Về khảnăng ứng dụng khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 113 - 114)

Theo một báo cáo để đ ánh giá sự chuẩn bị của các TCTD trước khả năng Việt Nam gia nhập WTO của Viện Khoa học tài chính năm 2006, Hệ thống NHTM đã có những đổi mới tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Trên 80% các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện nay đã được tin học hoá nên tạo nên nhiều tiện ích, rút ngắn thời gian và giảm chi phí giao dịch. Hiện nay, hầu hết các NHTM đã tham gia hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng, bình quân mỗi ngày xử lý 7.000 chứng từ với 3.000 tỷ đồng và mỗi giao dịch chỉ thực hiện trên dưới 10 giây, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và ngân hàng so với thời gian trước đây từ 3-5 ngày. Đặc biệt là các ứng dụng trong dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, dịch vụ thanh toán hiện đại, rút t iền tự động đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên theo Ngân hàng thế giới (WB), công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn mức thấp kém. Chỉ số công nghệ ngân hàng ở Việt Nam là: - 0.47, ở Trung Quốc là: - 0.35, Thái Lan là: - 0.07; Indonesia là: - 0.66, Malaixia là 1.08 và Singapore là: 1.95 [23].

Mặt khác, tính linh hoạt của những ứng dụng công nghệ chưa cao do các NHTM vẫn còn phổ biến hình thức triển khai đại trà các dịch vụ trên toàn quốc. Tuy việc triển khai như vậy có mặt tích cực là tạo nên sự đồng bộ cả về kỹ thuật, thiết bị, đào tạo con người,… trong toàn hệ thống; Dễ dàng đánh giá được những tác động và kết quả trong quá trình thực hiện nhưng như vậy không có nghĩa là dịch vụ của các ngân hàng đã toàn diện, vì mặt hạn chế có thể nhìn thấy được chính là việc lãng phí tài nguyên của chính bản

thân các NHTM. Tài nguyên ở đây được hiểu đó chính là tài nguyên về tài chính qua việc rất nhiều thiết bị kèm theo dịch vụ (máy chủ, phần mềm, các phụ kiện kèm theo) được lắp đặt đồng bộ trên toàn quốc để t riển khai thống nhất từ hội sở đến địa phương nhưng lại không được phát huy hết công suất, tính năng do một mặt trước khi triển khai, các NHTM phải tốn khá nhiều chi phí cho công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ ngoài phần chi phí đầu tư thiết bị, tuyên t ruyền quảng cáo như đã nêu trên, mặt khác việc triển khai mang tính chất dàn trải như vậy đối với nhiều vùng, như vùng Tây Nguyên chẳng hạn là chưa hiệu quả do chưa đánh giá được mức độ thẩm thấu dịch vụ đối với địa bàn triển khai, chưa đánh giá được các đối tượng và số lượng giao dịch phù hợp với dịch vụ triển khai hay không (nhất là ở những địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa vùng Tây Nguyên thì chắc chắn chưa thể có đủ trình độ sử dụng, chưa thể đủ các giao dịch cần thiết để phải sử dụng dịch vụ ấy).

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 113 - 114)