và nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu khác.

2.1.3.3. Về chất lượng nguồn nhân lực [14]

- Khoa học, công nghệ chưa thâm nhập sâu vào sản xuấ t, đời sống để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Chất lượng nguồn nhân lực và trình độ của đội ngũ lao động thấp; trong bộ máy chính quyền các cấp cũng thiếu nhân lực có trình độ cao để nghiên cứu, triển khai các đề án phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng lớn đến chất lượng phát triển và năng lực cạnh tranh. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực sản xuất còn diễn ra chậm, số lao động đã qua đào tạo mới đạt 29,5% (tr ong khi tỷ lệ này của cả nước là 37,5%); năng suất lao động mới bằng 47,5% mức trung bình cả nước [14].

2.1.3.4. Về thực hiện các vấn đề xã hội khác [15]

- Tuy thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện nhiều nhưng cho đến nay, thu nhập bình quân đầu người của cả vùng Tây Nguyên mới bằng khoảng 2/3 so với mức bình quân của cả nước như đã phân tích ở trên đây. Tình trạng tái nghèo, cận nghèo còn ở mức cao. Theo kết quả điều tra mức chuẩn nghèo và cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 theo chỉ thị 1752 của Thủ tướng Chính phủ thì số hộ nghèo của vùng Tây Nguyên hiện nay là gần 263 ngàn hộ, chiếm tỷ lệ 22,48% tổng số hộ, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc là 45% và tỷ lệ hộ cận nghèo là 7,51% [17]; Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận khá lớn dân cư còn thấp kém, nhất là ở tại một số vùng kinh tế mới, vùng dân di cư tự do và vùng đồng bào dân tộc , vùng sâu xa, vùng căn cứ kháng chiến. Sự chênh lệch mức sống, trình độ dân trí và điều kiện hưởng thụ văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe giữa thành thị với nông thôn, giữa đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ với các nhóm dân cư khác không những không được thu hẹp mà ngược lại càng cách xa hơn. Việc tổ chức lại sản xuất còn trong tình trạng manh mún, chuyển đổi tập

quán từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa còn rất chậm; chưa thực hiện có kết quả chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ; Kết quả giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo chưa vững chắc .

- Cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở nông thôn còn nhiều khó khăn chưa giải quyết được. Đáng lưu ý là chất lượng giáo dục, đào tạo học sinh người dân tộc thiểu số chậm được cải thiện, ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo cán bộ người dân tộc t hiểu số. Công tác dạy nghề chỉ đáp ứng được khoảng 15% [15] nhu cầu học nghề trong xã hội và chưa có những đóng góp đáng kể vào việc tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên. Thực hiện một số chính sách xã hội, giải quyết vấn đề người có công trong vùn g đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và vướng mắc.

2.1.4. Một số nguyên nhân của tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện các giải phápphát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên trong thời gian qua phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên trong thời gian qua

2.1.4.1. Những nguyên nhân khách quan

- Do điều kiện địa lý, vùng Tây Nguyên ở tương đối xa các trung tâm kinh tế lớn; nội lực của bản thân vùng Tây Nguyên còn rất hạn chế; xuất phát điểm về kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế còn ở mức rất thấp; nhiều vấn đề lịch sử để lại cần phải có thời gian dài để giải quyết,… đã có những ảnh hưởng nhất định kìm hãm sự phát triển và đi lên của vùng, nhất là những vấn đề liên quan đến đất đai, trình độ nguồn nhân lực, mức sống của dân cư,…

- Một bộ phận khá lớn đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu s ố còn hạn chế trong nhận thức về việc tự đi lên, thoát khỏi đói nghèo và phát triển bền vững, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

- Tình trạng dân di cư tự do vẫn còn tiếp diễn không theo chủ trương, kế hoạch đã gây khó khăn cho công tác tái định canh, định cư , phá vỡ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong vùng, từ đó mang thêm nghèo đói, phức tạp đến Tây Nguyên, gây thêm áp lực về mọi mặt đến tài nguyên và ổn định xã hội.

- Việc triển khai các chủ trương, chính sách liên quan đến việc phát triển bền vững về kinh tế, xã hội,… của vùng trong nhiều trường hợp còn mang tính hình thức, đối phó, buông lỏng từ quá trình chỉ đạo đến việc triển khai thực hiện .

Nhiều trường hợp các cơ quan quản lí các cấp chưa nhận thức đầy đủ được tầm quan trọng và vị trí chiến lược của vùng Tây Nguyên, chưa có những nghiên cứu, đề xuất về chủ trương, chính sách, chiến lược phù hợp với những đặc thù của vùng Tây Nguyên nên quá trình thực hiện thiếu trọng tâm, mang tính chất dàn trải, chưa kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nên hiệu quả mang lại chưa cao.

- Công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường còn nhiều sai sót, công tác quy hoạch, kế hoạch chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

2.1.5. Những vấn đề cấp bách đặ t ra đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hộivùng Tây Nguyên liên quan đến việc phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng của các vùng Tây Nguyên liên quan đến việc phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại trong nước

2.1.5.1. Những vấn đề về dân số và di dân

Dân số Tây Nguyên tăng nhanh trong thời gian qua và tiếp tục tăng với tốc độ cao nhất trong số các vùng của cả nước trong những năm tới. Mặc dù tốc độ tăng dân số giảm và thấp so với trước kia, song điều quan trọng là mức gia tăng còn khá lớn. Tổng mức gia tăng trung bình hàng năm của dân số hiện nay và trong những năm tới vào khoảng 100 nghìn người/năm (mức gia tăng trung bình hàng năm của thời kì 1976 - 1980 là 75 - 80 ngàn người/năm, thời kì 1981 - 1990 là khoảng 100 ngàn người/năm và thời kì 1992- 2000 là gần 150 ngàn người/năm, thời kỳ 2001-2010 là khoảng 170 ngàn người/năm) tiếp tục là nguồn lực quan trọng cho phát triển, song cũng tạo ra những sức ép lớn về việc làm, nâng cao mức sống và bảo vệ môi trường [15].

Tây Nguyên là vùng có dân số theo dân tộc đa dạng nhất và đang trong quá trình biến đổi nhanh nhất ở nước ta. Sự phong phú, đa dạng về văn hoá, dân tộc là một trong những lợi thế, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Song, trình độ phát triển của các dân tộc không đồng đều, cùng với những khó khăn khách quan mà đ ồng bào các dân

tộc thiểu số trong vùng đang phải đối mặt đã, đang và sẽ là những vấn đề cần phải giải quyết để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong vùng.

Cùng với trình độ phát triển kinh tế- xã hội còn thấp nhưng do những nguyên nhân khách quan, dân số vùng Tây Nguyên còn tiếp tục tăng với tốc độ khá cao trong những năm tới, nên khó có thể tránh được nguy cơ tụt hậu về mức sống dân cư giữa Tây Nguyên và mức trung bình cả nước. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp mạnh, kiên quyết và cụ thể nhằm hỗ trợ vùng dân Tây Nguyên về phát triển KT- XH, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện đời sống nhân dân cả về các chỉ tiêu số lượng và chất lượng cuộc sống.

Do đặc điểm phân bố dân cư Tây Nguyên có nhiều dạng điểm dân cư khác nhau, nên trong phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng và cung cấp các dịch vụ xã hội cần phải tính đến những đặc điểm đó cùng với tính đặc thù về phân bố dân cư theo dân tộc để có những giải pháp phù hợp, hiệu quả cao cả về kinh tế và xã hội.

2.1.5.2. Phát triển kinh tế vùng thời gian qua đang đặt nhiều vấn đề cần giải quyết trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội

- Nền kinh tế tuy phát triển nhanh nhưng không cân đối, không đồng bộ và do đó không bền vững, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều sản phẩm phát triển ồ ạt (dâu tằm, cà phê) không gắn với nhu cầu thị trường, không coi trọng chế biến, hoặc chế biến không gắn với phát triển vùng nguyên liệu dẫn đến khi thị trường biến độ ng gặp rất nhiều khó khăn và chính điều đó đã có tác động tiêu cực lâu dài đến phát triển kinh tế - xã hội làm nảy sinh những mâu thuẫn trong phát triển kinh tế vùng.

- Nền kinh tế phát triển không đồng đều, tốc độ phát triển nhanh tập trung vào các khu vực đô thị, vùng ven các trục giao thông, vùng có điều kiện thuận lợi còn các vùng

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 72 - 195)