Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng phân theo loài thủy sản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU (Trang 69 - 73)

Đơn vị: Tấn Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Cá 580 678 1.396 2.192 1.430 1.535 Tôm 5.968 5.330 6.368 6.478 7.569 6.949 Thủy sản khác 2.015 11.452 6.117 7.258 6.071 3.728 Tổng 8.563 17.460 13.881 15.928 15.070 12.212

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa 2009)

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sản lƣợng thủy sản khai thác Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng Sản lƣợng thủy sản

Trong tổng sản lƣợng thủy sản khai thác của toàn tỉnh, sản lƣợng cá chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong khi đó, đối với sản lƣợng thủy sản nuôi trồng, thì tôm lại chiếm tỷ trọng lớn và cá lại chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp.

Biểu đồ 5 – Sản lƣợng thủy sản khai thác phân theo loài thủy sản

Biểu đồ 6 – Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng phân theo loài thủy sản

Cụ thể hơn, về tình hình khai thác: Hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 10.100 tàu, thuyền lắp máy; trong đó có gần 500 tàu công suất 100CV trở lên, có khả năng đánh bắt dài ngày trên biển. Ngƣ trƣờng khai thác chính của ngƣ dân Khánh Hòa là Ninh Thuận, Bình Thuận và quần đảo Trƣờng Sa.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hoạt động đánh bắt của ngƣ dân Khánh Hòa đang hết sức khó khăn. Giá xăng dầu tăng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, đã đẩy chi phí mỗi chuyến đi biển của ngƣ dân tăng thêm 40%. Bên cạnh đó, những chi phí liên quan đến hoạt động khai thác cũng trở nên đắt đỏ hơn. Chi phí cho một chuyến đi biển của bà con ngƣ dân trƣớc kia vào khoảng 100 triệu đồng thì nay có thể lên đến từ 120-130 triệu. Giá xăng dầu tăng chƣa phải nguyên nhân duy nhất, một nguyên nhân nữa là lƣợng tàu thuyền tham gia khai thác ngày càng nhiều, trong khi đó, nguồn lợi thủy sản có hạn đã khiến hoạt động đánh bắt của bà con thêm khó khăn. Lƣợng tàu thuyền tăng mạnh làm tăng mức độ cạnh tranh đánh bắt tại các ngƣ trƣờng. Không chỉ ngƣ dân Khánh Hòa mà ngƣ dân các địa phƣơng khác cũng nhận rõ nghề đánh bắt không còn dễ dàng nhƣ trƣớc.

Về tình hình nuôi trồng: Tính đến hết năm 2008, tổng diện tích sử dụng nuôi trồng các đối tƣợng thủy sản chủ yếu là 9.593 ha, trong đó nuôi thủy sản nƣớc ngọt

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tôm Thủy sản khác 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tôm Thủy sản khác

khoảng 1.100 ha; nuôi thủy sản nƣớc lợ là 4.808 ha; nuôi mặt nƣớc biển ven bờ là 3.685 ha (gồm 2.000 ha nuôi tôm hùm lồng, cá mú, cá bớp, cá hồng, cá chẽm... ở các vùng biển ven bờ của vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh; 1.300 ha nuôi ngọc trai, 200 ha nuôi nhuyển thể và 185 ha trồng rong biển). Tổng số lồng bè thả nuôi năm 2008 là 27.926 lồng, trong đó nuôi tôm hùm thƣơng phẩm 26.926 lồng, ƣơng tôm hùm con 200 lồng và nuôi cá biển 800 lồng.

Cho đến nay, Khánh Hòa là trung tâm cung cấp tôm giống cho cả nƣớc, mỗi năm sản xuất trung bình 3,5 tỷ con tôm giống. Toàn tỉnh có gần 5.000 ha đìa nuôi trồng thủy sản, năng suất bình quân đạt 1,5 tấn/ha. Những năm gần đây, ngƣ dân Khánh Hòa đã khai thác triệt để vùng mặt nƣớc ven biển để phát triền nghề nuôi tôm hùm lồng, cá mú, vẹm xanh, ốc hƣơng…; toàn tỉnh hiện có gần 30.000 ô lồng nuôi tôm hùm với sản lƣợng bình quân 1.500 tấn/năm.

Hai tháng đầu năm 2011, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa ƣớc đạt 2.850 tấn. Trong đó tôm sú thịt đạt 400 tấn, tôm hùm 150 tấn, rong tƣơi 950 tấn, cá biển 400 tấn, nhuyễn thể các loại 950 tấn, sản xuất tôm giống ƣớc đạt 460 triệu con. Do thời tiết tháng 3 nắng ấm, các hộ nuôi tôm xuống giống thả nuôi vụ 1 năm 2011, nhiều địa phƣơng đang hƣớng dẫn bà con ngƣ dân tập trung cải tạo ao, đầm để thả nuôi tôm, cá, tiếp tục thả nuôi các đối tƣợng thủy sản theo lịch thời vụ năm 2011. Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng vẫn ở mức cao, bình quân từ 80.000 - 83.000 đồng/kg (loại 100 con/kg), vì vậy các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng có thu hoạch đều đạt lãi cao.

Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm đã gặp không ít khó khăn trong thời gian qua do dịch bệnh, thiên tai, và nguồn nƣớc nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm, không chỉ gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân, mà còn ảnh hƣởng chung đến ngành thủy sản của tỉnh.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hầu hết ao đìa nuôi tôm ở Khánh Hòa chƣa đảm bảo điều kiện kỹ thuật, nhiều diện tích nuôi tôm lâu năm nên môi trƣờng bị suy thoái và mầm bệnh vẫn còn lƣu tồn. Mặt khác, do nguồn nƣớc ô nhiễm, chất lƣợng con giống không đảm bảo, việc thả nuôi không tuân thủ quy tắc, thả giống rải vụ quanh năm kể cả khi thời tiết không thuận lợi nên dịch bệnh dễ phát sinh trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, việc ngƣời nuôi quá lạm dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm xử lý môi trƣờng đã dẫn đến kết quả nuôi còn

hạn chế. Đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho nghề nuôi tôm ở Khánh Hòa đang lâm vào thời kỳ tuột dốc. Vào tháng 4 vừa qua, tại xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, của Tỉnh, các loại thủy sản nuôi trồng ở đầm Thủy Triều nhƣ cá mú, rong câu,… đã chết hàng loạt, thiệt hại ƣớc tính lên đến hơn 3 tỉ đồng.. Sau khi tiến hành kiểm tra tình trạng ô nhiễm đầm Thủy Triều, nguyên nhân của sự việc trên đƣợc xác định là do Nhà máy đƣờng Cam Ranh tọa lạc sát vị trí đầm đã xả chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh.

2.3.2.2. Tình hình chế biến thủy sản

Hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 40 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn của ngành. Trong đó, các doanh nghiệp đã xây dựng 22 nhà máy chế biến đông lạnh, 3 phân xƣởng chế biến đồ hộp, 15 cơ sở chế biến thủy sản khô, 5 nhà máy đông lạnh.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chế biến thủy sản ở Khánh Hòa đã và đang trở thành ngành sản xuất công nghiệp hiện đại và phát triển tƣơng đối ổn định. Bên cạnh việc tạo đƣợc những đột phá trong đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, các doanh nghiệp đã đƣợc thử thách trong cơ chế thị trƣờng và khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của mình trong hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, ngoài việc đầu tƣ trang thiết bị máy móc tiên tiến hiện đại, không ngừng nâng cao chất lƣợng, cải tiến mẫu mã và đa dạng hoá các loại sản phẩm, các doanh nghiệp ở Khánh Hòa đã áp dụng hoàn thiện biện pháp quản lý chất lƣợng theo hệ thống HACCP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; hệ thống quản lý chất lƣợng của tổ chức quốc tế BVQI Vƣơng quốc Anh; chứng nhận BRC ở đẳng cấp cao, đạt yêu cầu bán lẻ tại các siêu thị; đƣợc Tổ chức SUREFISH của Mỹ cấp giấy chứng nhận HACCP về an toàn vệ sinh thực phẩm…

Các mặt hàng thủy sản đƣợc chế biến chủ yếu của tỉnh là các loại tôm, mực, cá, ghẹ đông lạnh; các loại hải sản khô và tẩm gia vị; cụ thể nhƣ:

- Tôm sú, tôm thẻ, tôm sắt: HOSO, HLSO, PTO, PTO Butterfly, Round Cut, PTO Cooked, PTO Cocktail Sauce, PD, PD Cooked,…

- Cá ngừ đại dƣơng, cá ngừ sọc dƣa, cá thu, cá cờ kiếm, cá cờ gòn, cá sơn la, cá dấm trắng, cá gáy, cá hồng, cá mú, cá mó và các loại cá khác : Nguyên con, Fillet, Loin, Portion, Steak, Cube, xông CO,…

- Ghẹ: Nguyên con, Mảnh, Thịt sống, Thịt chín, Thịt nhồi mai, thịt bọc càng ghẹ, Thịt chín thanh trùng,…

- Mực: Mực nang nguyên con làm sạch, mực nang Sashimi, mực nang Sushi, mực ống cắt khoanh trụng, mực ống cắt khoanh tƣơi, mực ống tube,…

- Bạch tuộc: Nguyên con làm sạch, Cắt khúc sống và chín,…

- Hải sản khô, tẩm gia vị: Ruốc khô, mực khô còn da và lột da, mực tẩm; cá các loại khô và tẩm gia vị (cá mai, bò da, liệt chỉ, sơn thóc,…).

Tổng sản phẩm phẩm thủy sản chế biến toàn tỉnh có xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2004, toàn tỉnh chế biến đƣợc 37.614 tấn thủy sản đông lạnh, con số này tăng lên vào các năm tiếp theo và đạt mức 57.742 tấn vào năm 2009. Trong đó, thủy sản đông lạnh đƣợc chế biến nhiều nhất bởi thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc, chiếm tỷ trọng khoảng 80%, theo sau là thành phân kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tỷ trọng hơn 10% và thành phân kinh tế nhà nƣớc với tỷ trọng hơn 5%. Năm 2010, theo số liệu ƣớc tính, tổng sản phẩm thủy sản đông lạnh chế biến toàn tỉnh ƣớc đạt gần 56.000 tấn, tuy có giảm so với năm trƣớc nhƣng đã vƣợt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)