Đánh giá thực trạng năng lực cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 81 - 83)

Trên địa bàn Tây Nguyên, các NHTM nhà nước và các NHTM ngoài nhà nước là những nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng toàn diện, lâu đời và đầy đủ nhất, tuy nhiên trên thực tế hiện nay một số nhóm dịch vụ hoặc dịch vụ đơn lẻ có thể được các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cung cấp. Ngoài hệ thống QTDND cơ sở hoạt động rộng rãi trên địa

bàn các phương xã còn có hệ thống các bưu cục thuộc tổng công ty bưu chính với các cơ sở xuống tận thôn, xã cũng cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán. Tại các thành phố, thị xã tỉnh lỵ và các trung tâm kinh tế của vùng Tây Nguyên thì hệ thống ngân hàng với các chi nhánh và phòng giao dịch của mình cùng các tổ chức tín dụng hợp tác (các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) là các nhà cung cấp dịch vụ chính.

Với sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng theo chiều rộng cũng như chiều sâu của các chi nhánh, các phòng, điểm giao dịch của các NHTM trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh nghiệp và dân cư thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, thể hiện trên các mặt sau:

- Hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng khá đầy đủ so với nhu cầu sử dụng từng bước được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho các đối tượng có nhu cầu không phân biệt thành phần kinh tế tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng . Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ và năng động của hệ thống các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng phi nhà nước mà chủ yếu là hệ thống NHTM cổ phần trên địa bàn vùng Tây Nguyên trong vài năm trở lại đâ y với hoạt động chính là hướng vào khu vực kinh tế tư nhân với tư cách là nhà cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã tạo nên kênh cung cấp vốn và các dịch vụ ngân hàng quan trọng, có tác dụng thiết thực đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế, khơi dậy các tiềm năng phát triển của vùng. Nếu như từ trước năm 2005, trên địa bàn vùng mới chỉ có sự hiện diện hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng của một số NHTM nhà nước lớn như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Đầu tư và phát triển thì từ những năm 2006 đến nay không chỉ có mặt hoạt động của tất các các NHTM nhà nước mà hệ thống các NHTM cổ phần đã phát triển rộng khắp với các chi nhánh đặt tại các thành phố, thị xã, tỉnh lỵ, ngoài ra còn có khá nhiều phòng, điểm giao dịch đặt tại các huy ện, khu vực tập trung dân cư,… Về mặt tích cực, chính sự tham gia đa dạng của các NHTM thuộc các thành phần kinh tế, cạnh tranh trên thị trường kinh doanh dịch vụ ngân hàng, trong thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng… đã ngày càng tạo môi trường thuận lợi hơn cho việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng của các thành phần kinh tế trên địa bàn vùng. Tuy nhiên sau một vài năm thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn trở nên sôi động, tính cạnh tranh được đẩy lên

rất cao thì việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn vùng cũng bộc lộ ra nhiều tồn tại yếu kém, kém sức cạnh tranh và tác dụng lan tỏa do hiện nay các NHTM đa phần vẫn cung cấp dịch vụ tín dụng và một số dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, … là chủ yếu. Về thị phần dịch vụ ngân hàng trên địa bàn nhìn chung thì đến nay thị phần chính vẫn là do các chi nhánh NHTM nhà nước nắm giữ, bình quân chiếm khoảng 75% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của toàn vùng, thị phần huy động của các chi nhánh NHTM cũng vào khoảng 70% tổng nguồn vốn huy động tại chỗ [20]. Các NHTM cổ phần phát triển có mặt và phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như qui mô hoạt động, song thị phần của các ngân hàng này còn khá nhỏ, hoạt động chủ yếu tại các đô thị, khu dân cư tập trung nên cũng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về vốn và các dịch vụ ngân hàng của các thành phần kinh tế vốn đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ và rộng khắp và do đó nhu cầu vốn vay và sử dụng dịch vụ ngân hàng với tiềm năng được dự báo là rất lớn.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 81 - 83)