Thực trạng sự tham gia của thành viên cộng ñồng trong tổ chức thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của chăn nuôi gà thịt vào các hoạt động kinh tế trong chương trình giảm nghèo, trường hợp nghiên cứu tại huyện si ma cai (tỉnh lào cai) và huyện xín mần (tỉnh hà giang) (Trang 81 - 87)

VI. Trường học

2009 2010 2011 2010 2011 Tổng số hộ (hộ) 5.621 5.751 6.260 11.077 11.494 11

4.2.4 Thực trạng sự tham gia của thành viên cộng ñồng trong tổ chức thực

hiện các hoạt ñộng kinh tế thuộc CTGN tại huyện Si Ma Cai và Xín Mần.

Tổ chức thực hiện là hoạt ñộng cơ bản, mang ñến yếu tố thành công cho các CT, DA. Thực hiện như thế nào ñể huy ñộng tối ña các nguồn lực, ñồng thời phát huy được vai trị, sự tham gia của cộng ñồng trong suốt quá trình thực hiện là vấn ñề ñang nhận ñược nhiều sự quan tâm. 100% ý kiến được hỏi từ phía cán bộ huyện, xã và thơn bản ñều cho rằng tất cả các cộng ñồng dân cư trên địa bàn đều chủ động, tích cực tham gia vào quá trình thực hiện. Họ tham gia với nhiều hình thức, song tổng hợp từ kết quả điều tra cho thấy chủ yếu có 2 hình thức cơ bản là góp ngày cơng và góp tiền tuỳ thuộc vào từng CT, DA.

4.2.3.1 Thực trạng sự tham gia của cộng ñồng vào khâu thực hiện của các hoạt động khuyến nơng, lâm hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề.

Mặc dù cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, song theo ñề án giảm nghèo nhanh và bền vững của 2 huyện thì cơ cấu ngành nơng, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tương ñối lớn. Với Si Ma Cai là 67,4%, với Xín Mần là 46,2%, do vậy sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn nhận ñược nhiều sự quan tâm, chú trọng ưu tiên đầu tư của chính quyền địa phương thơng qua các CT, DA khuyến nông, lâm, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề cho người dân, trong đó đặc biệt chú trọng tới nhóm hộ nghèo, DTTS chưa biết cách làm ăn.

Theo báo cáo tổng kết sản xuất nông, lâm, thuỷ sản 2011 của 2 huyện, tại Ma Cai ñã tổ chức ñược nhiều mơ hình, đáng chú ý là các mơ hình trồng cây

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 71 thuốc lá trống hạn bằng phương pháp che phủ ni lon, qui mơ diên tích 8ha; mơ hình trồng giống ngơ Bioseed 9698, AG 59 và LVN 154 với qui mô 9 ha; mô hình khoai tây đơng, qui mơ 6 ha; mơ hình trồng khoai lang với qui mô 6 ha; tổ chức 38 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho hơn 1.332 lượt người tham gia. Từ 2009 ñến 2011, từ nguồn vốn hỗ trợ, Xín Mần đã tổ chức được 53 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho hơn 1.580 lượt người tham gia; xây dựng và trình diễn 166 mơ hình, đáng chú ý là mơ hình trồng keo tai tượng tại xã Khuông Lùng với qui mô 28 ha.

Theo kết quả ñiều tra thành viên cộng ñồng tại Si Ma Cai và Xín Mần đều rất quan tâm đến cơng tác khuyến nơng, lâm, bởi theo lý giải: thơng qua các lớp tập huấn, mơ hình sẽ giúp họ tiếp cận ñược nhiều hơn với kỹ thuật, giống mới có năng suất cao và từng bước giúp họ thay ñổi tập quán canh tác. Khi tham gia các hộ khơng phải đóng góp bất kỳ một khoản nào, ngược lại cịn được nhận hỗ trợ về kỹ thuật, giống, tài liệu, hỗ trợ kinh phí tuỳ từng lớp, từng mơ hình.

Bảng 4.10 Thực trạng thành viên cộng đồng tham gia các hoạt động khuyến nơng, lâm

Huyện Si Ma Cai Huyện Xín Mần

Trong đó Trong đó Cộng đồng dân tộc Số thành viên cộng ñồng ñược hỏi Tỷ lệ tham gia THKT (%) Tỷ lệ ứng dụng (%) Số thành viên cộng ñồng ñược hỏi Tỷ lệ tham gia THKT (%) Tỷ lệ ứng dụng (%) H'Mông 35 80 42,9 35 71,4 36 Nùng 35 91,4 53,1 35 100 55

Nguồn: Tổng hợp kết quả ñiều tra năm 2012

Kết quả bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ thành viên cộng đồng rất tích cực tham gia vào các khố tập huấn kỹ thuật trong đó nhóm người Nùng tham gia với tỷ lệ cao nhất, các thành viên cịn lại khơng tham gia với nhiều lý do song tập trung chủ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 72 yếu vào các lý do sau 1) khơng có trong danh sách (chiếm tới 90%), 2) lý do khác như khơng đuợc chọn vì đã tham gia các mơ hình khác. Bảng trên cho thấy mức độ, tỷ lệ ứng dụng vào sản xuất giữa cộng ñồng dân tộc có sự khác nhau. Tại Si Ma Cai, nhóm người Nùng có 32, tại Xín Mần có 35 thành viên tham gia THKT thì chỉ có 17 và 19 thành viên ứng dụng kiến thức, giống, vật tư hỗ trợ vào sản xuất. Tương tự với nhóm người H'Mơng tại Si Ma Cai có 28 thành viên, Xín Mần có 25 thành viên THKT thì có 12 và 9 thành viên ứng dụng vào sản xuất. ðiều này phản ánh xu thế ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất của người Nùng cao hơn người H'Mông cho dù có cùng điều kiện sản xuất và trên cùng ñại bàn cũng như khơng cùng địa bàn cư trú. ðiểm khác biệt giữa 2 huyện là tỷ lệ ứng dụng của người H'Mông ở Si Ma Cai cao hơn ở Xín Mần.

Lý giải sự khác biệt này từ chính thành viên cộng đồng là do trình độ nhận thức dẫn ñến khả năng tiếp thu, ứng dụng vào sản xuất hạn chế và là các mơ hình mới nên có nhiều kỹ thuật mới khơng biết áp dụng chiếm 35%, không hiểu kỹ thuật 47% và 18% ý kiến cho rằng kỹ thuật khó.

4.2.3.2 Thực trạng sự tham gia của thành viên cộng ñồng trong khâu thực hiện của hoạt động xây dựng các cơng trình CSHT .

Theo kết quả phỏng vấn cán bộ huyện, xã, thôn, bản của cả hai huyện Si Ma Cai và Xín Mần đều cho rằng 100% thành viên cộng ñồng ñược tham gia vào khâu triển khai thực hiện hoạt ñộng xây dựng các cơng trình CSHT. Tuy nhiên theo kết quả ñiều tra, phỏng vấn thành viên cộng ñồng cho thấy tỷ lệ, số lượng thành viên và hình thức tham gia trong từng CT, DA có sự khác nhau:

Kết quả ñiều tra, phỏng vấn thành viên cộng ñồng tại Si Ma Cai cho thấy có 25/35 người H'Mơng chiếm 71,4%, nhóm người Nùng có 15/37 người chiếm 42,8% trả lời họ tham gia hoàn toàn tự nguyện, chủ động, tích cực. Con số này tại Xín Mần là 13/35 người Nùng, chiếm 37,1% và 21/35 người H'Mông chiếm 60%. Hình thức tham gia của cộng đồng chủ yếu là đóng góp ngày cơng, theo báo cáo của phòng Lð TBXH tại Si Ma Cai ngày cơng đóng góp qui tiền là 1.066 triệu ñồng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 73 Theo kết quả ñiều tra, phỏng vấn cán bộ các cấp và thành viên cộng ñồng ở hai huyện, 100% ý kiến cho rằng: tất cả các cộng ñồng sinh sống trên ñịa bàn, khơng riêng gì dân tộc H'Mơng, Nùng đều tham gia khâu thực hiện làm ñường giao thơng và các cơng trình CSHT khác. Tổng hợp phiếu điều tra, phỏng vấn cộng đồng cho thấy: có 2 hình thức tham gia là: đóng góp ngày cơng và nguyên vật liệu, vật dụng sãn có. Song tham gia đóng góp ngày cơng là hình thức cơ bản chủ yếu, hình thức này chủ yếu rơi vào nhóm hộ nghèo, chiếm tới 80% tổng số thành viên cộng ñồng ñược ñiều tra tương đương 112 thành viên, trong đó Si Ma Cai là 65 thành viên chiếm 58%, Xín Mần là 47 thành viên chiếm 42%, trung bình mỗi thành viên tham gia đóng góp từ 7 ñến 10 ngày cơng tuỳ theo từng cơng trình. 20% số thành viên đóng góp bằng tiền với mức đóng góp cho làm đường giao thơng nội thơn, liên thơn là 300.000đ/hộ. Theo ñánh giá của các thành viên cộng đồng thì mức đóng góp này là phù hợp với điều kiện hồn cảnh kinh tế của hộ.

Hoạt động này có số lượng thành viên cộng đồng tham gia nhiều nhất bởi vì ngồi đóng góp ngày cơng, họ cịn nhận được tiền cơng khi tham gia vào các cơng đoạn giản ñơn như ñào dắp, vận chuyển ngun vật liệu (có tới 77,6 tương đương 87 thành viên trong tổng số 112 thành viên tham gia).

4.2.3.3 Thực trạng sự tham gia của thành viên cộng ñồng vào khâu thực các hoạt ñộng vay vốn tín dụng ưu ñãi, ñào nghề, nâng cao năng lực cộng ñồng và trợ giúp pháp lý.

- Theo cán bộ quản lý các các cấp và thành viên cộng đồng thì CT vốn vay ưu ñãi dành cho người nghèo ñã giúp cho họ có thêm vốn ñể ñầu tư cho sản xuất và có thêm cơ hội chuyển ñổi phương thức SXKD ñể vươn lên tự thoát nghèo. 100% ý kiến cán bộ các cấp và thành viên cộng ñồng của 2 huyện được phỏng vấn, điều tra nói rằng tất cả các hộ nghèo ñều ñược vay vốn ưu ñãi. Mức vay bình qn từ 10 đến 15 triệu đồng/hộ, thời hạn cho vay 36 tháng. Song tổng hợp kết quả ñiều tra thành viên cộng ñồng là những hộ nghèo và cũng là những

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 74 hộ có nhu cầu vay vốn, con số này chỉ đạt 77,9%, nghĩa là có 109/140 tổng số thành viên cộng ñồng ñiều tra trên ñịa bàn của 2 huyện ñược vay và ñánh giá là mức vay chưa phù hợp, còn thấp (tại Si Ma Cai nếu mua 1 con trâu, bị đã hết 15 triệu, xây 1 lò xấy thuốc hết 12 triệu), thời hạn cho vay ngắn khơng đủ thời gian để ñầu tư. Trong ñó nhóm được vay nhiều nhất là nhóm người H'Mơng 63 hộ được (chiếm 57,8% tổng số hộ ñược vay); 46 hộ người Nùng, (chiếm 42,2%). Theo lý giải của chính các hộ là khơng xây dựng được hoặc phương án sản xuất khơng khả thi.

Bảng 4.11 Tổng hợp kết quả vay vốn của thành viên cộng ñồng ở 2 huyện

Huyện Si Ma Cai Huyện Xín Mần

Trong đó Trong đó Cộng đồng dân tộc Tổng số thành viên có nhu cầu vay vốn Số thành viên ñược vay (người) Tỷ lệ (%) Tổng số thành viên có nhu cầu vay vốn Số thành viên ñược vay (người) Tỷ lệ (%) Dân tộc H'Mông 35 35 100 35 28 80 Dân tộc Nùng 35 27 77,1 35 19 54,2

Nguồn: tổng hợp từ kết quả ñiều tra, phỏng vấn thành viên cộng ñồng 2012. Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân nói chung, người nghèo trên nói riêng. Trên ñịa bàn huyện Si Ma Cai ñã thành lập 01 chi nhánh trợ giúp pháp lý và 13 câu lạc bộ thuộc 13 xã của huyện, thông qua các CLB người dân ñược trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, ñược tư vấn, tuyên truyền phổ niến về pháp luật trên các lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, chế độ chính sách và hướng dẫn người dân liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có vấn đề phát sinh. Cũng như như Si Ma Cai, Xín Mần đã thành lập 19 CLB/19 xã, song chưa thành lập chi nhánh trợ giúp pháp lý, riêng năm 2011 ñã tổ chức 4 ñợt trợ giúp lưu ñộng với 19 vụ, 210 lượt người ñược hỗ trợ, tư vấn. Theo ý kiến ñánh giá của thành viên cộng ñồng, 100% ý kiến cho rằng các CLB

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 75 trợ giúp pháp lý ñã hoạt động có hiệu quả, sãn sàng, nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn thành viên cộng đồng khi có u cầu.

Một trong những giải pháp mà 2 huyện Si Ma Cai và Xín Mần thực hiện để nâng cao hiệu quả của công tác gảim nghèo là nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác XðGN, tập trung ñào tạo, tập huấn theo 4 hợp phần của CT 135 giai đoạn 2, trong đó chủ yếu là lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Năm 2011, huyện Si Ma Cai ñã tổ chức 18 lớp ñào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho 1.133 lượt cán bộ xã, thôn bản, kết quả khảo sát thực tế cho thấy 100% cán bộ huyện, xã, thôn bản (10 cán bộ huyện, 15 cán bộ xã, 6 cán bộ thơn bản) được hỏi trả lời tham gia ngay từ khâu họp xác ñịnh nhu cầu cho ñến ñược ñào tạo, tập huấn trực tiếp. Tại Xín Mần, tổ lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác XðGN-XKLð cho 244 cán bộ cơ sở tham gia, kết quả khảo sát thực tế cho thấy 100 cán bộ các cấp (11 cán bộ huyện, 5 cán bộ xã, 10 cán bộ thơn bản) được hỏ trả lời họ tham gia ngay từ khi họp ñể xác ñịnh nhu cầu cho ñến khi ñược ñào tạo, bồi dưỡng.

Nâng cao năng lực cho thành viên cho cộng ñồng là trang bị cho họ những kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm ñể phát triển sản xuất, phát triển kinh hộ, giúp cho các hộ từng bước tự vươn lên thốt nghèo. Cơng tác này ñược huyện Si Ma Cai và Xín Mần lồng ghép hiệu quả với chương trình dạy nghề cho lao ñộng nơng thơn, đặc biệt là lao ñộng của các hộ nghèo. Qua khảo sát thực tế, trên ñịa bàn 2 huyện, năm 2011 đào tạo nghề cho 1.969, trong đó 1.739 người nghèo (Si Ma Cai 867 người, Xín Mần 972 người) với 13 loại hình ngành nghề, trong đó các nghề: nông lâm nghiệp tổng hợp, sửa chữa xe máy, may cơng nghiệp, xây dựng chiếm 70% số lượng đào tạo. Theo kết quả phỏng vấn, ñiều ra cộng ñồng cho thấy tại Si Ma Cai có 32/70 thành viên cộng ñồng chiếm 45,7% tổng số thành viên ñược hỏi trả lời ñược tham gia học nghề tại các trung tâm dạy nghề, trong đó nhóm người H'Mơng có 12 thành viên còn lại là người Nùng với 20 thành viên. Tại Xín Mần có 67,1% tương đương 47/70 thành viên được hỏi trả lời ñược tham gia các kháo ñào tạo tại các trung tâm, trong đó nhóm người H'Mơng là 18 thành viên cịn lại là người Nùng với 29 thành viên. Kết quả này

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……………………… 76 cho thấy nhóm người Nùng có xu hướng học nghề mạnh mẽ hơn ñể phát triển kinh tế tự vươn lên xoá nghèo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của chăn nuôi gà thịt vào các hoạt động kinh tế trong chương trình giảm nghèo, trường hợp nghiên cứu tại huyện si ma cai (tỉnh lào cai) và huyện xín mần (tỉnh hà giang) (Trang 81 - 87)