Về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 73 - 74)

Quy mô kinh tế còn nhỏ, yếu và chủ yếu là vẫn giựa trên nền tảng nông nghiệp với đặc trưng là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhiều ngành và lĩnh vực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Ngành nông nghiệp Tây Nguyên tuy có rất nhiều lợi thế so với các ngành khác trong vùng và so với các vùng khác nhưng lại chưa khai thác thật sự có hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Tây Nguyên trên thị trường còn thấp và bấp bênh; Các nông sản chủ lực của từng địa phương trong vùng chưa tạo được thương hiệu mạnh. Lâm nghiệp vốn là thế mạnh, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, còn mang nặng đặc trưng của nền lâm nghiệp nhà nước (bao cấp, dàn trải, quản lý nặng nề, hiệu quả thấp), bao chiếm nhiều đất đai nhưng việc tổ chức quản lý, khai thác chưa chặt chẽ, chưa đúng mục đích, diện tích rừng và cây rừng liên tục bị suy giảm. Quy mô công nghiệp nhỏ, giá trị sản xuất thấp và chủ yếu là công nghiệp địa phương. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, giá trị xuất khẩu chưa ổn định. Tuy có nhiều loại hàng hóa, nông sản có lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa và cả khu vực (chè, cà phê, tiêu,…) nhưng chưa tạo được thương hiệu và sức mạnh nên chưa có tác dụng khống chế thị trường, chưa tạo được chỗ đứng,… làm giảm giá trị hàng hóa và bị động trong khâu tiêu thụ; Đầu tư cho du lịch còn manh mún, chưa có chiến lược quy hoạch và đầu tư rõ ràng nên hiệu quả thấp, chủ yếu là khai thác những lợi thế sẵn có do tự nhiên mang lại.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)