Công cụ đánh giá chất lượng HĐGD của G

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy (Trang 50 - 53)

Đánh giá chất lượng HĐGD có thể thông qua việc đánh giá chất lượng HĐGD môn học. Đánh giá chất lượng HĐGD môn học của GV được thực hiện trên các góc độ đánh giá hay các tiêu chí đánh giá như:

+ Mục tiêu, nội dung môn học và tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập môn học; + Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục của GV;

+ Phẩm chất chuyên môn, tác phong sư phạm và ý thức thái độ lao động của GV; + Hoạt động kiểm tra, đánh giá SV của GV;

+ Kết quả giảng dạy của GV (chất lượng học tập của SV).

Từ các tiêu chí trên có thể xác định được các chỉ báo cụ thể để xây dựng thành các công cụ đánh giá. Để đánh giá chất lượng HĐGD môn học của GV, từ các tiêu chí trên, chúng ta có thể triển khai ra khoảng 20 - 30 chỉ báo tương ứng với 20 - 30 câu hỏi hoặc nhận định trong phiếu hỏi để SV đánh giá chất lượng HĐGD của GV hay GV tự đánh giá chất lượng HĐGD của bản thân.

Vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc – Quảng Ninh, các tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lượng HĐGD môn học của GV được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Các tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lượng HĐGD môn học của GV

TT Tiêu chí Chỉ báo 1 Mục tiêu, nội dung môn học và tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập (3 chỉ báo)

- Mục tiêu và nội dung môn học được thông báo trước khi học.

- GV xây dựng nội dung và khối lượng kiến thức môn học vừa sức đối với SV.

- GV giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cương bài giảng phù hợp, cập nhật và dễ tiếp cận.

2 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục của GV (11 chỉ báo)

- GV đã thiết kế và tổ chức môn học một cách khoa học, hợp lý.

- GV có phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu. - GV lên lớp khi đã chuẩn bị tốt bài giảng.

- GV sử dụng hợp lý và hiệu quả các phương tiện dạy học. - GV dạy học theo phương pháp nêu vấn đề, kích thích tư duy phê phán và sáng tạo của SV.

- GV đã hướng dẫn hiệu quả và thúc đẩy việc tự học của SV.

- GV luôn sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ SV học tập.

- GV quan tâm tổ chức cho SV tham gia hoạt động nhóm, thảo luận để giải quyết các nhiệm vụ học tập. - GV luôn liên hệ bài học với thực tế và tạo cơ hội cho SV ứng dụng kiến thức lĩnh hội được.

- GV luôn nhạy cảm và quan tâm tới sự tiến bộ của SV. - GV quan tâm đến giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cho SV.

TT Tiêu chí Chỉ báo 3 Phẩm chất chuyên môn, tác phong sư phạm và ý thức thái độ lao động của GV (5 chỉ báo)

- GV có kiến thức chuyên môn tốt (thực sự có năng lực chuyên môn).

- GV luôn thể hiện tính chuẩn mực trong tác phong nhà giáo.

- GV thể hiện sự thân thiện, cởi mở trong giao tiếp với SV. - GV luôn thể hiện rõ sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy.

- GV luôn lên lớp đúng giờ và thực hiện đúng lịch giảng dạy theo quy định.

4

Hoạt động kiểm tra, đánh giá SV

của GV (4 chỉ báo)

- SV được thông báo về hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập trước khi học.

- Kết quả học tập của SV được đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Đề thi, kiểm tra tổng hợp được những kiến thức đã học và hợp lý về mặt thời lượng và nội dung.

- GV tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV đảm bảo tính trung thực, công bằng và phản ánh đúng năng lực của SV. 5 Kết quả giảng dạy của GV (chất lượng học tập của SV) (3 chỉ báo)

- Mục tiêu của môn học đã được đáp ứng sau khi kết thúc môn học.

- SV thực sự hứng thú với các giờ học của môn học. - SV đã nhận thức được những kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà môn học mang lại là cần thiết cho nghề nghiệp của SV sau này.

Trên cơ sở các tiêu chí và chỉ báo đánh giá trong Bảng 2.1, tùy theo phương pháp và đối tượng đánh giá là SV hay GV sẽ xây dựng công cụ đánh giá cụ thể về chất lượng HĐGD môn học của GV.

Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ thiết kế 02 bộ công cụ để đánh giá chất lượng HĐGD môn học của GV. Sau khi lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, 02 phiếu đánh giá chất lượng HĐGD môn học của GV đã được hoàn thành: Phiếu đánh giá chất lượng HĐGD môn học (dành cho SV đánh giá) (Phụ lục 1A); và Phiếu đánh giá chất lượng HĐGD môn học (dành cho GV tự đánh giá) (Phụ lục 2A)

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy (Trang 50 - 53)