Về dịch vụ thanh toán

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 107 - 108)

Có thể khẳng định các dịch vụ của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều tồn tại về tính tính đa dạn g và chất lượng các dịch vụ. Cùng với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng không ngừng được đa dạng hoá về số lượng và nâng cao về chất lượng. Bên cạnh các dịch vụ ngân hàng truyền thống, các NHTM đang từng bước triển khai dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Home Banking, Internet Banking, Mobile Banking… Theo ước tính, hiện nay số lượng dịch vụ ngân hàng đã lên đến 300 loại hình dịch vụ. Bên cạnh đó, cùng với sự cạnh tranh khá gay gắt trong việc giành giật thị phần, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nhân lực… chất lượng dịch vụ ngân hàng đã được nâng cao. Điều này đã có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng.

Tuy nhiên, dịch vụ của các NHTM Việt Nam cũng như trên địa bàn Tây Nguyên mới ở điểm xuất phát tiếp cận với các nghiệp vụ truyền thống của NHTM các nước trên thế giới. Hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM vẫn là từ hoạt động cho vay đối với các thành phần kinh tế. Doanh số các loại hình dịch vụ tín dụng mới như cho thuê tài chính, cho vay đồng tài trợ, bảo lãnh, các nghiệp vụ kinh tế đối ngoại qua ngân hàng,… còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong cơ cấu sử dụng tài sản có của từng ngân

hàng, chất lượng chưa cao, quá trình đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng hiện đại còn chậm. Các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng còn đơn điệu do chưa có hệ thống và công nghệ thanh toán hiện đại, chủ yếu vẫn là thủ công với chứng từ bằng giấy, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn lớn. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều hạn chế, do tính thuận tiện, nhanh nhạy, an toàn chưa cao. Dịch vụ ngân hàng điện tử rất phát triển trên thế giới, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng nhưng việc triển khai ở nước ta còn rất hạn chế. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, nghiệp vụ uỷ thác... chưa phát triển. Mặt khác, tình hình thực tế cho thấy khách hàng cũng chưa thật sự chú trọng đến việc thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản ngân hàng, chưa hiểu hết các lợi ích và tính năng của việc sử dụng tài k hoản thanh toán. Nguyên nhân được lý giải là do tâm lý và thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán của người dân, nhất là người dân tại khu vực Tây Nguyên vốn đa số là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt còn ít và thiếu tiện ích, công tác tuyên truyền, quảng cáo còn chưa sâu rộng, … nên kết quả việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế. Mặt khác vẫn còn nguyên nhân làm cho dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế là do việc triển khai các dịch vụ thanh toán chưa đồng bộ, chẳng hạn như việc kết nối liên thông mạng lưới POS đến nay vẫn chưa thể kết nối thông suốt giữa các mạng trên một số thẻ tín dụng nội địa mà nguyên nhân chủ yếu là do trung tâm thẻ của các ngân hàng chưa có sự phối kết hợp và cộng tác chặt chẽ trong việc kết nối. Mặt khác cho đến thời điểm nghiên cứu Ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn chưa công bố quy định về chuẩn thống nhất của bộ mã thẻ của từng ngân hàng . Qua thực tế và báo cáo của các nhà cung cấp dịch vụ trên địa bàn Tây Nguyên, những tồn tại này được thể hiện cụ thể trên một số lĩnh vực như sau:

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 107 - 108)