Weakness Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 83 - 90)

Hạn chế

Bên cạnh những thành công mà hoạt động thanh TTKDTM đã đạt đƣợc thì vẫn còn 1 số yếu kém, bất cập cần đƣợc quan tâm giải quyết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Về phương tiện thanh toán: Một số phƣơng tiện TTKDTM mới hiện đại chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi do BIDV chƣa triển khai toàn diện. Ví dụ nhƣ thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ POS là phƣơng tiện thanh toán đã ứng dụng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, công tác marketing đến các cửa hàng để họ lắp đặt các máy POS còn chƣa đƣợc đẩy mạnh dẫn đến tại Thái Nguyên với rất nhiều siêu thị, cửa hàng, BIDV mới có dƣới 100 máy POS. Hơn nữa tại những cửa hàng có lắp máy POS, khách hàng cũng không hề biết rằng mình có thể thanh toán bằng thẻ ATM do không có biển thông báo. Thậm chí có ngƣời dùng thẻ ATM của BIDV đi rút tiền để thanh toán cho cửa hàng có máy POS. Đây là khía cạnh nhận diện thƣơng hiệu máy POS BIDV chƣa thực hiện tốt. Hay sản phẩm Bankplus là phầm mềm chuyển tiền trên điện thoại di động sử dụng đƣợc trên gần nhƣ tất cả các điện thoại di động. Nó đã, đang đƣợc quảng bá bởi nhà mạng Viettel cũng nhƣ các ngân hàng khác. Tuy nhiên BIDV có cung cấp dịch vụ nhƣng lại chƣa giới thiệu mạnh mẽ đến khách hàng.

Khả năng phục vụ khách hàng của các phòng giao dịch: Hiện nay, số lƣợng khách hàng và khối lƣợng công việc ngày càng nhiều trong khi nguồn nhân lực của chi nhánh còn hạn chế. Nhân viên các phòng giao dịch của BIDV có giờ đi làm về khá muộn khoảng 5h30 đến 6h15. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ khách hàng.

Khó khăn trong nâng cấp công nghệ: Ngân hàng có truyền thống lâu năm nhƣng cũng do đó, BIDV có rất nhiều khó khăn trong chuyển đổi cơ sở dữ liệu nhằm hiện đại hóa công nghệ. Chi nhánh luôn quan tâm đến việc đầu tƣ vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động kế toán, thanh toán song do sự phát triển mạnh mẽ của CNTT làm cho máy móc thiết bị nhanh chóng lạc hậu. Hiện nay mỗi giao dịch viên BIDV thƣờng sở hữu khoảng trên 20 phần mềm khác nhau phục vụ những nhu cầu khác nhau của khách hàng và nhu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn quản lý. Phần mềm giao dịch là một phần mềm riêng, phần mềm tra chữ ký là phần mềm riêng, hỗ trợ lập chứng từ là một phần mềm riêng… từng phần mềm đó là một phần mềm rời rạc không liên kết với nhau nên với một món chuyển tiền nhân viên thƣờng phải vào nhiều phần mềm khác nhau để nhập đi nhập lại các thông tin trƣớc khi chuyển tiền. Đây là 1 hạn chế lớn gây chậm giao dịch của nhân viên BIDV.

Do chưa chú trọng đến thị trường thanh toán nhỏ lẻ: Phạm vi tham gia TTKDTM còn bó hẹp ở một số đối tƣợng nhất định: Đó là các doanh nghiệp, là các đối tƣợng đƣợc trả lƣơng qua tài khoản… Các đối tƣợng khác nhƣ sinh viên, các cửa hàng nhỏ chƣa đƣợc ngân hàng chú trọng thể hiện ở việc ít có các máy ATM tại các cổng trƣờng cũng nhƣ khâu giới thiệu sản phẩm thẻ vào đầu năm học thƣờng không đƣợc tổ chức quy mô, ít đạt đƣợc hiệu quả. Các máy POS cũng chƣa đƣợc quảng bá cũng nhƣ gắn biển giúp khách hàng nhận biết.

Do thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân: Cán bộ, công nhân viên chức trong việc sử dụng hình thức chuyển tiền lƣơng qua tài khoản cá nhân cũng chỉ đƣợc vài ngày lại rút ra hết, từ đó nội dung kinh tế của tài khoản chƣa đƣợc thể hiện và phát huy tác dụng. Điều đó có thể giải thích phần nào do thu nhập của họ chƣa cao và việc tiêu dùng ngoài xã hội vẫn chƣa thể “tách ra” khỏi tiền mặt.

Do nhu cầu tránh thuế của người dân và doanh nghiệp: Thanh toán bằng tài khoản khiến cho các cửa hàng, doanh nghiệp và cá nhân phải công khai giao dịch do đó phải nộp thuế giá trị gia tăng cũng nhƣ thuế thu nhập. Do đó họ tránh việc thanh toán qua tài khoản NH.

Do khách hàng không biết những lợi ích của tài khoản cũng như thanh toán qua tài khoản: Bộ phận lớn dân cƣ chƣa thấy nhu cầu cần thiết, chƣa thấy đƣợc lợi ích của chính họ và xã hội khi mở tài khoản và thanh toán qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn NH. Công tác tuyên truyền, quảng cáo về những ƣu điểm của các phƣơng tiện TTKDTM chƣa đƣợc chi nhánh chú trọng nên ngƣời dân chƣa quan tâm nhiều đến dịch vụ thanh toán này, chƣa thấy đƣợc những ƣu điểm vƣợt trội của các phƣơng tiện TTKDTM so với thanh toán bằng tiền mặt.

Qua nhận xét trên cho ta thấy việc mở rộng đối tƣợng TTKDTM qua NH là yêu cầu cấp bách phải làm, nhƣng nó là quá trình lâu dài, phức tạp không thể tiến hành đồng loạt. Do mức thu nhập và tâm lý thích dùng tiền mặt của dân, TTKDTM chƣa thực sự nhanh chóng và thuận lợi. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo cho mọi đối tƣợng rút tiền mặt và thanh toán qua tài khoản tiền gửi một cách dễ dàng, an toàn, NH phải có biện pháp hữu hiệu, phải có các phƣơng tiện TTKDTM thuận tiện, hiện đại hóa công nghệ thanh toán, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thanh toán nhanh chóng trong thời gian trƣớc mắt và cả trong tƣơng lai.

Các nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Pháp luật

Thứ nhất: Thanh toán không dùng tiền mặt ngoài những tiện ích và đóng góp vào tính minh bạch của thanh toán thì mặt yếu của nó là phải đầu tƣ công nghệ rất cao tại các ngân hàng do đó để thúc đẩy phát triển, Ngân hàng nhà nƣớc và Bộ tài chính chƣa có cơ chế hỗ trợ kinh phí đầy đủ khiến hiện nay các ngân hàng phải tính phí trên các giao dịch ATM, POS cao để bù đắp cho chi phí vận hành. Các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng thẻ thƣờng phải chịu 1 chi phí thanh toán khi khách hàng thanh toán bằng thẻ đặc biệt là thẻ visa. Trong khi đó thanh toán bằng tiền mặt họ không chịu chi phí đó.

Thứ hai: Nhà nƣớc đã chú trọng vào các biện pháp hành chính nhằm thúc đẩy thanh toán lƣơng qua tài khoản nhƣng lại không có biện pháp thúc đẩy các ngân hàng gia tăng các phƣơng tiện thanh toán nhƣ máy quẹt thẻ POS

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn khiến cho sau khi đi qua tài khoản ngân hàng. Khách hàng vẫn phải rút tiền mặt ra để thanh toán. Đây là một sự lãng phí mà không đạt đƣợc hiệu quả.

Thứ 3, nhằm trốn tránh thuế, các doanh nghiệp, cá nhân thƣờng sử dụng tiền mặt để che giấu giao dịch. Nhà nƣớc đã ban hành quy định doanh nghiệp chuyển tiền hàng từ 20 triệu đồng trở lên phải chuyển qua Ngân hàng thì mới đƣợc hoàn thuế. Đây là một quy định quan trọng trong thúc đẩy minh bạch trong thanh toán. Tuy nhiên quy định này vẫn chƣa kiểm soát việc doanh nghiệp rút tiền mặt khỏi tài khoản. Do đó doanh nghiệp rút tiền mặt để thanh toán ngầm vẫn đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Nhà nƣớc cũng không có biện pháp gì nhằm bắt ngƣời dân và doanh nghiệp mua bán phải có hóa đơn. Cuối cùng, doanh nghiệp vẫn thích thanh toán bằng tiền mặt để thực hiện các hoạt động mờ ám của mình. Và Ngân hàng cũng rất khó thuyết phục khách hàng thanh toán bằng tài khoản.

Môi trƣờng pháp lý điều chỉnh TTKDTM còn chƣa hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập. Chẳng hạn nh- hình thức thanh toán séc ở hầu hết các nƣớc đều có luật séc nhƣng nƣớc ta chỉ mới có văn bản dƣới luật là Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế cung ứng và sử dụng Séc. Không có trung tâm thanh toán bù trừ séc nên séc gần nhƣ không thanh toán liên ngân hàng đƣợc

Khoa học công nghệ.

BIDV đã tiến bộ rất nhiều trong việc đƣa thanh toán trở thành một hoạt động có thể thực hiện tại nhà chứ không phải đến ngân hàng bằng cách đƣa ra các phƣơng tiện thanh toán trên mạng (Online Banking) hay thanh toán trên điện thoại (Mobile Banking). Tuy nhiên sự phức tạp trong sử dụng dịch vụ; những yêu cầu cao về đƣờng truyền, về thiết bị nhƣ Mobile Banking yêu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ngƣời sử dụng phải có điện thoại iPhone, điện thoại Symbian có đƣờng truyền mạng; dịch vụ Internet Banking chậm chạp và phải sử dụng máy tính đã giới hạn số lƣợng ngƣời sử dụng. Sự không ổn định trong truy cập, trong khâu xác thực và trong thanh toán làm nản lòng cả với những khách hàng yêu công nghệ. Đối với các giao dịch TTKDTM tại ngân hàng các giao dịch viên BIDV có thái độ và kiến thức tốt. Tuy nhiên những sự bất tiện trong phần mềm thanh toán của ngân hàng khiến giao dịch viên phải thực hiện quá nhiều công việc riêng lẻ trƣớc khi thực hiện giao dịch nhƣ kiểm tra số dƣ, kiểm tra chữ ký, kiểm tra tính khớp đúng của tài khoản, kiểm tra ngân hàng… khiến cho giao dịch ứ đọng làm mất thời gian và nản lòng khách hàng đến giao dịch.

Ngân hàng nhà nƣớc chƣa xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu chung để kiểm tra tính khớp đúng của các tài khoản của các ngân hàng khác nhau do đó việc chuyển tiền liên ngân hàng đƣợc thực hiện mà không thể kiểm tra ngay lúc chuyển khiến cho nhiều giao dịch bị sai, chuyển đi chuyển lại rất mất thời gian và bất tiện cho khách hàng.

Muốn dịch vụ đến đƣợc với đa số ngƣời dân, địch vụ đó phải đơn giản, ổn định, thực hiện đƣợc ở nhiều thiết bị khác nhau. Trong phần giải pháp tôi sẽ xin giới thiệu và đƣa ý kiến thúc đẩy dịch vụ Mobile BankPlus đáp ứng đƣợc tốt nhất các tiêu chí trên.

Con người.

Có thể nói con ngƣời là yếu tố quyết định trong bất cứ hoạt động kinh tế xã hội nào, trong hoạt động thanh toán qua Ngân hàng cũng vậy. Con ngƣời đó là những khách hàng trực tiếp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng, đó là những thanh toán viên thực hiện việc tiếp nhận chứng từ thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn toán của khách hàng, đó là kế toán viên trực tiếp tiến hành công đoạn thanh toán hộ khách hàng và cả những ngƣời có trách nhiệm khác nữa.

- Về phía Ngân hàng:

Các cán bộ BIDV hầu hết đều trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi nên về khả năng cập nhật công nghệ là tốt. Do đó việc phổ biến các dịch vụ mới cho khách hàng về cơ bản đƣợc thực hiện tốt. Tuy nhiên vẫn có những cán bộ còn thụ động, lƣời cập nhật công nghệ, thái độ phục vụ cửa quyền làm cho khách hàng thực hiện giao dịch tại ngân hàng giảm đi tính nhanh chóng thuận tiện. - Về phía khách hàng:

Hiện nay, kinh tế nƣớc ta còn nghèo, đời sống còn khó khăn nhiều, nên công tác TTKDTM nói chung và chuyển tiền điện tử nói riêng đa số chỉ áp dụng thanh toán đối với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp chƣa phổ biến rộng rãi trong dân cƣ, lƣợng tiền mặt nhàn rỗi trong dân cƣ còn nhiều gây lãng phí vốn cho đất nƣớc. Về tâm lý, ngƣời dân quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, họ cảm thấy an toàn khi cầm tiền trong tay. Vì vậy để phƣơng thức TTKDTM nói chung và chuyển tiền điện tử nói riêng vẫn chƣa đƣợc phát triển do đó Ngân hàng phải chú ý tới yếu tố con ngƣời nhƣ: Nâng cao chất lƣợng cán bộ về mọi mặt, thực hiện tuyên truyền quảng cáo các tiện ích của các phƣơng tiện thanh toán này cho ngƣời dân nhận thấy sự đơn giản, ổn định và an toàn, có nhƣ vậy mới dần xoá bỏ đƣợc tâm lý ƣa chuộng tiền mặt và thúc đẩy các phƣơng tiện thanh toán ngày một phát triển.

Kinh tế.

Có thể nói, trong nền kinh tế thị trƣờng tự do, khi khách hàng lựa chọn bất kỳ thể thức thanh toán nào dù là tiền mặt hay không dùng tiền mặt thì tất cả đều tính đến hiệu quả kinh tế. Họ quan tâm đến hiệu quả kinh tế bởi lẽ khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn sử dụng bất kỳ thể thức nào thì yếu tố đầu tiên họ quan tâm đến đó là chi phí họ phải bỏ ra và chỉ khi nào những chi phí liên quan đến thanh toán ít hơn họ sẽ lựa chọn. Tuy nhiên những phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay thậm chí có chi phí cao hơn cả thanh toán bằng tiền mặt. Chƣa kể đến sự khan hiếm của máy ATM tại các huyện, các chi phí từ phí trả lƣơng hàng tháng, phí duy trì thẻ, phí nhắn tin thông báo tài khoản lại thêm các phí mới thực hiện nhƣ phí rút tiền nội mạng, phí giao dịch làm cho việc sử dụng tài khoản đối với đa số ngƣời dùng là không kinh tế. Do đó việc khách hàng e ngại việc sử dụng các phƣơng thức TTKDTM là dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 83 - 90)