Công cụ đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy (Trang 40 - 42)

Đánh giá chất lượng HĐGD của GV có thể được thực hiện với những công cụ khác nhau như: Bộ phiếu hỏi điều tra khảo sát, các câu hỏi phỏng vấn sâu, phiếu quan sát,…

Khi thiết kế, xây dựng công cụ đo lường, đánh giá cần bắt đầu từ những công cụ đơn giản nhất như phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu hỏi, bảng nghiệm kê đến những hình thức phức tạp hơn như các thang đo chuẩn hay các trắc nghiệm chuẩn. Điều

quan trọng là phải biết công cụ đó dùng để đo cái gì? Công cụ đó được thiết kế nhằm mục đích đo lường hiện tượng hay sự việc nào?

Một bộ công cụ đo lường tốt phải được thiết kế khoa học, theo đúng quy trình và các nguyên tắc thiết kế, đồng thời phải được đánh giá về mặt thực tế, kiểm nghiệm bằng thống kê để khẳng định liệu nó có đưa ra được những thông tin chính xác và tin cậy, có nhiều lợi ích hay không.

Như đã nêu ở trên, vấn đề quan trọng đầu tiên trong thiết kế công cụ là phải nhận biết rõ mục đích công cụ được thiết kế để đo cái gì? Mục đích khác nhau sẽ dẫn tới lựa chọn kiểu thiết kế item khác nhau cũng như cách thức khai thác thông tin khác nhau. Ví dụ, khi muốn đo lường thành tích/kết quả học tập của SV thi bài trắc nghiệm (test) là dạng công cụ thích hợp nhất dùng để đo. Nhưng khi muốn thu thập thông tin từ các nhà quản lý về năng lực quản lý của chính họ, thì không thể yêu cầu họ làm một bài test. Cho dù, sẽ là rất tốt nếu ta đã thiết kế được một bài test tốt nhưng các nhà quản lý sẽ không có thời gian để thực hiện nó. Như vậy, bài test sẽ trở nên không phù hợp khi được sử dụng trong trường hợp này, thay vào đó nên là một bảng hỏi (questionaires).

Một vấn đề không kém phần quan trọng khi thiết kế công cụ đánh giá là việc xác định đối tượng được hỏi hay đối tượng được yêu cầu cung cấp thông tin. Đối với đề tài “Sự khác biệt trong đánh giá giữa giảng viên và sinh viên đối với chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc – Quảng Ninh” đối tượng để cung cấp và khai thác thông tin bao gồm GV và SV của Nhà trường. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ thiết kế 02 bộ công cụ để đánh giá chất lượng HĐGD của GV: Phiếu đánh giá chất lượng HĐGD môn học (dành cho SV đánh giá) và Phiếu đánh giá chất lượng HĐGD môn học (dành cho GV tự đánh giá).

Việc thiết kế một bộ công cụ đo lường, đánh giá nói chung và đo lường, đánh giá chất lượng HĐGD nói riêng có chất lượng tốt không phải đơn giản. Một bộ công cụ được đánh giá tốt phải là bộ công cụ có độ giá trị (độ hiệu lực) và độ tin cậy nằm trong khoảng (0.7 – 1.00)

Độ giá trị của một bộ công cụ đo tức là mức độ mà bộ công cụ đo được mục tiêu đặt ra. Nói cách khác bộ công cụ có đo được đúng cái cần đo hay không.

Độ tin cậy của bộ công cụ đo chính là mức độ chính xác của bộ công cụ đó, hoặc là có sai số nằm trong giới hạn cho phép.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy (Trang 40 - 42)