Các đặc điểm của hàng rào phi thuế quan

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu đề tài

1.3.3. Các đặc điểm của hàng rào phi thuế quan

Các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức. Khi sử dụng hàng rào phi thuế quan để phục vụ một mục tiêu cụ thể thì sẽ có nhiều sự lựa chọn, không bị bó hẹp trong khuôn khổ một công cụ duy nhất nhƣ thuế quan. Ví dụ để hạn chế nhập khẩu phân bón, có thể đồng thời áp dụng các hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu không tự động, phụ thu nhập khẩu.

Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao. Mỗi quốc gia thƣờng theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế, thƣơng mại của mình, nhƣ mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nƣớc, khuyến khích phát triển một số ngành nghề; bảo đảm an toàn sức khỏe con ngƣời, động thực vật,

môi trƣờng; hạn chế tiêu dùng; đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, v.v...Các hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác nhau nêu trên trong khi việc sử dụng công cụ thuế quan không khả thi hoặc không hữu hiệu bằng.Ví dụ: quyết định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừa đảm bảo an toàn sức khỏe con ngƣời, động thực vật lại vừa gián tiếp bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nƣớc một cách hợp pháp.

Hình thức thể hiện của các hàng rào phi thuế quan rất phong phú nên nhiều hàng rào phi thuế quan chưa chịu sự điều chỉnh của các qui tắc thương mại. Trên thực tế, các hàng rào phi thuế quan thƣờng rất tinh vi, dễ che đậy, biện hộ vì mức độ ảnh hƣởng không rõ ràng nhƣ những thay đổi mang tính định lƣợng của thuế quan. Trong khi đó, hiện nay các Hiệp định của WTO chỉ mới điều chỉnh việc sử dụng một số hàng rào phi thuế quan nhất định. Một số hàng rào phi thuế quan khác tuy có thể nhằm mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nƣớc nhƣng vẫn đƣợc WTO cho phép áp dụng với điều kiện tuân thủ những quyết định cụ thể, rõ ràng, khách quan. Chẳng hạn nhƣ tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, tự vệ, thuế chống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp, thuế đối kháng, một số hình thức hỗ trợ nông nghiệp. Hiện nay vẫn tồn tại những hàng rào phi thuế quan chƣa xác định đƣợc là phù hợp hay không với các quyết định của WTO và các nƣớc vẫn có thể tiếp tục áp dụng mà chƣa bị yêu cầu cắt giảm hay loại bỏ. Nguyên nhân có thể do WTO chƣa có quyết định điều chỉnh hoặc có quyết định điều chỉnh nhƣng rất chung chung và khó xác định tính phù hợp của những hàng ráo phi thuế đó.

Dự đoán việc áp dụng và tác động của các hàng rào phi thuế quan là rất khó khăn.Trên thực tế chúng thƣờng đƣợc vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan, đôi khi tùy tiện của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc. Bên cạnh đó, các hàng rào phi thuế quan đôi khi cũng làm nhiễu tín hiệu của thị trƣờng mà ngƣời sản xuất dựa vào đó để ra quyết định. Chẳng hạn nhƣ giá thị trƣờng, khi bị làm sai lệch, nó sẽ phản ánh không trung thực lợi thế cạnh tranh thật sự chỉ dẫn sai việc phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế. Do đó, khả năng xây dựng kế hoạch đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong trung và dài hạn của ngƣời sản xuất bị hạn chế.Tác động của các hàng rào phi thuế quan thƣờng khó có thể lƣợng hóa đƣợc rõ ràng nhƣ tác động của thuế quan. Bản thân mức độ bảo hộ của mỗi hàng rào phi thuế quan cũng chỉ có thể đƣợc ƣớc lƣợng một cách tƣơng đối. Cũng

vì mức độ bảo hộ của các hàng rào phi thuế quan không dễ xác định nên rất khó xác định một lộ trình tự do hóa thƣơng mại rõ ràng nhƣ với bảo hộ bằng thuế quan.

Các hàng rào phi thuế quan thường đòi hỏi chi phí quản lí cao và tiêu tốn nhân lực của nhà nƣớc để duy trì hệ thống điều hành kiểm soát thƣơng mại bằng các hàng rào phi thuế quan. Ngoài ra, thực tế vẫn có những hàng rào phi thuế quan bị động, tồn tại trên thực tế ngoài ý muốn của các nhà hoạch định chính sách nhƣ bộ máy quản lí thƣơng mại quan liêu, năng lực thấp của các nhân viên hải quan, các văn bản pháp lí không đƣợc công bố công khai... càng làm tăng chi phí quản lý của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)