Giới thiệu việc khảo sát các doanh nghiệp thủy sản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU (Trang 80 - 142)

5. Kết cấu đề tài

2.4.1. Giới thiệu việc khảo sát các doanh nghiệp thủy sản

2.4.1.1. Nội dung bảng câu hỏi phỏng vấn

Bảng câu hỏi phỏng vấn đƣợc thiết kế theo 04 nhóm nội dung nhƣ sau:

i. Thông tin nhận dạng doanh nghiệp (DN), bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, năm thành lập, năm bắt đầu sản xuất kinh doanh của DN.

ii. Tình hình kinh doanh của DN, bao gồm thông tin về thực trạng sản xuất kinh doanh của DN từ năm 2008 đến năm 2010, các thông tin liên quan đến thị trƣờng xuất khẩu và mặt hàng thủy sản xuất khẩu của DN.

iii. Môi trường kinh doanh của DN, bao gồm:

(a) Khả năng thích ứng của các DN với thị trƣờng EU và Mỹ, khả năng đáp ứng của các DN với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế nhƣ HACCP, Global Gap, Ecolabels, quy định chống bán phá giá và khả năng truy xuất nguồn gốc của DN;

(b) Môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc liên quan đến vốn, lao động, và các vấn đề khác; và

(c) Các vấn đề nội tại và các vấn đề đến từ môi trƣờng bên ngoài có tác động đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp.

iv. Sự chuẩn bị cho cạnh tranh xuất khẩu của DN trong giai đoạn hậu gia nhập WTO, bao gồm vấn đề nhận thức của DN về tác động của hội nhập đến xuất khẩu, thay đổi chiến lƣợc xuất khẩu của DN trong giai đoạn sắp tới.

2.4.1.2. Giới thiệu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tham gia khảo sát (1) Công ty CP Nha Trang Seafoods F17: (1) Công ty CP Nha Trang Seafoods F17:

- Tên đầy đủ: Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17

- Trụ sở chính: Số 58 B đƣờng Hai Tháng Tƣ - phƣờng Vĩnh Hải - thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa.

- Điện thoại: 84 58 831033 Fax: 84 58 831034

- Email:nhatrangseafoods@vnn.vn

- Website: www.nhatrangseafoods.com

Thành lập vào năm 1976, hoạt động kinh doanh chủ yếu hiện nay của Công ty CP Nha Trang Seafoods F17 là chế biến xuất khẩu thủy sản. Trong đó, sản phẩm chính của Công ty gồm các loại tôm, mực, cá, ghẹ, bạch tuộc đông lạnh, các loại hải sản khô và tẩm gia vị đƣợc xuất khẩu sang các thị trƣờng lớn nhƣ Nhật Bản, EU, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Nga với doanh số xuất khẩu đạt kim ngạch trên 30 triệu USD/năm. Trong thời gian vừa qua, Công ty CP Nha Trang Seafoods F17 luôn là một thƣơng hiệu mạnh và nổi tiếng của ngành thủy sản Khánh Hòa, không chỉ luôn đi đầu trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Tỉnh, mà còn là một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản điển hình của cả nƣớc. Bên cạnh đó, F.17 còn là một trong số 49 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2010 do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam xét chọn.

(2) Công ty TNHH Một thành viên Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa:

- Tên đầy đủ: Công ty TNHH MTV Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa (KHASPEXCO)

- Trụ sở chính: Số 10 Võ Thị Sáu, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

- Điện thoại: (84) 58881161 Fax:(84) 58881675

- Email: khaspexco@dng.vnn.vn

Ra đời vào năm 1977, cho đến nay, Khaspexco là Công ty TNHH một thành viên với 100% vốn của Nhà nƣớc, với hoạt động kinh doanh chủ yếu là khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Các mặt hàng thủy sản chủ yếu bao gồm cá, tôm,

mực, ghẹ đông lạnh, hàng thủy sản khô, nhuyễn thể, v..v.. đƣợc Công ty xuất khẩu sang nhiều thị trƣờng lớn nhƣ Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan với kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt hơn 10 triệu USD/năm.

(3) Công ty TNHH Tín Thịnh:

- Tên đầy đủ:Công ty TNHH Tín Thịnh

- Trụ sở chính: Lô F1 KCN Suối Dầu, Huyện Cam Lâm, Khánh Hòa

- Điện thoại: 058.3744155 Fax: 058.3744163

- Email: oceanblue@vnn.vn

- Website: www.tinthinh.com.vn

Ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2002, cho đến nay,Tín Thịnh đã trở thành một thƣơng hiệu mạnh của thủy sản Khánh Hòa và tìm đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng thủy sản quốc tế. Hiện nay, doanh nghiệp chuyên chế biến và cung cấp mặt hàng cá đông lạnh, tôm, cua bể và một số loại thủy sản khác dƣới hình thức nguyên liệu, sơ chế, nấu chín, hấp, chiên trƣớc, v..v..xuất khẩu sang các thị trƣờng nhƣ Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, Australia, Trung Đông, v..v.. Bên cạnh đó, Tín Thịnh còn đạt đƣợc danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” của Việt Nam trong 4 năm 2005, 2006, 2008 và 2010.

(4) Công ty TNHH Long Sinh:

- Tên đầy đủ:Công ty TNHH Long Sinh

- Trụ sở chính: 37 Hoàng Văn Thụ – Thành phố Nha Trang – Khánh Hòa

- Địa chỉ nhà máy: Lô B5 Khu công nghiệp Suối Dầu

- Điện thoại: 84.58.743555 Fax: 84.58.743557

- Email: lsc@dng.vnn.vn

- Website: http://www.longsinh.com.vn

Thành lập và đi vào hoạt động năm 1997, bên cạnh các hoạt sản xuất và kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc thú y thủy sản; nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn tôm nhƣ bột cá, bột mực, v…v..; phân bón lá sinh học cao cấp; thực phẩm chay, Long Sinh còn sản xuất chế biến và xuất

2005, 2008 và 2010; 2005, 2006, 2008 và 20

; Giải thƣởng: “Thƣơng Hiệu Nổi Tiếng Quốc Gia” năm 2010.

(5) Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang F115:

- Tên đầy đủ:Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang (F115)

- Trụ sở chính: 194 Lê Hông Phong – Nha Trang

- Điện thoại: 058.3884713 Fax: 058.3884158

- Email: fisco@hcm.vnn.vn

- Website: www.nhatrangfisco.com

Đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1999, Công ty Cố phần Hải sản Nha Trang (NHA TRANG FISHERIESJOINT STOCK COMPANY - NHATRANG FISCO)hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản. Hiện nay, sản phẩm của doanh nghiệp đã đƣợc xuất khẩu sang rất nhiều thị trƣờng lốn nhƣ Nhật Bản, EU, Mỹ, Đài Loan, Hongkong, Thái Lan, Hàn Quốc, v..v.. Nha Trang Fisco đã đạt đƣợc rất nhiều danh hiệu nhƣ: Khen thƣởng của Bộ Thủy sản về vƣợt kim ngạch xuất khẩu; Bằng khen của Tỉnh về thành tích là 1 trong 10 doanh nghiệp dẫn đầu xuất khẩu tỉnh. 2009, 2010.

(6) Công ty TNHH Hải Vƣơng:

- Tên đầy đủ:Công ty TNHH Hải Vƣơng (Havuco)

- Địa chỉ: Lô B, KCN Suối Dầu, Diên Khánh, Khánh Hòa

- Điện thoại: 0583.743333 Fax: 0583.743336

- Email: nam@haivuong.com

- Website: www.haivuong.com

Công ty TNHH Hải Vƣơng hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy hải sản đông lạnh. Là một trong những thƣơng hiệu thủy sản mạnh của tỉnh, kim ngạch xuất khẩu của công ty trung bình đạt khoảng 30 triệu USD/năm. Hiện nay, Mỹ và EU là các thị trƣờng xuất khẩu chính của doanh nghiệp. Từ năm 2004

đến năm 2010, Công ty TNHH Hải Vƣơng luôn đạt đƣợc doanh nghiệp xuất khẩu uy tín. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn đƣợc Bộ Thƣơng mại khen thƣởng về thành tích xuất khẩu trong 3 năm 2004, 2005, 2006.

Việc nghiên cứu khảo sát các DN thủy sản trong tỉnh đã gặp không ít những khó khăn. Vì thời gian nghiên cứu không đƣợc nhiều, điều kiện tiếp xúc với các doanh nghiệp trong tỉnh còn gặp nhiều hạn chế nên việc điều tra khảo sát chỉ đƣợc thực hiện ở 06 doanh nghiệp đã đƣợc nêu trên. Bên cạnh đó, các DN đƣợc khảo sát cũng chƣa cung cấp đầy đủ các thông tin trong bảng câu hỏi phỏng vấn.

2.4.2. Kết quả khảo sát

Dựa vào các bảng câu hỏi phỏng vấn thu thập đƣợc từ 06 doanh nghiệp, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

 Trong số 06 doanh nghiệp thủy sản đã khảo sát, trong 03 năm vừa qua (2008, 2009 và 2010), đa phần các doanh nghiệp đều kinh doanh có lợi nhuận.

Ngoài việc doanh nghiệp Tín Thịnh kinh doanh hòa vốn vào năm 2008, và doanh nghiệp Hải Vƣơng kinh doanh thua lỗ năm 2009 thì ở tất cả các năm còn lại, hầu hết các doanh nghiệp đều đạt mức lợi nhuận từ dƣới 5% đến 20%, đặc biệt doanh nghiệp Hải Vƣơng đạt lợi nhuận trên 20% năm 2008.

Bên cạnh đó, sau năm 2008, qua năm 2009, hầu hết lợi nhuận của các doanh nghiệp đều tăng, riêng Khaspexco thì giảm từ 10-15% xuống còn 5-10%.

F17 là doanh nghiệp thủy sản đạt mức lợi nhuận cao nhất trong số 06 doanh nghiệp (10-15% năm 2008, tăng lên 15-20% vào 2 năm tiếp theo). Công ty Hải Vƣơng có mức lợi nhuận qua các năm không ổn đinh. Lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm rõ rệt ở năm 2009, và tăng dần trở lại vào năm 2010.

Bảng 11 – Mức lợi nhuận của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát năm 2008–2010

Năm 2008 2009 2010 Khaspexco 10-15% 5-10% 5-10% Tín Thịnh Hòa vốn <5% <5% F17 10-15% 15-20% 15-20% F115 <5% 5-10% 5-10% Long Sinh <5% 10-15% 5-10%

 Trong số 06 doanh nghiệp trên, có 04 trong tổng số 06 doanh nghiệp đƣợc khảo sát có tham gia xuất khẩu thủy sản sang EU/Mỹ (Tín Thịnh, F17, F115, Hải Vƣơng), 02 doanh nghiệp còn lại (Khaspexco và Long Sinh) xác định EU và Mỹ sẽ là 2 thị trƣờng xuất khẩu mà doanh nghiệp hƣớng đến trong tƣơng lai. Cụ thể hơn: + Với Khaspexco, doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu thủy hải sản sang thị trƣờng

Úc và New Zealand (chiếm khoảng 60% tỷ trọng kim ngạch của doanh nghiệp mỗi năm), tiếp theo đó là thị trƣờng Nhật, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc,…Trong tƣơng lai, doanh nghiệp dự tính xuất khẩu sang EU và Mỹ.

+ Với Tín Thịnh, hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu nhiều nhất sang thị trƣờng EU, Asean và thị trƣờng Mỹ. Trong đó, xuất khẩu sang EU tăng từ 28,6% năm 2008 lên đến khoảng 50% vào hai năm tiếp theo, xuất khẩu sang các nƣớc Asean tăng từ 10% năm 2008 lên 22% và 26% vào hai năm tiếp theo, xuất khẩu sang Mỹ giảm từ 26% năm 2008 xuống còn 14% năm 2009 và 18% năm 2010. Ngoài ra, doanh nghiệp còn xuất sang Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông nhƣng với tỷ trọng thấp.

+ Với F17, trong số 06 doanh nghiệp đƣợc khảo sát, thì đây là doanh nghiệp hiện đang xuất khẩu sang nhiều thị trƣờng nhất.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản nhiều nhất vào thị trƣờng Mỹ, với tỷ trọng lần lƣợt là 72,65% , 77,82% và giảm xuống 58,52% vào ba năm 2008, 2009 và 2010. Đứng sau thị trƣờng Mỹ, doanh nghiệp còn xuất khẩu sang EU với tỷ trọng khoảng 14% trong 3 năm vừa qua, tiếp tho đó là thị trƣờng Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Úc, Newzealand, Asean, Trung Quốc và các nƣớc khác.

+ Với F115, doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ, với tỷ trọng lần lƣợt là 65,28%, 48,70% và 54,05% vào 3 năm 2008, 2009 và 2010. Theo sau thị trƣờng Mỹ là thị trƣờng Nhật với tỷ trọng xuất khẩu khoảng 22% mỗi năm. Tiếp đó là thị trƣờng EU với tỷ trọng xuất khẩu tăng đáng kể, từ 3,55% năm 2008 đã tăng lên 18,50% năm 2009 và giảm nhẹ xuống mức 16,70% vào năm 2010. Ngoài ra, doanh nghiệp còn xuất khẩu sang các thị trƣờng Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông,…

+ Với doanh nghiệp Hải Vƣơng, thị trƣờng xuất khẩu chính của doanh nghiệp là EU, với tỷ trọng xuất khẩu chiếm trên 60% mỗi năm. Sau EU, thị trƣờng Mỹ

cũng đƣợc doanh nghiệp hƣớng tới, với tỷ trọng xuất khẩu hơn 30% mỗi năm. Bên cạnh EU và Mỹ, doanh nghiệp cũng xuất khẩu thủy hải sản sang thị trƣờng Nhật, Asean và một số nƣớc khác.

+ Riêng doanh nghiệp Long Sinh, hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu sang thị trƣờng Đài Loan. Trong tƣơng lai, EU và Mỹ là hai thị trƣờng tiềm năng mà doanh nghiệp sẽ hƣớng tới.

Bảng 12– Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát Doanh nghiệp Thị trƣờng 2008 2009 2010 Khaspexco Nhật 24,6% 27,19% 13,76% China - - 0,59% Asean 1,48% - - Úc, Newzealand 55,61% 60,33% 69,72% Singapore Hồng Kông Hàn Quốc 1,75% 1,52% 7,46% Các nƣớc khác 16,56% 10,96% 8,48% Tín Thịnh EU 28,6% 50,2% 49,9% Mỹ 26% 14% 18% Nhật - 0,2% 0,1% Asean 10% 22% 26% Úc, Newzealand 8% 5% 4% Singapore Hồng Kông Hàn Quốc 0,4% 0,6% - Các nƣớc khác 27% 8% 2%

F17 EU 12,67% 9,32% 19,10% Mỹ 72,65% 77,82% 58,52% Nhật 6,25% 2.86% 1,86% China 0,04% - - Asean 4,21% - - Úc, Newzealand 1,09% 0,66% 3,68% Singapore Hồng Kông Hàn Quốc 2,90% 9,34% 15,32% Các nƣớc khác 0,19% - 1,52% F115 EU 3,55% 18,50% 16,70% Mỹ 65,28% 48,70% 54,05% Nhật 24,69% 18,81% 22,37% Singapore Hồng Kông Hàn Quốc 1,80% 10,61% 6,88% Các nƣớc khác 4,68% 3,38% -

Long Shin Đài Loan - - 100%

Hải Vƣơng EU 60% 62% 65%

Mỹ 34% 31% 32%

Nhật 7% 5% 2%

Asean - 1% -

Các nƣớc khác 1% 1% 1%

 Các sản phẩm chủ yếu mà các doanh nghiệp xuất khẩu là Tôm, Cá và Mực. Trong đó, tôm đƣợc xuất khẩu nhiều sang thị trƣờng Mỹ, cá và mực đƣợc xuất khẩu nhiều sang EU.

+ Khaspexco chủ yếu xuất khẩu cá đông lạnh (chiếm tỷ trọng đến 77,76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của DN ) sang hai thị trƣờng chủ yếu là Úc (79,13%) và Nhật (17,72%). Theo sau đó là mực đông lạnh đƣợc xuất khẩu sang hai thị trƣờng chủ yếu là Úc và Canada, và các mặt hàng cá khô đƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng Hàn Quốc, Đài Loan.

+ Doanh nghiệp Tính Thịnh xuất khẩu chủ yếu mặt hàng cá ngừ (chiếm tỷ trọng 51%) và mực (chiếm tỷ trọng 11%) sang hai thị trƣờng EU, Mỹ và Úc. Ngoài ra, doanh nghiệp còn xuất khẩu cá sọc dƣa sang Iran.

+ Tôm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu chính của doanh nghiệp thủy sản F17 (chiếm đến 94,68% trong tổng kim ngạch xuất khẩu), và loại mặt hàng thủy sản này đƣợc doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ (61,51%) và EU (18,64%). Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn xuất khẩu cá các loại sang hai thị trƣờng Úc và Nhật; và mực, ghẹ, ruốc sang thị trƣờng EU và Nhật.

+ Doanh nghiệp F115 chủ yếu xuất khẩu mặt hàng tôm sang thị trƣờng chính là Mỹ, và tiếp theo đó là thị trƣờng EU.

+ Doanh nghiệp Hải Vƣơng chủ yếu xuất khẩu mặt hàng cá đông lạnh sang Ý với tỷ trọng 50% và thị trƣờng Mỹ với tỷ trọng 34%.

+ Doanh nghiệp Long Sinh xuất khẩu mặt hàng tôm (chiếm 100% kim ngạch) sang thị trƣờng Đài Loan.

 Với câu hỏi về lý do chọn EU/Mỹ làm thị trƣờng xuất khẩu hoặc làm thị trƣờng xuất khẩu hƣớng đến, các câu trả lời khá tập trung và khá giống nhau đối với cả 5 doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp đều lựa chọn những lý do giống nhau đối với cả hai thị trƣờng này.

Các lý do DN chọn thị trƣờng EU/Mỹ để xuất khẩu đƣợc minh họa cụ thể bằng biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 11 – Lý do các doanh nghiệp chọn thị trƣờng EU/Mỹ

 Cả 06 doanh nghiệp đều khẳng định nắm bắt rõ các thủ tục xuất khẩu sang hai thị trƣờng EU và Mỹ.

 Về mức độ thích ứng của Doanh nghiệp đối với thị trƣờng EU và Mỹ:

+ Câu trả lời về mức độ thích ứng của mỗi doanh nghiệp đối với 02 thị trƣờng tƣơng đối giống nhau, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai thị trƣờng.

+ Hầu hết doanh nghiệp đƣợc khảo sát đều cho rằng vấn đề ngôn ngữ không phải là rào cản lớn hoặc cho rằng vấn đề ngôn ngữ không liên quan đến vấn đề thích ứng của doanh nghiệp đối với thị trƣờng EU và Mỹ. Chỉ có 1 doanh nghiệp không xác định đƣợc vấn đề ngôn ngữ có phải là rào cản lớn khi tham gia xuất khẩu vào hai thị trƣờng này hay không.

+ 03 trong tổng số 06 doanh nghiệp không đồng ý với nhận định Nắm bắt tập quán, thói quen và thị hiếu người tiêu dùng EU/Mỹ không hề đơn giản . Trong khi đó, 02 doanh nghiệp lại đồng ý với nhận định này, và chỉ 01 doanh nghiệp là không xác định đƣợc có đồng ý hay không đồng ý đối với vấn đề này.

+ Với nhận định Các quy định của EU/Mỹ về chất lượng, môi trường, nhãn mác sản phẩm quá khắt khe, có sự phân cực trong cách đánh giá của các doanh nghiệp. Có 02 trong tổng số 06 doanh nghiệp hoàn toàn không đồng ý với nhận định này, trong khi đó, 04 doanh nghiệp còn lại (gồm có F17, F115, Long Sinh và Hải Vƣơng) thì lại hoàn toàn đồng ý với nhận định nêu trên.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU (Trang 80 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)