5. Kết cấu đề tài
2.2.2. Vấn đề rào cản thƣơng mại quốc tế hiện nay đối với hoạt động xuất khẩu
thủy sản Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên khác là tất yếu diễn ra trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng thủy sản của các thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam cũng thuộc mức ƣu đãi và đang dần đƣợc cắt giảm. Vì vậy, hàng rào thuế quan không phải là khó khăn thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Đối với thuế quan xuất khẩu, theo Biểu thuế Xuất nhập khẩu năm 2011, Việt Nam quy định các mức thuế xuất khẩu cho các loại mặt hàng thủy sản nhƣ sau: các loại cá nhƣ cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá tuyết, cá sác – đin, cá nƣớc ngọt, v..v.. tƣơi, ƣớp lạnh hoặc phi lê chịu mức thuế xuất khẩu từ 12 – 18 %; các sản phẩm cá khô, hun khói, bột mịn, bột từ cá chịu mức thuế từ 20% hoặc 22%; các mặt hàng tôm đa phần chịu thuế xuất 0% trừ tôm sú và tôm thẻ chân trắng chịu thuế 12%; các loài nhuyễn thể đa phần cũng đƣợc hƣởng thuế suất 0%, trừ bạch tuộc tƣơi, ƣớp lạnh hay đông lạnh thì phải chịu thuế 20% hay mực nang tƣơi hoặc ƣớp lạnh phải chịu thuế 14%.
Về thuế quan nhập khẩu của các thị trƣờng nƣớc ngoài, đối với thị trƣờng Nhật Bản, mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam đƣợc miễn thuế nhập khẩu, hoặc mặt hàng cá fillet đông lạnh chịu mức thuế nhập khẩu 3,5%. Với thị trƣờng Hoa Kỳ, rất nhiều các mặt hàng thủy sản cá, tôm, mực tƣơi/ đông lạnh/ phi lê,v..v.. có thuế suất nhập khẩu là 0%. Với thị trƣờng EU, mức thuế nhập khẩu của EU đối với các loại cá tƣơi, đông lạnh hoặc phi lê các loại là từ 2% đến 22%; các thủy sản thân mềm chịu thuế nhập khẩu từ 6 – 18 %. Tuy nhiên, thủy sản nhập khẩu từ các nƣớc đang phát triển thƣờng đƣợc hƣởng mức thuế ƣu đãi hoặc miễn thuế. Theo cam kết
dỡ bỏ thuế quan của WTO, mức thuế suất nhập khẩu của các thị trƣờng sẽ dần giảm xuống về mức 0%, khi đó, thuế quan xuất khẩu cũng không phải là thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, thủy sản Việt Nam chủ yếu đƣợc xuất khẩu qua các thị trƣờng chính là Nhật Bản, EU và Mỹ. Bên cạnh đó, đối với các mặt hàng thủy sản, các thị trƣờng lớn này đang áp dụng các hàng rào phi thuế quan, chủ yếu là hàng rào kỹ thuật và chống bán phá giá để hạn chế nhập khẩu các loại mặt hàng này từ các quốc gia khác nói chung, và đối với Việt Nam nói riêng, để bảo hộ ngành kinh doanh thủy sản trong nƣớc. Vì vậy mà hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã phải chịu nhiều tác động từ các hàng rào phi thuế, dẫn đến một số tổn thất không mong muốn và làm giảm hiệu quả hoạt động của ngành.
Hiện nay, bên cạnh hệ thống tiêu chuẩn HACCP đã đƣợc đa số các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam áp dụng thành công vào quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh thủy sản, thì trong thời gian vừa qua, quy định IUU có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 của EU là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp.
Quy định truy xuất nguồn gốc của mặt hàng thủy sản IUU đã gây ra không ít khó khăn, bở ngỡ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, IUU đòi hỏi sự thay đổi cả một hệ thống từ cơ quan quản lý đến các địa phƣơng, ngƣ dân, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong khi đó, Việt Nam lại chƣa có hệ thống giám sát, kiểm soát và chứng thực đáp ứng các điều kiện theo IUU. Hoạt động khai thác đánh bắt vẫn mang đặc thù quy mô nhỏ và nhận thức của ngƣ dân còn chƣa cao. Mặc dù tổng sản lƣợng thủy sản khai thác của cả nƣớc vào khoảng 2 triệu tấn/năm, nhƣng Việt Nam chƣa hình thành đƣợc đội tàu khai thác quy mô lớn, hầu hết ngƣ dân ra khơi riêng lẻ, không những khó quản lý, mà việc thông tin tới ngƣ dân về áp dụng các quy định mới cũng rất khó khăn. Trong giai đoạn đầu, IUU sẽ có tác động không hề nhỏ đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU. EU là một trong những thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn của của Việt Nam (chiếm trên 40% tổng lƣợng thủy sản xuất khẩu). Tuy nhiên, trái chiều với sự tăng trƣởng của các nhóm hàng trên, xuất khẩu hải sản khác (chủ yếu là cá biển các loại, mực, bạch tuộc,…) 3 tháng đầu năm 2010 lại giảm rất mạnh (âm 93% về lƣợng và gần 96% về giá trị ) so với cùng kỳ năm 2009,chủ yếu do tác động của Quy định IUU.
Mặt khác, trong thời gian qua, đã có nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, EU bị trả về do nƣớc nhập khẩu phát hiện lô hàng có dƣ lƣợng kháng sinh vƣợt quá mức cho phép, hay bị nhiễm phải các vi khuẩn gây bệnh. Trong tháng 7/2007, 27 lô hàng của Việt Nam bị Mỹ từ chối hầu hết tập trung trong các mặt hàng thủy hải sản đông lạnh. Ngƣời ta đã phát hiện, các lô hàng này chủ yếu bị nhiễm salmonella, một loại vi khuẩn gây tiêu chảy. Ngoài ra, nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu trƣớc đó hay bị phát hiện có chứa tồn dƣ chất kháng sinh chloramphenicol. Trong 4 tháng đầu năm 2010, Mỹ là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, nhƣng lại có số lô hàng bị cảnh báo nhiều nhất, gần 100 lô hàng thủy sản Việt Nam nằm trong hệ thống cảnh báo tự động FDA của Mỹ. Bên cạnh đó, Hệ thống cảnh báo nhanh về vệ sinh an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) của EU đã có các cảnh báo nhanh về 45 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang các nƣớc thành viên EU chƣa đạt tiêu chuẩn vì các nguyên nhân khác nhau, trong đó có nhiễm các chất kháng sinh nhƣ chlorpyriphos, trifluralin, chloramphenicol… Cụ thể, cá biển bị cảnh báo sử dụng kháng sinh vƣợt mức cho phép với thủy ngân, chloramphenicol, carbon monoxit; cá tra bị cảnh báo chủ yếu với Listeria monocytogenes, Salmonella, chlorpyriphos, trifluralin, neomycin; mực và bạch tuộc bị cảnh báo sử dụng trái phép hydrogen peroxit để khử nhiễm khuẩn cadmium, chất chiếu xạ trái phép, và các lô hàng tôm sú bị cảnh báo do không có chứng nhận vệ sinh, không khai báo chất sulphit, chất chiếu xạ trái phép…
Nếu hàng nhập khẩu thuỷ sản bị một nƣớc thành viên EU phát hiện có vấn đề về chất lƣợng lập tức sẽ bị đƣa lên Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất cả các nƣớc thành viên biết. Việc cấm và hạn chế nhập khẩu thuỷ sản vào EU đã đƣợc thực hiện không ít lần nhƣ trƣờng hợp cấm nhập khẩu cá của Ấn Độ, Bangladesh và Madagascar năm 1997, bắt buộc kiểm tra toàn bộ hàng thuỷ sản Trung Quốc năm 2001,…
Về tình hình chống bán phá giá, đối với Việt Nam, từ năm 1994 đến tháng 07 năm 2010, đã có 36 vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan, xảy ra với các mặt hàng nhƣ giày dép, đèn huỳnh quang, lốp xe,..v..v.. Và năm 2004 là năm Việt Nam có số vụ kiện chống bán phá giá cao nhất với 7 vụ. Riêng đối với thủy sản xuất khẩu, Việt Nam đã xảy ra 2 vụ kiện đó là: Vụ kiện chống bán phá giá
cá da trơn năm 2002 và vụ kiện chống bán phá giá tôm năm 2003 và đều do Hoa Kỳ là quốc gia khởi kiện.
Hiện nay, đối với thủy sản Việt Nam, tôm và cá da trơn đều là hai loại hàng thủy sản bị áp thuế chống bán phá giá.
- Đối với xuất khẩu tôm:
Cho đến nay, DOC đã có 5 lần xem xét hành chính để sửa đổi mức thuế chống bán phá giá với mặt hàng tôm của Việt Nam. Ngày 03/03/2011 vừa qua, Bộ Thƣơng mại Mỹ vừa thông báo kết quả cuối cùng xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 5 giai đoạn từ ngày 01/02/2009 đến 31/01/2010 (POR5) đối với tôm nƣớc ấm đông lạnh Việt Nam.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá của các công ty thuộc diện xem xét hành chính lần này đều giảm so với mức thuế chống bán phá giá lần thứ 4 (giai đoạn từ ngày 01/02/2008 đến 31/01/2009) mà DOC đã công bố (sau khi có điều chỉnh) vào cuối tháng 9 năm 2010. Kết quả cuối cùng của lần xem xét thứ 5 này, Nha Trang Seaproduct Company (F17) đƣợc giảm thuế xuống mức tối thiểu 0%, Minh Phu Seafood Group đƣợc giảm từ 2,95% xuống 1,67%, Camimex đƣợc giảm từ 3,92% xuống 1,36%. Và 29 công ty khác đƣợc giảm thuế từ mức trung bình 3,92% xuống còn 1,52%. Mức thuế chung cho các công ty khác trên cả nƣớc là 25,76%.
Tuy mức thuế chống bán phá giá của Mỹ áp lên mặt hàng tôm của Việt Nam có giảm đối với một số công ty, nhƣng nhìn chung mức thuế mà các doanh nghiệp phải chịu vẫn cao (25,76%). Trong khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, đồng thời chi phí sản xuất tăng, nên việc bị áp thuế chống bán phá giá lên tôm, mặt hàng đứng đầu về xuất khẩu của cả nƣớc đã làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam, gây tổn thất về kim ngạch xuất khẩu của hoạt động xuất khẩu thủy sản nói riêng và của cả nƣớc nói chung.
- Đối với xuất khẩu cá tra:
Bộ Thƣơng mại Mỹ (DOC) đã có 6 lần xem xét hành chính để đặt ra mức thuế chống bán phá giá cho mặt hàng cá tra xuất khẩu của Việt Nam.
Nếu nhƣ kết thúc đợt xem xét hành chính thứ 5, mức thuế bán phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam đều đƣợc DOC giảm dần, thậm chí một số công ty đƣợc áp thuế rất thấp đến 0%, thì trong đợt xem xét hành chính thứ 6 (POR6) giai đoạn 01/08/2008 đến 31/07/2009 đối với cá tra nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ, DOC lại đƣa ra thông báo sơ bộ áp mức thuế chống bán phá giá 130% đối với cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, nghĩa là mức thuế chống bán phá giá mới mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam sẽ phải chịu là 4,22 USD/kg.
Tuy nhiên, cho đến nay, so với kết quả sơ bộ công bố hồi tháng 9/2010, mức thuế mà DOC áp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã đƣợc giảm xuống rất nhiều. Cụ thể, mức thuế áp cho Công ty Vĩnh Hoàn, Vinh Quang từ 2,44% đến 4,22% đƣợc giảm xuống còn 0%. Mỹ cũng xóa bỏ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam đối với doanh nghiệp CL – Fish. Riêng Agifish, ESS LLC, South Vina vẫn còn bị áp thuế, song mức 0,02% thấp hơn nhiều so với kết quả sơ bộ (đều 4,22%).
Sở dĩ có sự thay đổi rõ rệt này là vì, ban đầu, DOC đã quyết định chọn Bangladesh là quốc gia thay thế làm giá trị để tính toán biên độ phá giá đối với cá tra Việt Nam, dựa trên việc xem xét hồ sơ, bằng chứng do phía Việt Nam cung cấp. Vì vậy, các doanh nghiệp đều có thuế suất thấp hơn so với mức sơ bộ. Tuy nhiên, đến tháng 9 năm ngoái, Mỹ thay đổi nƣớc tham chiếu là Philippines thay vì Bangladesh nhƣ các lần trƣớc, khiến mức thuế chống
.
Tình hình bị áp thuế chống bán phá giá của cá tra diễn biến phức tạp, đã gây khó dễ, gây “sốc” và tác động rất tiêu cực đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Trong tƣơng lai, có thể Mỹ sẽ tìm cách làm tăng mức thuế để làm tăng hoặc tái áp dụng thuế chống bán phá giá lên mặt hàng cá tra của Việt Nam.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÕA
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa 2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thuộc miền duyên hải Nam Trung bộ, với bờ biển dài 385 km và diện tích tự nhiên 5.197 km2, Khánh Hòa có vị trí địa lý thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, phía Bắc giáp với tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp với tỉnh Ðắc Lắc, Lâm Ðồng, phía Đông giáp biển Ðông, có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nƣớc ta.
Khánh Hòa có ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm do có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi:
Vịnh Vân Phong nằm ở phía Bắc của tỉnh, là điểm cực đông của bán đảo Đông Dƣơng, là vùng bờ biển Việt Nam gần nhất với các tuyến đƣờng biển quốc tế, chỉ cách hải phận quốc tế 14 km. Đây là vịnh lớn với 41.000 ha măt nƣớc, có độ nƣớc sâu từ 20 – 30 m. Vịnh có bán đảo Hòn Gốm che chắn phía Đông và phía Bắc nên tránh đƣợc sóng, và có độ kín gió tốt. Vì vậy, vịnh Vân Phong có một số điểm thuận lợi nổi bật cho việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế. Chính phủ cũng đã quy hoạch xây dựng tại khu vực này Cảng trung chuyển Container Quốc tế và khu kinh tế tổnghợp đa ngành gồm: thƣơng mại, công nghiệp, du lịch… Cảng trung chuyển Container Quốc tế Vân Phong, với tiềm năng phát triển có thể đạt tới 17,5- 17,8 triệu TEU/năm, liên kết thuận lợi với đƣờng bộ, đƣờng sắt, hàng không, kín gió, an toàn, có đủ khả năng để có thể cạnh tranh với các cảng trung chuyển Container đang hoạt động ở khu vực nhƣ: Singapore, Hồng Kông, Kaohsiung… Bên cạnh đó, vịnh còn có khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên, bãi biển tƣơi đẹp. Các chuyên gia của Hiệp hội du lịch thế giới (OMT), Chƣơng trình phát triển du lịch Liên hợp quốc (PNUD) và Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam (IRDT) cùng thừa nhận rằng: nơi đây có đủ các điều kiện tối ƣu để phát triển du lịch. Trong
dự án VIE89/003, OMT còn ghi rõ: “Bán đảo Vân Phong là một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất trong khu vực Châu Á và Viễn đông, vƣợt xa Phuket (Thái Lan) và có thể so sánh đƣợc với bãi biển tuyệt mỹ ở Sierra Leone (châu Phi). Vịnh Vân Phong là một trong những nguồn dự trữ của ngành du lịch nghỉ ngơi nhiệt đới...”.
Vịnh Cam Ranh ở phía Nam, có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Vịnh có diện tích hơn 60 km2, chỗ rộng nhất khoảng 6 km, ăn sâu vào nội địa chừng 12 km, thông với biển bởi một cửa rộng khoảng 3 km. Phần lớn vịnh có độ sâu từ 18 mét đến 32 mét, tàu trên 3 vạn tấn có thể vào bất cứ lúc nào. Vịnh có ƣu điểm là chỉ cách đƣờng hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nƣớc lên xuống tƣơng đối đúng giờ. Đặc điểm hải dƣơng này có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và kỹ thuật hàng hải. Về địa chất hải dƣơng, đáy vịnh gần nhƣ bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh đƣợc bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải. Bán đảo Cam Ranh dài khoảng 12 km, với hơn 10.000 ha rừng, hồ nƣớc ngọt lớn và nhiều bãi tắm tuyệt đẹp, trong đó nhiều bãi tắm có thể khai thác quanh năm.
Vịnh Nha Trang tọa lạc ở giữa, đƣợc công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Vịnh có diện tích khoảng 507 km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha. Vịnh có khí