Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU (Trang 62 - 142)

5. Kết cấu đề tài

2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa

2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thuộc miền duyên hải Nam Trung bộ, với bờ biển dài 385 km và diện tích tự nhiên 5.197 km2, Khánh Hòa có vị trí địa lý thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, phía Bắc giáp với tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp với tỉnh Ðắc Lắc, Lâm Ðồng, phía Đông giáp biển Ðông, có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nƣớc ta.

Khánh Hòa có ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm do có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi:

Vịnh Vân Phong nằm ở phía Bắc của tỉnh, là điểm cực đông của bán đảo Đông Dƣơng, là vùng bờ biển Việt Nam gần nhất với các tuyến đƣờng biển quốc tế, chỉ cách hải phận quốc tế 14 km. Đây là vịnh lớn với 41.000 ha măt nƣớc, có độ nƣớc sâu từ 20 – 30 m. Vịnh có bán đảo Hòn Gốm che chắn phía Đông và phía Bắc nên tránh đƣợc sóng, và có độ kín gió tốt. Vì vậy, vịnh Vân Phong có một số điểm thuận lợi nổi bật cho việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế. Chính phủ cũng đã quy hoạch xây dựng tại khu vực này Cảng trung chuyển Container Quốc tế và khu kinh tế tổnghợp đa ngành gồm: thƣơng mại, công nghiệp, du lịch… Cảng trung chuyển Container Quốc tế Vân Phong, với tiềm năng phát triển có thể đạt tới 17,5- 17,8 triệu TEU/năm, liên kết thuận lợi với đƣờng bộ, đƣờng sắt, hàng không, kín gió, an toàn, có đủ khả năng để có thể cạnh tranh với các cảng trung chuyển Container đang hoạt động ở khu vực nhƣ: Singapore, Hồng Kông, Kaohsiung… Bên cạnh đó, vịnh còn có khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên, bãi biển tƣơi đẹp. Các chuyên gia của Hiệp hội du lịch thế giới (OMT), Chƣơng trình phát triển du lịch Liên hợp quốc (PNUD) và Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam (IRDT) cùng thừa nhận rằng: nơi đây có đủ các điều kiện tối ƣu để phát triển du lịch. Trong

dự án VIE89/003, OMT còn ghi rõ: “Bán đảo Vân Phong là một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất trong khu vực Châu Á và Viễn đông, vƣợt xa Phuket (Thái Lan) và có thể so sánh đƣợc với bãi biển tuyệt mỹ ở Sierra Leone (châu Phi). Vịnh Vân Phong là một trong những nguồn dự trữ của ngành du lịch nghỉ ngơi nhiệt đới...”.

Vịnh Cam Ranh ở phía Nam, có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Vịnh có diện tích hơn 60 km2, chỗ rộng nhất khoảng 6 km, ăn sâu vào nội địa chừng 12 km, thông với biển bởi một cửa rộng khoảng 3 km. Phần lớn vịnh có độ sâu từ 18 mét đến 32 mét, tàu trên 3 vạn tấn có thể vào bất cứ lúc nào. Vịnh có ƣu điểm là chỉ cách đƣờng hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nƣớc lên xuống tƣơng đối đúng giờ. Đặc điểm hải dƣơng này có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và kỹ thuật hàng hải. Về địa chất hải dƣơng, đáy vịnh gần nhƣ bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh đƣợc bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải. Bán đảo Cam Ranh dài khoảng 12 km, với hơn 10.000 ha rừng, hồ nƣớc ngọt lớn và nhiều bãi tắm tuyệt đẹp, trong đó nhiều bãi tắm có thể khai thác quanh năm.

Vịnh Nha Trang tọa lạc ở giữa, đƣợc công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Vịnh có diện tích khoảng 507 km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha. Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 26⁰C; nóng nhất 39⁰C, lạnh nhất 14,4⁰C. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nƣớc, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới. Trong số

các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: Hòn Mun, Hòn Tằm, Hòn Nhiễu,…Với điều kiện thiên nhiên ƣu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình, Nha Trang – Khánh Hòa có tiềm năng phát triển ngành nghề thủy sản, cùng nhiều loại hình dịch vụ lịch đa dạng, thu hút nhiều du khách bè bạn quốc tế.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú.

Về tài nguyên khoáng sản, Khánh Hòa có nhiều loại khoáng sản nhƣ than bùn, môlíp đen, cao lanh, sét, vàng sa khoáng, nƣớc khoáng, sét chịu lửa, cát, san hô, đá granite..., trong đó, đáng chú ý nhất là cát thủy tinh Cam Ranh, đáp ứng yêu cầu của sản xuất thủy tinh quang học, pha lê... trữ lƣợng 52,2 triệu m3. Nƣớc khoáng với tổng lƣu lƣợng khoảng 40l/s, khả năng khai thác 3400 – 3500 m3

/ngày. Một số nơi đã đƣa vào khai thác công nghiệp nhƣ nƣớc khoáng Đảnh Thạnh (57 triệu lít/năm).

Về tài nguyên rừng, Khánh Hòa có diện tích rừng hiện có 186,5 nghìn ha, trữ lƣợng gỗ 18,5 triệu m3, trong đó 64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng. Rừng phòng hộ có 34%, song hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và Ninh Hòa. Độ che phủ của rừng là 38,5%, lớn nhất là ở huyện Khánh Vĩnh và huyện Khánh Sơn.

Về tài nguyên biển, dọc bờ biển Khánh Hoà có nhiều bãi tắm đẹp và tập trung nhiều đảo lớn nhỏ, thềm lục địa rất hẹp, đƣờng đẳng sâu chạy sát bờ biển. Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trƣờng Sa với khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410.000 km² . Với đặc điểm về mặt địa lý, vùng biển Khánh Hoà có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển. Theo ƣớc tính, trữ lƣợng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hoà vào khoảng 150.000 tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%) với khả năng khai thác cho phép hàng năm khoảng 70.000 tấn. Ngoài hải sản nhƣ cá, mực và các loại ốc, biển Khánh Hoà còn là nơi trú ngụ của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào, đây là nguồn tài nguyên quí đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh. Xác định kinh tế biển đóng vai trò chủ yếu quyết định phát triển kinh tế của tỉnh, gắn chặt nhiệm vụ phát triển kinh tế với quốc phòng – an ninh, Tỉnh uỷ Khánh Hoà đã xây dựng chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban

Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, đồng thời định hƣớng chiến lƣợc quốc phòng - an ninh ở vùng biển và ven biển Khánh Hoà một cách cụ thể. Khánh Hoà có huyện đảo Trƣờng Sa, đây là quần đảo có vị trí hết sức quan trọng đối với nƣớc ta do nằm giữa biển Đông, nơi có những tuyến đƣờng hàng hải quan trọng của thế giới đi qua. Trong những năm qua, quân và dân trên đảo đã giữ vững chủ quyền, đồng thời không ngừng phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển đảo cũng đƣợc UBND tỉnh Khánh Hoà đặc biệt quan tâm. Hiện nay Khánh Hoà có 02 khu bảo tồn biển là Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang (trƣớc đây là khu bảo tồn biển Hòn Mun) và Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào.

Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang là khu bảo tồn loài và sinh cảnh có diện tích khoảng 160 km2 (38 km2 mặt đất và 122 km2 mặt nƣớc biển), gồm các đảo nằm trong vịnh Nha Trang nhƣ: Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm và Hòn Nọc. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái quan trọng nhƣ rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn, đặc biệt rạn san hô nơi đây phong phú hơn bất kỳ nơi nào khác đã đƣợc khảo sát ở Việt Nam với 350 loài san hô trên tổng số 800 loài san hô cứng trên thế giới. Vì tính đa dạng sinh học mà khu vực Hòn Mun đƣợc “ƣu tiên hàng đầu” bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch gắn liền với các hoạt động du lịch sinh thái.

Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào thuộc xã Vạn Hƣng, huyện Vạn Ninh, hoạt động dƣới sự quản lý của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, có diện tích khoảng 25ha, là nơi bảo vệ nghiêm ngặt các nguồn gene quý sống trong các rạn san hô. Ngoài ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng, nó còn mang lại lợi ích kinh tế giúp ngƣời dân địa phƣơng chuyển đổi sinh kế.

Tài nguyên biển và hải đảo Khánh Hoà tuy có nhiều tiềm năng, thế mạnh song cũng ngày càng trở nên khan hiếm nếu không đƣợc khai thác, sử dụng một cách hiệu quả và bền vững. Vẫn còn đây đó nhiều ngƣời chƣa ý thức việc phải bảo vệ biển, còn khai thác tài nguyên quá mức, sử dụng những phƣơng tiện đánh bắt mang tính huỷ diệt, chặt phá rừng ngập mặn để làm đìa nuôi tôm, khai thác san hô, đổ ra biển thức ăn thừa và chất thải từ các lồng bè nuôi hải sản…Tình trạng đó đã làm cho môi trƣờng biển Khánh Hòa bị ô nhiễm, ảnh hƣởng đến nguồn lợi lâu dài.

Do đó, công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo ở Khánh Hòa cần đƣợc đẩy mạnh và gắn kết chặt chẽ với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phát huy các thế mạnh, tiềm năng tài nguyên biển và hải đảo.

2.3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội

Với dân số khoảng 1.160.100 ngƣời, Khánh Hòa là một trong năm tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao nhất cả nƣớc, tốc độ tăng trƣởng (GDP) của tỉnh ƣớc tăng 10,2% vào năm 2009; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng ƣớc tăng 14,6%, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ƣớc tăng 2,3%; giá trị dịch vụ ƣớc tăng 21,3%; GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 1.330 USD; thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh ƣớc đạt 6.276 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2008; kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo cơ cấu dịch vụ – du lịch 43,32%, công nghiệp-xây dựng 41,71%, nông – lâm – thủy sản 14,97%.

Tính đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, số lƣợng doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ lệ 44,4% trong số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông – lâm – thủy sản, và chiếm tỷ lệ 2,6% trong tổng số các doanh nghiệp của cả tỉnh. Ngành thƣơng nghiệp, khách sạn – nhà hàng có số lƣợng doanh nghiệp hoạt động nhiều nhất với tỷ lệ 48,6% trong tổng số doanh nghiệp, tiếp theo đó là ngành công nghiệp với tỷ lệ 18,9%, còn lại là ngành xây dựng với tỷ lệ 11,5% và ngành giao thông vận tải với tỷ lệ 6,6%.

Lƣợng lao động trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản và công nghiệp chế biến thủy sản có xu hƣớng tăng nhẹ, khoảng 4% hàng năm. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng bất ổn của khủng hoảng tài chính toàn cầu, lực lƣợng lao động tham gia vào lĩnh vực này lại giảm nhẹ trong giai đoạn từ 2007 – 2009.

Trong thời gian qua, tổng số dự án đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào tỉnh Khánh Hòa có xu hƣớng tăng, từ con số 48 dự án năm 2003 đã tăng lên 71 dự án vào năm 2009. Trong đó, số dự án đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào lĩnh vực thủy sản chiếm hơn 10%.

Bên cạnh đó, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh cũng liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2004, tổng vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào tỉnh là 266.101 nghìn USD, tăng lên 518.862 nghìn USD vào năm 2009. Trong đó, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào lĩnh vực thủy sản cũng có xu hƣớng tăng qua các năm, từ 9.624 nghìn USD năm 2004 tăng lên 20.132 nghìn USD năm 2009.

Bảng 3 – Thực hiện vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài chia theo ngành kinh tế của tỉnh Khánh Hòa Đơn vị: Nghìn USD Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nông nghiệp và lâm nghiệp - - 680 900 900 900 Thủy sản 9.624 13.224 13.224 24.810 20.445 20.132 Công nghiệp khai thác mỏ 2.107 2.107 2.107 2.107 2.107 2.107 Công nghiệp chế biến 234.122 235.772 276.437 289.699 314.844 470.456 Khách sạn và nhà hàng 19.034 19.034 19.034 19.034 19.154 19.184

Vận tải, kho bãi

và thông tin 1.214 1.214 1.214 1.214 4.400 4.400

Dịch vụ - - 539 1.112 1.312 1.312

Thƣơng mại - - 371 371 371 371

Tổng số 266.101 271.351 313.606 339.247 363.533 518.862

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2009)

Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi đã nêu trên, Khánh Hòa có thế mạnh để phát triển ngành nghề thủy sản. Hiện nay, bên cạnh các ngành nhƣ dịch vụ – du lịch, công nghiệp đóng tàu là những ngành trọng điểm, thì nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản cũng đã và đang là một ngành mũi nhọn, đóng vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Khánh Hòa.

2.3.2. Thực trạng ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa tỉnh Khánh Hòa

2.3.2.1. Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản

Trong thời giai đoạn vừa qua, sản lƣợng thủy sản của cả tỉnh luôn tăng qua các năm. Năm 2004, sản lƣợng thủy sản toàn tỉnh đạt mức 68.265 tấn, trong đó, sản lƣợng thủy sản khai thác là 59.702 tấn và sản lƣợng thủy sản nuôi trồng là 8.563 tấn. Từ năm 2004 đến năm 2009, sản lƣợng thủy sản toàn tỉnh đạt mức 86.568 tấn,

trung bình tăng 5,08%/năm; trong đó, sản lƣợng thủy sản khai thác đạt mức 74.356 tấn, trung bình tăng 4,51%/năm, còn sản lƣợng thủy sản nuôi trồng lại không tăng ổn định qua các năm, cụ thể là tăng mạnh ở các năm 2005 và 2007 (tăng 103,90% năm 2005), nhƣng lại giảm mạnh ở các năm khác (giảm 20,50% năm 2006).

Đến năm 2010, sản lƣợng thủy sản khai thác toàn tỉnh ƣớc tính đạt 76.391 tấn và sản lƣợng thủy sản nuôi trồng ƣớc tính đạt khoảng 23.000 tấn, đều tăng đáng kể so với năm 2009. Cũng trong năm qua, bên cạnh Khánh Hòa, một số địa phƣơng cũng có sản lƣợng thủy sản khai thác lớn còn có: Quảng Ninh (51.380 tấn); Quảng Nam (đạt 57.610 tấn, tăng 5,06% so với năm trƣớc và đạt 106% kế hoạch); Ninh Thuận (đạt 52.500 tấn, tăng 4% so với năm 2009, đạt 105% so với kế hoạch); Bình Định (đạt 132.000 tấn); Cà Mau (144.360 tấn); Bến Tre (117.116 tấn); Tiền Giang (76.291 tấn).

Cũng trong thời gian qua, thành phố Nha Trang luôn đứng đầu về sản lƣợng thủy sản của tỉnh, đứng thứ hai là thị xã Cam Ranh, trong đó, Nha Trang dẫn đầu về sản lƣợng thủy sản khai thác, Cam Ranh dẫn đầu về thủy sản nuôi trồng. Mặt khác, sản lƣợng thủy sản của cả 2 khu vực này (Nha Trang và Cam Ranh) chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng sản lƣợng thủy sản của tỉnh (chiếm tỷ trọng khoảng 70% mỗi năm), tiếp sau đó là huyện Ninh Hòa, rồi đền huyện Vạn Ninh, huyện Cam Lâm, và các huyện khác.

Bảng 4 – Sản lƣợng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa

Đơn vị: Tấn Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sản lƣợng thủy sản khai thác 59.702 63.118 65.266 67.056 68.638 74.356 76.391 Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng 8.563 17.460 13.881 15.928 15.070 12.212 23.000

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU (Trang 62 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)