5. Kết cấu đề tài
3.2.3. Kiểm soát chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc kiểm tra, giám sát chất lƣợng thủy sản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình từ ao nuôi đến bàn ăn không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn chất lƣợng khắt khe của thị trƣờng EU và Mỹ, mà còn giúp doanh nghiệp giảm các chi phí và thời gian xử lý sản phẩm không đạt chất lƣợng và giảm thiểu rủi ro hàng thủy sản xuất khẩu bị trả về. Các doanh nghiệp cần thực hiện các nội dung sau:
- Việc kiểm tra phải đƣợc tiến hành kỹ lƣỡng theo phƣơng pháp và tiêu chuẩn của EU và Mỹ. Biện pháp kiểm tra phải đƣợc áp dụng từ nơi nuôi trồng đến xí nghiệp chế biến, kiểm tra sản phẩm và cả khâu bảo quản sản phẩm. Doanh
nghiệp cần thiết áp dụng hệ thống HACCP, lƣu ý việc xác định hợp lý các điểm kiểm soát tới hạn. Doanh nghiệp mua sắm thiết bị kiểm tra kháng sinh bằng phƣơng pháp định tính (ELISA), hỗ trợ tích cực với cơ quan kiểm tra Trung ƣơng và cơ quan kiểm tra địa phƣơng trong hoạt động ngăn chặn lây nhiễm kháng sinh vào thủy sản ở các công đoạn sản xuất trƣớc khi đến nhà mày.
- Tăng cƣờng quan hệ với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài ngành thủy sản để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật liên quan đến chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ sức khỏe ngƣời lao động,v..v..theo tiêu chuẩn của thị trƣờng EU và Mỹ.
- Thƣờng xuyên mở lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các công nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
- Khi có đủ điều kiện, nên thực hiện gắn nhãn sinh thái cho sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp.