Những cơ hội và thách thức trực tiếp đối với hệ thống ngân hàng thương

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 54 - 63)

Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế

-Những cơ hội

+ Hội nhập quốc tế sẽ làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhất là trên thị trường tài chính khu vực. Tạo động l ực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là tác động đến việc nâng cao năng lực quản lý, cải thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng.

Đối với NHNN, hội nhập quốc tế sẽ tạo cơ hội nâng cao năng lực và hiệu qu ả điều hành và thực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ chế kiểm soát tiền tệ, lãi suất, tỉ giá theo nguyên tắc thị trường. Hội nhập cũng là cơ hội để NHNN tăng cường phối hợp với các NHTW và các tổ chức tài chính quốc tế về chính sách tiền tệ, trao đổi thô ng tin và ngăn ngừa rủi ro, qua đó hạn chế biến động của thị trường tài chính trong nước và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống NHTM và thị trường tiền tệ hoạt động an toàn và hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Hội nhập quốc tế sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính, loại bỏ các biện pháp bảo hộ, bao cấp vốn, tài chính đối với các NHTM trong nước, hạn chế tình trạng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của NHNN và Chính phủ.

Đối với các TCTD, hội nhập quốc tế là động lực thúc đẩy cải cách, buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đồn g thời phải tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình độ quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng. Trong quá trình hội nhập và mở cửa

thị trường tài chính trong nước, khung khổ pháp lý sẽ hoàn thiện và phù hợp dần với thông lệ quốc tế, dẫn đến sự hình thành môi trường kinh doanh bình đẳng và từng bước phân chia lại thị phần giữa các nhóm ngân hàng theo hướng cân bằng hơn, thị phần của NHTM nhà nước có thể giảm và nhường chỗ cho các nhóm ngân hàng khác, nhất là tại các thành phố và khu đô thị lớn. Tùy theo thế mạnh của mỗi ngân hàng, sẽ xuất hiện những ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên môn hóa như ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư, đồng thời hình thành một số ngân hàng qui mô lớn, có tiềm lực tài chính và kinh doanh hiệu quả. Kinh doanh theo nguyên tắc thị trường cũng buộc các tổ chức tài chính phải có cơ chế quản lý và sử dụng lao động thích hợp, đặc biệt là chính sách đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực nhằm thu hút lao động có trình độ, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh trên thị trường t iền tệ.

+ Mở ra cơ hội hợp tác, trao đổi quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và nới lỏng hạn chế đối với các tổ chức tài chính nước ngoài là điều kiện để thu hút đầu tư trực t iếp vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng, các NHTM trong nước có điều kiện để tiếp cận sự hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, đào tạo thông qua các hình thức liên doanh, liên kết với các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế. Vì thế, các ngân hàng cần tăng cường hợp t ác để chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiên tiến, khai thác thị trường. Trong quá trình hội nhập, việc mở rộng quan hệ đại lý quốc tế của các ngân hàng trong nước sẽ tạo điều kiện phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ.

+ Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn sẽ tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng và loại hình hoạt động. Các ngân hàng trong nước sẽ phản ứng, điều chỉnh và hoạt động một cách linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

-Những khó khăn và thách thức

+ Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý. Áp lực cạnh tranh ngay trên thị

trường trong nước cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về mở chi nhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, trong khi các tổ chức tín dụng Việt Nam còn nhiều yếu kém, trình độ chuyên môn và trình độ quản lý còn bất cập, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp, nợ quá hạn cao, khả năng chống đỡ rủi ro còn kém. Vì thế, các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là kể từ năm 2012, khi những hạn chế nêu trên và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ căn bản. Sau thời gian đó, qui mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp sẽ tăng lên. Đáng chú ý, rủi r o đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh; một số tổ chức tài chính trong nước sẽ gặp rủi ro và có nguy cơ thua lỗ, phá sản do sức cạnh tranh kém và không có khả năng kiểm soát rủi ro khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế , chủ yếu do quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé.

+ Mở cửa thị trường t iền tệ trong nước cũng làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỉ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng. Trong trường hợp đó, thị trường vốn chưa phát triển sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây ra.

+ Gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước ngay trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Công nghệ có nguy cơ tụt hậu do hạn chế về năng lực tài chính và tính thiếu liên kết giữa các NHTM Việt Nam.

+ Chi phí ngày càng cao, rủi ro kinh doanh lớn do phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

+ Dễ bị tổn thương trong quá trình tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế và chịu tác động của thị trường tài chính quốc tế.

1.2.6.4. Hội nhập kinh tế quốc tế về thị trường dịch vụ ngân hàng là một xu thế tất yếu của thời đại

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng của nước ta những thách thức lớn. Sự xuất hiện của các tổ chức trung gian tài chính trong thị trường tiền tệ ngân hàng ở mỗi quốc gia là không tránh khỏi và cần phải được đón nhận bởi đó là xu hướn g tất yếu của sự phát triển kinh tế trong điều kiện hiện nay. Những định chế trung gian tài chính mới, những xu hướng phát triển mới, những đối tượng và nhu cầu sử dụng dịch vụ mới,… ngày càng đa dạng và không ngừng tăng lên tạo ra những mâu thuẫn đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải một mặt đón nhận như một phần tất yếu của quá trình phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng. Mặt khác các định chế tài chính mới xuất hiện và các định chế tài chính đang tồn tại đều phải tự vươn lên bằng những giải pháp căn cơ, phù hợp với thực tế cuộc sống, chủ động hòa nhập và đáp ứng được với các nhu cầu ngày càng tăng lên thì mới có thể tồn tại và phát triển, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Cho đến nay các lí thuyết và thực tế đều khẳng định rằng, vấn đề q uốc tế hoá về thị trường dịch vụ ngân hàng được xem là một động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường này tại mỗi quốc gia. Chính phủ các nước đều nhận thức và xác định mục tiêu quốc tế hoá thị trường dịch vụ ngân hàng nhằm tăng cường khả năng và số lượng chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng cho thị trường nội địa thông qua đó nâng cao động lực cạnh tranh trên thị trường để thúc đẩy thị trường phát triển; tạo cơ hội cho các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng nội địa mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh ra nước ngoài và thực hiện tiến trình quốc tế hoá chung của toàn bộ nền kinh tế. Quá trình quốc tế hóa nền kinh tế nói chung và quốc tế hóa thị trường dịch vụ ngân hàng đòi hỏi chính phủ và cả nền kinh tế mỗi quốc gia phải có những cải cách, điều chỉnh về mọi mặt, mọi khía cạnh, mà quan trọng nhất là việc cải cách, điều chỉnh các quy định của thể chế pháp luật điều chỉnh thị trường, tạo được động lực để khơi dậy các tiềm năng sẵn có của thị trường trong nước cũng như khai thác tốt các lợi thế so sánh, các tiềm lực về vốn, về kinh nghiệm điều hành

quản lý,… của các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài nhằm thúc đẩy thị trường và các yếu tố của thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước phát triển.

Vấn đề cơ bản trong tiến trình hội nhập quốc tế về thị trường dịch vụ ngân hàng của các nước trên thế giới là mở cửa từng bước cho sự tham gia của nước ngoài. Điều này có nghĩa là nhà nước kiểm soát sự tham gia của các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng nước ngoài theo sự phát triển của thị trường nội địa, khả năng cạ nh tranh các chủ thể trong nước, giữ vững sự ổn định và an ninh của thị trường nội địa. Một trong những giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất mà các nước sử dụng để giải quyết vấn đề này là kiểm soát giấy phép hoạt động kinh doanh cấp cho các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng nước ngoài theo khả năng cạnh tranh của t hị trường nội địa, nới lỏng dần các quy định tham gia thị trường dịch vụ ngân hàng nội địa của các tổ chức tín dụng nước ngoài.

Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm thông qua việc phân bổ vốn một cách có hiệu quả hơn trong các lĩnh vực còn lại của thị trường trên cơ sở quyết định của thị trường về chi phí và mức rủi ro thực tế.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước trước mắt phải quan tâm đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng trên thị trường nội địa hiện nay, tiếp đó sẽ vươn ra thị trường nước ngoài (thông qua hình thức cung cấp qua biên giới, cung cấp dưới hình thức hiện diện thương mại…) sau khi đã trụ v ững ở thị trường trong nước.

Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa h ọc công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ. Nhiều ngân hàng đã đầu tư rất mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập.

Các NHTM Việt Nam cũng đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ. Nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được triển khai thực hiện như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng, cầm cố, tín dụng tiêu dùng.

1.2.7. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng

- Thứ nhất: Về sở hữu nhà nước tr ong quá trình hội nhập: Trong mọi trường hợp, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như các nước đang phát triển nằm trong tình trạng kém phát triển và bị chi phối bởi các NHTM quốc doanh càng lâu và các tiêu chuẩn trong nước liên quan tới các quy định về an toàn và giám sát còn yếu kém thì sẽ càng dẫn đến hậu quả tồi tệ cho sự phát triển kinh tế. Do đó về vấn đề sở hữu nhà nước, để đưa các NHTM Việt Nam chuyển sang một mô hình cạnh tranh và lành mạnh thì đi ều kiện tiên quyết là phải giảm bớt sở hữu và sự kiểm soát của nhà nước đối với các ngân hàng thương mại nhà nước bằng cách tiến hành cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại mà nhà nước đang nắm giữ 100% vốn theo một lộ trình thích hợp.

Tại Trung Quốc, trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng, đặc biệt là cá c ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, Chính phủ Trung Quốc sau khi bơm vốn cho các Ngân hàng này đã khuyến khích các ngân hàng này chủ động tăng vốn thông qua việc tạo điều kiện cho các ngân hàng này được niêm yết trên thị trường chứng khoán và huy động vốn t ừ các tổ chức, ngân hàng nước ngoài dưới hình thức mua cổ phần hoặc thực hiện liên minh, liên kết. Không những thế, các ngân hàng nước ngoài còn được xem là “đối tác kép”, có nghĩa là họ vừa được xem là đối tác để cung cấp vốn cho ngân hàng trong nước, mặt khác họ còn giúp các ngân hàng trong nước thuộc diện yếu kém xác định và thực hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý của mình [ 12]

Tại Hungary, từ năm 1994, Chính phủ đã t hực hiện việc tư nhân hóa hệ thố ng ngân hàng với sự cho phép tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hoạt động mua quyền quản lý, đấu thầu trực tiếp và trong một vài trường hợp là phát hành cổ phiếu. Ngoài ra luật về ngân hàng ở Hungary còn được tự do hóa hơn theo hướng khuyến khích sự tham gia của các đối tác nước ngoài và điều chỉnh các quy định liên quan theo các quy định của Liên minh châu Âu và các tiêu chuẩn Basel II,… [12]

+ Cần có thời gian để xây dựng một hệ thống NHTM cạnh tranh lành mạnh nếu xuất phát điểm là một hệ thống ngân hàng bị chi phối bởi các NHTM nhà nước với một cơ chế giám sát còn nhiều yếu kém như ở Việt Nam chúng ta.

+ Phải thực hiện đầy đủ, đồng bộ các cải cách đối với hệ thống ngân hàng (về thể chế, sở hữu vốn,…). Trong quá trình thực hiện các cải cách, tái cơ cấu hoạt động ngân hàng, cần phải khẳng định một vấn đề mang tính chân lý: Lịch sử phát triển của khu vực ngân hàng của bất kì một quốc gia nào cũng phải trải qua những quá trình cải cách, cải tổ và tái cơ cấu ngân hàng. Quá trình này thường được tiế n hành sau các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra nên thường gây ra tâm lý cho rằng do khu vực ngân hàng đang khủng hoảng nên phải tái cơ cấu. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt để cải cách và cơ cấu lại nằm ở mục tiêu phát triển kinh tế chung của nền kinh tế quốc gia yêu cầu. Chính vì vậy, quan niệm cho rằng việc tái cơ cấu ngân hàng chứng tỏ khu vực ngân hàng của một quốc

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 54 - 63)