Về dịch vụ thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 109 - 113)

- Về việc phân bổ và địa điểm đặt các thiết bị thanh toán: Trên địa bàn vùng Tây Nguyên hiện có tổng cộng trên 400 ATM và 755 POS/EDC (Số liệu tính đến hết năm 2010) [20], trong đó các NHTM nhà nước hiện có 267 ATM (gần 67%) và gần 600 POS/EDC (chiếm 78%), số còn là thuộc về các NHTM cổ phần. Tuy nhiên nếu không tính các EDC được lắp đặt tại trụ sở hoặc địa điểm giao dịch của các ngân hàng thì hiện đang có thực trạng là các ATM và các POS đa số được lắp đặt tại các trung tâm kinh tế, các cơ sở đào tạo, các đô thị của vùng (chiếm tới 90%), số còn lại chủ yếu được lắp đặt tại trụ sở một số ngân hàng liên xã (của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn). Với số số lượng thiết bị thanh toán lắp đặt như vậy, về cơ bản đã thỏa mãn các nhu cầu thanh toán, rút tiền của các thành phần kinh tế tại các khu vực thành thị.

- Các dịch vụ thanh toán của doanh nghiệp, dân cư và những người có nhu cầu sử dụng kèm theo lĩnh vực thanh toán thẻ chưa được thực hiện được một cách đầy đủ, chưa tạo ra những điều kiện thuận lợi mang tính đột phá để người sử dụng dịch vụ có thể thay đổi thói quen vốn có từ lâu là sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế. Chẳng hạn như hiện nay, hệ thống ngân hàng và các TCTD đang thực hiện chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản đối với các đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nội dung của chỉ thị của Thủ tướng là yêu cầu các đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước phải trả lương cho người lao động, cán bộ,

công chức vào tài khoản mở tại các NHTM. Khi có nhu cầu, người lao động sẽ rút tiền từ ngân hàng qua nhiều hình thức như chuyển khoản, rút tiền mặt, hoặc gửi tại ngân hàng để đảm bảo an toàn tài sản. Lợi ích của chủ trương này là rất lớn, nhằm đạt được hai mục đích, thứ nhất nhằm tạo thói quen sử dụng các tiện ích của NHTM thông qua các công cụ thanh toán của nền kinh tế, đẩy nhanh các giao dịch thanh toán của nền kinh tế và của cá nhân, trong tương lai, nó còn là một trong những biện pháp quản lý thu nhập và thuế của người lao động, thứ hai, quan trọng hơn chỉ thị còn hướng tới việc giảm bớt tối đa các chi tiêu bằng tiền mặt vốn rất phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Tính đến nay, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống ngân hàng, sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền nên việc thực hiện chỉ thị này đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đến hết tháng 7/2011 đã có tới trên một ngàn đơn vị hưởng lương từ ngân sách và doanh nghiệp trên toàn địa bàn Tây Nguyên thực hiện việc trả lương cho cán bộ, công chức và người lao động thông qua các tài khoản tại ngân hàng, chiếm trên 73% tổng số đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước toàn địa bàn, tổng số đã có gần 2 00 ngàn tài khoản cá nhân được mở cho các chủ tài khoản. Tuy nhiên càng về thời gian sau này, tốc độ tăng của việc trả lương qua tài khoản đã bị chậm lại, nguyên nhân chủ yếu làm cho gần 27% số đơn vị hưởng lương từ ngân sách còn lại chưa thực hiện việc tr ả lương qua tài khoản tại ngân hàng là do các đơn vị này chủ yếu đóng tại địa bàn các xã hoặc những khu vực hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa mà mạng lưới các ngân hàng chưa phục vụ thuận tiện, đặc biệt là hệ thống máy ATM chưa được lắp đặt, thu nhập của cán bộ công chức hiện nay cũng rất thấp, chi phí và thời gian giao dịch rút tiền tại ngân hàng là không nhỏ so với thu nhập ấy,…

- Về lĩnh vực thanh toán thẻ, như đã trình bày ở trên, tuy số lượng thẻ thanh toán và các thiết bị thanh toán như ATM, POS/EDC đã đượ c các ngân hàng thương mại lắp đặt khá rộng rãi tại trụ sở các ngân hàng, các nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm,… nhưng tác dụng đạt được vẫn còn hạn chế. Các máy ATM vốn có giá trị trên nửa tỷ đồng với nhiều tiện ích và tác dụng đối với khách hàng nh ư một ngân hàng hoạt động 24/7 nhưng hiện nay được sử dụng như một máy rút tiền mặt, thậm chí như một máy trả lương cho người lao động là chủ yếu, chiếm tới 90% các giao dịch qua ATM, 10% còn lại là các

dịch vụ chuyển khoản, tham vấn số dư, in sao kê,… Sở dĩ có nguyên nhân như vậy là do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là các nguyên nhân sau đây:

+ Thứ nhất là do tính minh bạch của thị trường, các hành lang pháp lý liên quan đến thanh toán, chi trả qua ngân hàng chưa cao. Một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp, các thành phần dân cư không sử dụng chuyển khoản qua ngân hàng để thanh toán tiền hàng hóa và dịch vụ là do chính sách thuế của chúng ta còn chưa chặt chẽ và công bằng. Cụ thể là nếu thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ bằng tiền mặt thì người trả tiền, trong nhiều trường hợp sẽ không phải trả thuế, người thanh toán sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí tương đương với khoản thuế giá trị gia tăng phải nộp, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước đồng thời tạo nên một tiền lệ nguy hiểm, đó là tạo tâm lý luồn lách pháp luật, trốn thuế trong một bộ phận doanh nghiệp và dân cư, gây bất bình đẳng giữa những người nộp thuế đầy đủ và những người trốn thuế.

+ Thứ hai, vì nền kinh tế của chúng ta vẫn được xem là nền kinh tế tiền mặt, đặc biệt đối với vùng Tây Nguyên, các giao dịch kinh tế đa số được sử dụng bằng tiền mặt, từ lâu tiền mặt tự nhiên đã tạo ra những thuận lợi trong thanh toán mà ai cũng biết, trong khi đó những tác dụng, sự thuận tiện, sự công bằng giữa thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng thì không phải ai cũng biết. Thanh toán bằng tiền mặt tuy gặp những khó khăn và trở ngại như phải tốn các chi phí vận chuyển, bảo quản, các rủi ro do tiền giả, ăn cắp, ăn cướp,… nhưng cho đến hiện nay các phương tiện thanh toán của các ngân hàng là chưa thể khắc phục được những vướng mắc nêu trên nếu như chúng ta chưa có một hệ thống giải pháp căn cơ từ các yếu tố vĩ mô (như hệ thống luật pháp, các biện pháp chế tài vi phạm,…) đến vi mô (sự hưởng ứng của các ngân hàng thương mại, sự đầu tư nâng cáp các trang thiết bị, máy móc, công nghệ, …) liên quan đến quá trình thanh toán qua ngân hàng.

+ Thứ ba: Đối với ngành ngân hàng, công tác thông tin tuyên truyền, nhất là tuyên truyền quảng cáo về những tác dụng thiết thực của việc thanh toán không dùng tiền mặt, tác dụng của thanh toán qua thẻ và tác dụng của máy ATM còn chưa được chú ý quan tâm một cách toàn diện và sâu rộng. Hiện nay một bộ phận rất đông trong số những người sử

dụng ATM còn chưa biết hết những tính năng của A TM, họ vẫn chỉ coi nó là một cái máy để phục vụ việc rút tiền mặt hay là máy trả lương thay vì phải vào ngân hàng.

+ Thứ tư: Bản thân các máy ATM, công nghệ thanh toán thẻ của chúng ta chưa được hoàn thiện, vẫn còn nhiều sai sót xảy ra gây phiền phức, tạo tâm lý không an toàn cho chủ tài khoản (chủ thẻ). Qua báo cáo của các ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên, đối với các sự cố về thanh toán qua ATM, sự cố về thẻ của khách hàng bị kẹt trong máy ATM và số tiền thực rút còn thiếu so với lệnh của khách hàng chiếm đến 93% trên tổng số 6 sự cố được thống kê (các sự cố còn lại là: chưa thực hiện được các giao dịch nhưng tiền trên tài khoản vẫn bị trừ; Cơ cấu các loại tiền chưa đáp ứng được nhu cầu của người rút tiền; Tài khoản của khách h àng bị khóa nhưng tiền vẫn chuyển vào tài khoản bình thường; Thẻ bị khóa không cho giao dịch trên ATM nhưng vẫn giao dịch được tại quầy và một số sự cố khác như tất toán thẻ, đổi mã giao dịch không thành công,…)

Đối với việc thanh toán qua POS/EDC: Hiện tại, các NHTM trên địa bàn vùng Tây Nguyên đã lắp đặt một số lượng POS/EDC lên tới hàng ngàn máy, địa điểm lắp đặt đã được các ngân hàng nghiên cứu kỹ và thường là ở những nơi được dự đoán sẽ có nhiều giao dịch. Tuy nhiên, trong thực tế việc thanh toán qua POS không được như kỳ vọng của các ngân hàng mà thực tế qua việc doanh số thanh toán ngay còn ở mức khá thấp (như số liệu phân tích ở những phần trên). Điều đó làm giảm khả năng thanh toán ngay của nền kinh tế, giảm doanh số thanh toán không dùng tiền mặt, gây lãng phí tài nguyên đối với các NHTM và đối với xã hội. Các nguyên nhân được được nhìn nhận là (i) Do chính sách pháp luật của nhà nước, cụ thể là chính sách thuế và việc áp dụng chính sách thuế trong thực tế còn chưa có các chế tài hữu hiệu. Tình trạng trốn thuế, khai man thuế còn khá phổ biến ngay cả đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng nên việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làm cho doanh nghiệp và người tiêu dùng không có điều kiện trốn thuế (người tiêu dùng phải trả thuế VAT, doanh nghiệp phải trả thuế doanh thu, thuế lợi tức,…) nên cả hai phía đều không mặn mà trong việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; (ii) Dù cho số lượng POS đã được lắp đặt khá nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự thuận tiện cho người sử dụng, mặt khá c do công tác tuyên truyền quảng bá dịch

vụ chưa được các ngân hàng quan tâm và triển khai nên hiệu quả đạt được chưa cao; (iii) Tình trạng thiếu thông tin công khai về mức thu phí dịch vụ của các NHTM với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán ngay qua POS với các đơn vị sử dụng dịch vụ và khách hàng là người tiêu dùng còn thiếu minh bạch. Qua thăm dò cho thấy mức phí dịch vụ của các ngân hàng đối với nơi đơn vị sử dụng dịch vụ và khách hàng là không thống nhất, có đơn vị khuyến mại không thu phí, có đơn vị thu phí đối với khách hàng,… gây ra những hiểu lầm về phía người sử dụng, thậm chí gây ra tình trạng người sử dụng lợi dụng để thu phí đối với khách hàng,…

Một phần của tài liệu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)