Nhóm các biện pháp bảo vệ thƣơng mại tạm thời

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU (Trang 32 - 42)

5. Kết cấu đề tài

1.3.2.6.Nhóm các biện pháp bảo vệ thƣơng mại tạm thời

Các biện pháp bảo vệ thƣơng mại tạm thời hiện nay chủ yếu bao gồm các

biện pháp tự vệ, chống trợ cấpchống bán phá giá.

(1) Biện pháp tự vệ: Theo đó các nƣớc có thể hạn chế nhập khẩu tạm thời bằng cách tăng thuế nhập khẩu hoặc áp dụng hạn chế định lƣợng nếu cơ quan điều tra của nƣớc này chứng minh đƣợc rằng khối lƣợng hàng hóa nhập khẩu tăng lên đáng kể và tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa đang sản xuất mặt hàng tƣơng tự hoặc mặt hàng trực tiếp cạnh tranh. Việc

cho phép nâng mức độ bảo hộ tạm thời này nhằm giúp cho ngành sản xuất nội địa có đủ thời gian để thích ứng trƣớc sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập. Do đó thời hạn tối đa để áp dụng biện pháp này cho một sản phẩm cũng chỉ kéo dài trong một thời gian trong vòng 8 tháng.

(2) Biện pháp chống trợ cấp: Theo WTO, trợ cấp đƣợc hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nƣớc hoặc một tổ chức công (trung ƣơng hoặc địa phƣơng) dƣới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất: (i) Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển vay (ví dụ nhƣ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ nhƣ bảo lãnh cho các khoản vay); (ii) Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ƣu đãi thuế, tín dụng); (iii) Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hóa (trừ cơ sở hạ tầng chung); (iv) Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tƣ nhân tiến hàng các hoạt động (i), (ii) và (iii) nêu trên theo cách mà chính phủ vẫn làm. Các khoản hỗ trợ này đƣợc hiểu là mang lại lợi ích cho đối tƣợng đƣợc hƣởng hỗ trợ nếu nó đƣợc thực hiện theo cách mà một nhà đầu tƣ tƣ nhân, một ngân hàng thƣơng mại… bình thƣờng sẽ không khi nào làm nhƣ vậy(vì đi ngƣợc lại những tính toán thƣơng mại thông thƣờng).

Trong WTO, trợ cấp là hình thức đƣợc phép, nhƣng là trong giới hạn và điều kiện nhất định. Có thể chia ra làm 3 loại trợ cấp và mỗi loại có quy chế áp dụng khác nhau:

Thứ nhất là trợ cấp bị cấm (hay còn gọi là trợ cấp đèn đỏ), trợ cấp bị cấm bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nhằm ƣu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu. Hiện nay tất cả các thành viên của WTO đều cấm hai hình thức trợ cấp trên. Trong đó, trợ cấp xuất khẩu đƣợc nhận dạng căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thƣởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế hoặc giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tƣơng tự bán trong nƣớc đƣợc hƣởng, ƣu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ƣu đãi tín dụng xuất khẩu, v..v...

Thứ hai là loại trợ cấp không bị khiếu kiện (trợ cấp đèn xanh), trợ cấp không bị khiếu kiện bao gồm:

Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hƣớng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hƣởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ƣu đãi riêng đối với bất kỳ đối tƣợng nào.

Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt): Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể); Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp); Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trƣờng kinh doanh mới.

Thứ ba là loại trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (còn gọi là trợ cấp đèn vàng), trợ cấp không bị cấm nhƣng có thể bị khiếu kiện bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nƣớc thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhƣng nếu gây thiệt hại cho nƣớc thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tƣơng tự của nƣớc thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO.

Thuế chống trợ cấp (còn gọi là thuế đối kháng) là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thƣờng) đánh vào sản phẩm nƣớc ngoài đƣợc trợ cấp vào nƣớc nhập khẩu. Đây chính là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nƣớc ngoài đƣợc trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chồng trợ cấp do nƣớc nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nƣớc ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO còn quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phƣơng cho trƣờng hợp này). Mức thuế chống trợ cấp đƣợc tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nƣớc ngoài và không cao hơn biên độ trợ cấp xác định cho họ. Trƣờng hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nƣớc ngoài không đƣợc lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mực thuế chống trợ cấp áp dụng cho họ không cao hơn biên độ trợ cấp trung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nƣớc ngoài đƣợc lựa chọn điều tra. Mức thuế chống trợ cấp đƣợc rà soát lại sau khi áp thuế một thời gian (thƣờng là theo từng năm) cơ quan có thẩm quyển sẽ điều tra lại để xem xét tăng, giảm mức thuế hoặc chấm dứt việc áp thuế chồng trợ cấp nếu có yêu cầu. Việc áp thuế chống trợ cấp không đƣợc kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại trừ khi cơ quan có thẩm quyền thấy rằng việc chấm dứt áp thuế sẽ dẫn tới việc tái trợ cấp hoặc gây thiệt hại. Viếc áp thuế chống trợ cấp chỉ có hiệu lực đối với hàng hóa nhập khẩu sau thời điểm ban hành quyết định, việc áp dụng thuế đối kháng đối với những lô hàng nhập khẩu trƣớc thời điểm ban hành quyết định chỉ đƣợc thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là thiệt hại thực tế.

Không phải lúc nào nƣớc nhập khẩu cũng đƣợc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất xuất khẩu khi có hiện tƣợng hàng hóa của nhà sản xuất xuất khẩu đó đƣợc trợ cấp. Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan thẩm quyền của nƣớc nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng định sự tồn tài đồng thời 3 điều kiện: Hàng hóa nhập khẩu đƣợc trợ cấp (với biên độ trợ cấp – tức là trị giá phần trợ cấp trên giá hàng hóa liên quan – không thấp hơn 1%); Ngành sản xuất sản phẩm tƣơng tự của nƣớc nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nƣớc (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”); Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu đƣợc trợ cấp và thiệt hại nói trên. Các vấn đề về trình tự, thủ tục kiện chống trợ cấp và các điều kiện áp dụng biện pháp đối kháng đƣợc quy định tại hiệp định SCM bao gồm các nguyên tắc chung có liên quan đến trợ cấp và biện pháp đối kháng (mà tất cả các thành viên WTO phải tuân thủ) và Pháp luật nội địa nƣớc nhập khẩu bao gồm các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục kiện và điều kiện áp dụng biện pháp đối kháng.

Thực tế cho thấy, tình từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2007, 5 nƣớc thành viên WTO tiến hành kiện chống trợ cấp nhiều nhất là Hoa Kỳ với 82 vụ điều tra (ĐT), 49 vụ áp dụng biện pháp chống trợ cấp (BPCTC), EU với 46 vụ ĐT, 23 vụ áp dụng BPCTC, Canada với 21 vụ ĐT và 11 vụ áp dụng BPCTC, Nam Phi với 11 vụ ĐT và 4 vụ áp dụng BPCTC và Úc với 7 vụ ĐT và 1 vụ áp dụng BPCTC. Trong khi đó, trong khoảng thời gian này, số vụ ĐT của tất cả các thành viên WTO là 202 vụ, số vụ áp dụng BPCTC là 119 vụ.

Mặt khác, 5 nƣớc thành viên WTO bị kiện chống trợ cấp nhiều nhất là Ấn Độ với 44 vụ bị kiện (BK) và 26 vụ bị áp dụng BPCTC, Hàn Quốc với 16 vụ BK và 9 vụ bị áp dụng BPCTC, Trung Quốc với 14 vụ BK và 3 vụ bị áp dụng BPCTC, Ý với 13 vụ BK và 9 vụ bị áp dụng BPCTC, EU với 10 vụ BK và 9 vụ bị áp dụng BPCTC và cuối cùng là Thái Lan với 9 vụ BK và 3 vụ bị áp dụng BPCTC.

(3) Biện pháp chống bán phá giá:

Kế thừa Hiệp định GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch) , Hiệp định về Chống Bán phá giá trong khuôn khổ của Tổ chức WTO năm 1994 đã định nghĩa: “ Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu nhƣ giá xuất khẩu của sản

phẩm đƣợc xuất khẩu từ một nƣớc này sang một nƣớc khác thấp hơn mức giá có thể so sánh đƣợc của sản phẩm tƣơng tự tiêu dùng tại nƣớc xuất khẩu theo các điều kiện thƣơng mại thông thƣờng”.

- Các biện pháp chống lại hành động bán phá giá:

Bao gồm: các biện pháp tạm thời; các cam kết; và biện pháp chính thức. + Các biện pháp tạm thời:

Biện pháp tạm thời có thể đƣợc áp dụng dƣới các hình thức nhƣ thuế, hoặc đặt cọc khoản tiền tƣơng đƣơng với khoản thuế chống bán phá giá dự kiến; hoặc cho thông quan nhƣng bảo lƣu quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế nhập khẩu thông thƣờng và mức thuế chống bán phá giá dự kiến sẽ áp dụng.

Các biện pháp tạm thời đƣợc áp dụng khi:

i) Cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo đúng thủ tục, gửi thông báo và tạo điều kiện cho các bên quan tâm cung cấp thông tin và trình bày ý kiến; ii) Có kết luận sơ bộ về việc xảy ra bán phá giá và dẫn đến thiệt hại cho ngành

sản xuất trong nƣớc; và

iii)Cơ quan điều tra kết luận rằng biện pháp tạm thời là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại trong quá trình điều tra.

Biện pháp tạm thời chỉ đƣợc áp dụng sớm nhất 60 ngày sau khi bắt đầu điều tra và sẽ duy trì càng ngắn càng tốt, không đƣợc quá 4 tháng hoặc trong trƣờng hợp cần thiết thì cũng không đƣợc quá 6 tháng. Trƣờng hợp cơ quan điều tra xác định đƣợc rằng khoản thuế thấp hơn biên độ phá giá đã đủ để khắc phục thiệt hại thì thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời có thể là 6 tháng hoặc 9 tháng.

+ Các cam kết:

Việc điều tra có thể ngừng hoặc kết thúc mà không cần áp dụng biện pháp tạm thời hoặc thuế Chống bán phá giá nếu một nhà xuất khẩu tự nhuyện cam kết tăng giá hoặc ngừng xuất khẩu phá giá vào khu vực thị trƣờng đang điều tra và đƣợc cơ quan điều tra nhất chí rằng biện pháp này sẽ khắc phục đƣợc thiệt hại.

Cơ quan điều tra sẽ không chấp nhận cho các nhà xuất khẩu cam kết giá nếu thấy việc cam kết không khả thi. Nếu cơ quan điều tra chấp nhận việc cam kết giá thì cuộc điều tra phá giá và thiệt hại vẫn có thể đƣợc hoàn tất nếu nhà xuất khẩu muốn nhƣ vậy và cơ quan điều tra đồng ý. Trong trƣờng hợp này, nếu điều tra đi đến kết luận là không phá giá hoặc không gây thiệt hại thì việc cam kết sẽ đƣơng nhiên

chấm dứt. Cơ quan điều tra có thể đề nghị nhà xuất khẩu cam kết giá nhƣng nhà xuất khẩu không bắt buộc phải cam kết.

+ Biện pháp chính thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu kết quả điều tra chính thức đi đến quyết định cuối cùng cho thấy có sƣ tồn tại việc bán phá giá, và có tồn tại tổn thất do việc bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất sản phẩm tƣơng tự ở trong nƣớc và có mối quan hệ nhân quả giữa chúng, thì quyết định cuối cùng sẽ là quy định thu Thuế Chống bán phá giá chính thức đối với tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại, trừ những nguồn đã có cam kết và đƣợc chấp nhận.

Cơ quan điều tra sẽ tính thuế chống bán phá giá một cách riêng lẻ cho mỗi nhà xuất khẩu hay sản xuất hàng nhập khẩu bán phá giá. Trong trƣờng hợp cơ quan điều tra giới hạn việc xem xét, thì bất cứ khoản thuế chống bán phá giá nào đƣợc áp dụng với hàng nhập khẩu từ nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất không bao gồm trong quá trình xem xét sẽ không vƣợt qua biên phá giá trung bình đƣợc thiết lập đối với nhà xuất khẩu hay nhập khẩu đƣợc chọn.

Mức thuế chống bán phá giá chính thức không vƣợt qua biên độ phá giá đã đƣợc xác định trong quyết định cuối cùng, tốt nhất là mức thuế thấp hơn biên độ phá giá cuối cùng, nếu nó đủ khắc phục thiệt hại do hành động bán phá giá gây ra. Công ty bị điều tra hành động bán phá giá sẽ đƣợc hƣởng một tỷ lệ thuế đặc biệt thấp hơn nếu cung cấp tài liệu đúng hạn phục vụ cho việc phân tích của cơ quan điều tra (trả lời tự nguyện), trừ khi các tài liệu đó không thể sử dụng đƣợc.

Thuế chống bán phá giá có thể đƣợc áp dụng thu trên những sản phẩm đƣợc nhập khẩu vào để tiêu thụ trong thời gian không quá 90 ngày trƣớc khi áp dụng các biện pháp tạm thời nếu cơ quan có thẩm quyền xác định sản phẩm bán phá giá là:

(i) Đã có tiểu sử bán phá giá gây thiệt hại, hoặc ngƣời nhập khẩu đã biết hoăc sau đó biết rằng ngƣời xuất khẩu bán phá giá và việc bán phá giá này gây ra thiệt hại; và

(ii)Thiệt hại gây ra bởi lƣợng hàng bán phá giá lớn trong thời gian ngắn có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tác động điều chỉnh thuế chống bán phá giá sẽ đƣợc áp dụng, với điều kiện là các nhà nhập khẩu có liên quan đã có cơ hội để phát biểu ý kiến phản biện.

Thời gian thu thuế chống bán phá giá là 5 năm. Thời gian này có thể đƣợc rút ngắn nếu bên có liên quan chứng minh đƣợc rằng các tác hại của việc bán phá giá sẽ không còn xảy ra nữa nếu việc áp dụng thuế chống bán phá giá đƣợc hủy bỏ.

Và hết thời hạn 5 năm, sau khi tiến hành xem xét, cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra là tình trạng bán phá giá sẽ phát sinh và gây thiệt hại nếu chấm dứt thu thuế chống bán phá giá, trong trƣờng hợp này, thuế chống bán phá giá sẽ tiếp tục có hiệu lực một thời hạn 5 năm nữa.

- Quy định chống bán phá giá của Mỹ:

Pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ về cơ bản đƣợc xây dựng dựa trên các quy định về chống bán phá giá của WTO (trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO).

Các cơ quan có thẩm quyền liên quan là: Bộ Thương mại (DOC) chịu trách nhiệm điều tra phá giá và đƣa ra quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá; Uỷ ban Thương mại Quốc tế (ITC) chịu trách nhiệm điều tra thiệt hại; Bộ trưởng Thương mại ra quyết định áp thuế chống bán phá giá (tạm thời, cuối cùng, rà soát lại).

Quy trình một vụ kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ: + Bước 1: Bắt đầu vụ kiện

 Ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ đệ đơn kiện hoặc Bộ thƣơng mại Hoa Kỳ (DOC) tự khởi xƣớng điều tra (Ngày thứ 0).

 DOC nghiên cứu đơn kiện (quyết định đƣợc đƣa ra vào ngày thứ 20, có thể gia hạn thêm 20 ngày nữa). Nếu chứng cứ không đầy đủ về mặt pháp lý thì vụ kiện sẽ đƣợc kết thúc. Nhƣng nếu có đầy đủ chứng cứ về mặt pháp lý thì cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp tục tiến hành điều tra.

+ Bước 2: Tiến hành điều tra

 Ủy ban Thƣơng mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) tiến hành điều tra sơ bộ về thiệt hại (dƣới dạng bảng câu hỏi/ các cuộc hội thảo công khai/ bản tóm tắt vụ kiện), quyết định đƣợc đƣa ra muộn nhất vào ngày thứ 45.

 Nếu có kết luận phủ định, thì cuộc điều tra sẽ chấm dứt. Nhƣng nếu có kết luận khẳng định thì DOC sẽ điều tra sơ bộ việc hàng hóa đƣợc bán thấp hơn mức giá trị công bằng (dƣới dạng bảng câu hỏi), quyết định đƣợc đƣa ra muộn nhất vào ngày thứ 160, có thể đƣợc gia hạn thêm 50 ngày.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU (Trang 32 - 42)