gia trên thế giới
Hiện nay, thanh toán điện tử đã đƣợc áp dụng khá rộng rãi tại nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Phillipin, Malaysia, Brazil, Ấn độ, Kenia,… Trong đó, bên cạnh việc thanh toán thẻ qua POS đã phát triển mạnh ở đa số các quốc gia thì thanh toán qua điện thoại di động, internet đang là một xu hƣớng thanh toán trên thế giới. Mỗi nƣớc có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự phát triển và hƣớng đi khác nhau phù hợp với điều kiện xã hội của từng nƣớc. Kinh nghiệm lựa chọn mô hình phát triển thanh toán điện tử của một số nƣớc nhƣ sau:
1.2.1.1 Thụy Điển
Thụy Điển là nƣớc Châu Âu đầu tiên sử dụng tiền giấy, đến nay, Thụy Điển đang dần từ bỏ loại tài sản này. Ở hầu hết các thành phố của Thụy Điển, các xe buýt không còn chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Thay vào đó,vé đã đƣợc đặt trƣớc bằng tin nhắn điện thoại.
Việc sử dụng tiền mặt cũng giảm dần ở các nhà thờ. Tiêu thụ tiền mặt và đồng xu ở Thụy Điển chỉ chiếm 3% trong các hình thức thanh toán, so với Mỹ là 7%, khu vực đồng Euro là 9%.
Tuy nhiên Hiệp hội các Ngân hàng Thụy Điển cũng cho biết, giảm dùng tiền mặt cũng làm giảm tệ nạn xã hội. Số tội phạm cƣớp nhà băng ở Thụy Điển giảm từ 110 ngƣời năm 2010 xuống 16 ngƣời năm 2011, thấp nhất 30 năm trở lại đây. “Ít tiền trong lƣu thông đồng nghĩa với xã hội an toàn hơn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn cả cho ngƣời quản lý và cho công chúng”, chuyên gia an ninh Par Karlsson nhận định.
Giao dịch điện tử cũng giúp Thụy Điển hạn chế vấn đề tham nhũng so với các nƣớc khác nhƣ Italia, Hy Lạp. Ngoài ra, đây cũng là động lực giúp Thụy Điển phát triển một nền kinh tế số. Tuy nhiên, mặt hạn chế của giao dịch điện tử là khiến tội phạm mạng gia tăng.
Đa số các chuyên gia không cho rằng tiền mặt ở Thụy Điển sẽ sớm biến mất, nhƣng sẽ giảm dần lƣu thông trong nền kinh tế.
1.2.1.2 Trung Quốc
Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ và xu hƣớng toàn cầu hóa, tự do hóa tài chính đã thúc đẩy các phƣơng thức TTKDTM phát triển. Do những ƣu việt của TTKDTM, đến nay, nó đã và đang trở thành phƣơng tiện thanh toán phổ biến và đƣợc nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thƣơng mại, các giao dịch có giá trị và khối lƣợng lớn.
Tại Trung Quốc, xu hƣớng trong những năm gần đây, các phƣơng tiện TTKDTM duy trì mức tăng trƣởng nhanh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế tiền mặt. Trong năm 2011, khoảng 21.414 triệu giao dịch thanh toán đã đƣợc thực hiện bằng các phƣơng tiện TTKDTM (tăng 16,85% so với năm 2010), với tổng giá trị giao dịch đạt 715,75 nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT) (tăng 13,07% so với năm 2010).
Về khối lƣợng giao dịch thanh toán qua thẻ ngân hàng, giấy tờ có giá và thanh toán bằng chuyển khoản tƣơng ứng chiếm 91,95%, 4,09% và 3,96% trong tổng số khối lƣợng TTKDTM; điều này chứng tỏ thẻ ngân hàng đang vƣợt trội hơn trong TTKDTM tại Trung Quốc. Về giá trị giao dịch, thẻ ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn hàng, giấy tờ có giá và chuyển khoản tƣơng ứng chiếm 23,19%, 37,73% và 39,08% trong tổng giá trị TTKDTM.
Khối lƣợng giao dịch thanh toán bằng giấy tờ có giá truyền thống tiếp tục giảm xuống. Trong năm 2011, khối lƣợng giao dịch đƣợc thanh toán bằng giấy tờ có giá tại Trung Quốc là 876 triệu, giảm 0,76% với tổng giá trị đạt khoảng 270,03 nghìn tỷ NDT. Khối lƣợng và giá trị giao dịch của giấy tờ có giá trong tổng số TTKDTM giảm tƣơng ứng 0,73% về khối lƣợng và 1,98% về giá trị giao dịch.
Trong số các hình thức thanh toán bằng giấy tờ có giá trị thì séc vẫn chiếm phần lớn và là phƣơng tiện thanh toán phổ biến nhất trong số những giấy tờ có giá. Khối lƣợng và giá trị giao dịch bằng séc tƣơng ứng chiếm 97,51% và 92,15% trong tổng số các phƣơng tiện thanh toán bằng giấy tớ có giá.
Trong năm 2011, tại Trung Quốc đã có 848 triệu giao dịch thanh toán với tổng giá trị là 279,73 nghìn tỷ NDT đã đƣợc thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản, ủy nhiệm thu và ủy nhiệm chi, với mức tăng so với năm 2010 tƣơng ứng là 9,45% về số lƣợng giao dịch và 9,92% về giá trị giao dịch.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và Internet, hoạt động thanh toán điện tử của Trung Quốc đã duy trì đà tăng trƣởng mạnh, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của thƣơng mại điện tử. Đặc biệt, hoạt động thanh toán qua Internet phát triển rất nhanh với mức tăng đột biến về khối lƣợng giao dịch. Trong năm 2011, khối lƣợng giao dịch và giá trị thanh toán qua Internet, thanh toán qua điện thoại cố định và di động đạt 5.567 triệu giao dịch với tổng giá trị là 357,45 nghìn tỷ NDT, với mức tăng tƣơng ứng 91,21% và 33,16% so với năm 2010, chiếm tƣơng ứng 89,51% và 98,21% trong tổng thanh toán điển tử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Trong tổng số khách hàng sử dụng Internet Banking, tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp chiếm 40,5%, tỷ lệ khách hàng cá nhân tại khu vực thành thị chiếm 20,9%. Cùng với sự tăng lên về số lƣợng khách hàng sử dụng, sự hiểu biết và việc tiếp cận với các chức năng của Internet Banking ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tần suất sử dụng Internet Banking hàng tháng của khách hàng cá nhân tăng từ 5 lần năm 2010 lên 5,6 lần năm 2011, và khách hàng doanh nghiệp tăng từ 10,3 lần lên 11,3 lần.
Việc xử lý thanh toán qua Internet tại Trung Quốc dự kiến sẽ hiệu quả hơn sau khi hệ thống thanh toán bù trừ và thanh toán Internet Banking liên ngân hàng của Ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc (PBOC) đƣợc xây dựng, đƣa vào hoạt động .
Nhờ sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành, thẻ ngân hàng đã phát triển nhanh, cả về số lƣợng và giá trị giao dịch, vƣơn ra cả thị trƣờng quốc tế. Thẻ ngân hàng đã tăng nhanh, trở thành phƣơng tiện thanh toán phổ biến, đƣợc sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc. Đến cuối năm 2011, tổng số lƣợng thẻ ngân hàng đƣợc phát hành đạt tới 2,066 tỷ thẻ (tăng 14,8% so với năm trƣớc; đến tháng 10/2011 đã đạt mức 2,3 tỷ thẻ), trong đó thẻ ghi nợ là 1,88 tỷ thẻ chiếm 91%, thẻ tín dụng là 186 triệu thẻ. Khối lƣợng và giá trị giao dịch bằng thẻ ngân hàng năm 2011 là 19.691 triệu giao dịch và 165,99 nghìn tỷ NDT với khối lƣợng và giá trị giao dịch bình quân ngày là 53.948.500 giao dịch và 454.771 triệu NDT.
Đến cuối năm 2011, đã có tổng số 261 tổ chức phát hành thẻ tham gia vào mạng lƣới thanh toán bù trừ thẻ liên ngân hàng (CUP), trong đó có 218 tổ chức trong nƣớc và 43 tổ chức nƣớc ngoài. Hiện nay, tăng trƣởng phát hành thẻ ngân hàng đã chậm lại do gần tới ngƣỡng, nhƣng tỷ lệ thẻ tín dụng đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn phát hành đang tăng nhanh hơn. Các ngân hàng đang tập trung vào chất lƣợng và hiệu quả của thẻ, đặc biệt chất lƣợng của các dịch vụ thẻ, thay vì chạy theo số lƣợng nhƣ trƣớc đây.
Môi trƣờng chấp nhận thẻ ngân hàng tại Trung Quốc tiếp tục đƣợc cải thiện, tính tiện ích và tiện lợi đối với ngƣời dân đang ngày càng rõ ràng hơn. Đến cuối năm 2011, số lƣợng đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, POS và ATM đạt tƣơng ứng là 1.566.500, 2.408.300 và 214.900. Sử dụng thẻ trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ có xu hƣớng tăng nhanh. Tốc độ tăng của việc sử dụng thẻ để chuyển tiền và tiêu dùng tăng nhanh hơn hoạt động gửi và rút tiền. Bên cạnh đó, các chức năng TTKDTM của thẻ đƣợc sử dụng nhiều hơn. Năm 2011, khối lƣợng và giá trị giao dịch thẻ đạt mức 19.691 triệu và 165,99 nghìn tỷ NDT; trong đó số lƣợng và giá trị giao dịch mua sắm bằng thẻ là 3.491 triệu và 6,86 nghìn tỉ NDT (tăng 32% và 73,8%). Số lƣợng và giá trị giao dịch thẻ chiếm tƣơng ứng 91,95% và 23,19% trong tổng TTKDTM; giá trị các giao dịch thanh toán mua bán hàng hóa qua thẻ đã chiếm tới 32% tổng doanh số bán lẻ các hàng hóa tiêu dùng (không tính các giao dịch bất động sản, mua bán ô tô và giao dịch bán buôn).
Có thể nói, hiện nay tại Trung Quốc, việc sử dụng thẻ đã đi vào cuộc sống của ngƣời dân thành thị. Tuy nhiên, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn những vấn đề cần đƣợc tiếp tục xử lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU