Tạo môi trường thuận lợi giúp SV thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy (Trang 88 - 90)

17 cases with perfect scores

3.3.2. Tạo môi trường thuận lợi giúp SV thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình

Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động định hướng nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập và nghiên cứu cho SV, Nhà trường cần tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho SV học tập và nghiên cứu bằng việc tăng cường và nâng cao điều kiện về cơ sở vật chất như giảng đường, phòng thí nghiệm, thực hành thực tập, khu vui chơi giải trí, ký túc xá,... Đặc biệt, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn tài liệu phục vụ học tập cho thư viện của Nhà trường.

Nhà trường cần tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các cơ quan quản lý nhà nước để tạo điều kiện cho SV có điều kiện tiếp cận với hoạt động thực tế của các đơn vị, tích luỹ kinh nghiệm thực tế và tiếp cận dần với thị trường lao động ngoài xã hội.

3.4. Kết luận Chƣơng 3

Toàn bộ Chương 3 được giành để đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần duy trì và nâng cao chất lượng HĐGD nói riêng và chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc nói chung. Các giải pháp được đề xuất thuộc 3 nhóm chính là: Giải pháp về phía Nhà trường; Giải pháp cho GV và Giải pháp cho SV. Các nhóm giải pháp này sẽ thực sự hiệu quả khi chúng được thực hiện một cách đồng bộ với sự đồng thuận cao từ người lãnh đạo đến toàn thể đội ngũ cán bộ, GV và SV trong Nhà trường. Đó là sự phối hợp của các giải pháp cụ thể sau: Đổi mới phương pháp giảng dạy gắn kết với đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV; Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong Nhà trường; Đẩy mạnh công tác tự đánh giá các hoạt động của Nhà trường và của từng chuyên ngành đào tạo; Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng trong Nhà trường; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ GV để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy; Nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu của SV và tạo môi trường thuận lợi giúp SV thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá chất lượng HĐGD, đề tài đã làm rõ các khái niệm khác nhau liên quan đến chất lượng HĐGD của GV, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng HĐGD và các cách tiếp cận khác nhau trong đánh giá chất lượng HĐGD của GV. Căn cứ vào các phương thức đánh giá chất lượng HĐGD đã được áp dụng trong thực tế hiện nay, đề tài đã sử dụng hai phương thức khác nhau để đánh giá chất lượng HĐGD môn học của GV đó là SV đánh giá và GV tự đánh giá thông qua việc xây dựng và sử dụng bộ phiếu đánh giá chất lượng HĐGD môn học của GV. Phiếu đánh giá chất lượng HĐGD môn học của GV đã được thiết kế gồm 26 nhận định thuộc 05 tiêu chí khác nhau liên quan đến chất lượng HĐGD môn học của GV. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: Mục tiêu, nội dung môn học và tài liệu tham khảo (03 nhận định); Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục của GV (11 nhận định); Phẩm chất chuyên môn, tác phong sư phạm và ý thức thái độ lao động của GV (05 nhận định); Hoạt động kiểm tra, đánh giá SV của GV (04 nhận định); và Kết quả giảng dạy của GV (03 nhận định). Các nhận định trên phiếu đánh giá chất lượng HĐGD môn học của GV dành cho SV đánh giá và dành cho GV tự đánh giá được thiết kế như nhau nhưng được viết theo góc nhìn đánh giá của GV và SV. Đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng HĐGD của GV ở 40 môn học khác nhau với sự tham gia của 800 SV và 40 GV đảm nhiệm các môn học để đánh giá chất lượng HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc và qua đó thấy được sự khác biệt giữa GV và SV trong đánh giá chất lượng HĐGD của GV Nhà trường. Từ kết quả phân tích, đánh giá, đề tài đã đưa ra một số kết luận như sau:

Về chất lượng HĐGD môn học của GV theo đánh giá của SV: 34.0% số SV tham gia khảo sát đánh giá là rất tốt, 39.1% số SV tham gia khảo sát đánh giá là tốt, trong khi đó số SV tham gia khảo sát còn phân vân và đánh giá thấp về chất lượng HĐGD môn học của GV lần lượt là 25.0% và 1.8%. Độ tin cậy tính toán đạt 0.92.

Về chất lượng HĐGD môn học của GV theo đánh giá của GV: 17.5% số GV cho rằng là rất tốt, 32.5% số GV cho rằng là tốt, số GV còn phân vân và đánh giá thấp về chất lượng HĐGD môn học lần lượt là 32.5% và 17.5%. Độ tin cậy tính toán đạt 0.73.

Về sự khác biệt giữa GV và SV trong đánh giá chất lượng HĐGD môn học của GV: Tỷ lệ SV “Đồng ý” và “Không đồng ý” với các nhận định của Phiếu đánh giá cao hơn GV; Tỷ lệ GV “Còn phân vân” với các nhận định của Phiếu đánh giá cao hơn SV; Hệ số tương quan giữa các tiêu chí về chất lượng HĐGD theo đánh giá của SV cao hơn nhiều so với đánh giá của GV. GV đánh giá cao hơn SV ở các Tiêu chí 3, 4. Ngược lại, SV lại đánh giá cao hơn GV ở các Tiêu chí 1, 2 và 5. Độ lệch chuẩn (SD) trong đánh giá các tiêu chí của SV cơ bản là lớn hơn Độ lệch chuẩn (SD) trong đánh giá các tiêu chí của GV. Tuy nhiên, Tiêu chí 1 và Tiêu chí 5 là thực sự có sự khác biệt lớn về mức độ đánh giá giữa GV và SV. SV đánh giá Tiêu chí 1 ở mức cao hơn so với GV (Mean = 8.55 so với Mean = 7.90) với giá trị kiểm định có ý nghĩa Sig. = 0.000. SV cũng đánh giá Tiêu chí 5 ở mức cao hơn so với GV (Mean = 8.44 so với Mean = 7.90) với giá trị kiểm định có ý nghĩa Sig. = 0.002.

Từ những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực trạng chất lượng HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HĐGD của GV Nhà trường bao gồm các giải pháp về phía Nhà trường, các giải pháp cho GV, và các giải pháp cho SV. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp được đề tài đề xuất sẽ góp phần duy trì và nâng cao chất lượng HĐGD của đội ngũ GV, qua đó nâng cao được chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc – Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)