5. Kết cấu đề tài
1.4. Xu hƣớng sử dụng các rào cản thƣơng mại
Trong những năm 1980, việc sử dụng các hàng rào thuế quan dƣờng nhƣ gia tăng, nhƣng trong những năm 1990, các lỗ lực song phƣơng, khu vực và quốc tế đã làm giảm đi sự thịnh hành các hàng rào thuế quan. Tuy nhiên các hàng rào phi thuế quan vẫn là hiện tƣợng chung trong các chế độ chính sách thƣơng mại của các quốc gia phát triển lẫn các quốc gia đang phát triển.
Đến nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế, cùng với xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại, tăng cƣờng hợp tác và liên kết, hàng rào thuế quan giữa các khối kinh tế, giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng giảm đi và tiến tới đƣợc xóa bỏ hoàn toàn. Thuế quan, từ một công cụ bảo hộ thị trƣờng nội địa quan trọng nhất và đã từng có hiệu quả tốt trƣớc đây, nay sẽ dần bị thay thế bởi các rào cản phi thuế quan.
Bên cạnh đó, Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO với 105 thành viên là các quốc gia và các vùng lãnh thổ tính đến ngày 11/01/2007 luôn hƣớng đến mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thƣơng mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tổ chức này cũng đã quy định các thành viên WTO phải cam kết cắt giảm dần thuế quan và phải bãi bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan nhƣ hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu, v..v.. ngoại trừ những trƣờng hợp cần thiết hoặc nguy cấp.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các nhà xuất khẩu có thể dễ dàng tiếp cận vào thị trƣờng các nƣớc. Trong các biện pháp phi thuế quan, một khi các công cụ thuộc nhóm hạn chế định lƣợng bị bãi bỏ thì hàng loạt các công cụ khác tinh vi hơn sẽ ra đời, “hàng rào kỹ thuật” và công cụ khác nhƣ “chống bán phá giá” hiện nay đang đƣợc đa phần các quốc gia tăng cƣờng sử dụng một cách để bảo hộ sản
xuất nội địa nhƣng đƣợc khéo léo che đậy dƣới những nguyên nhân chính đáng. Việc các công cụ phi thuế này lại ngày một phức tạp và khó đoán hơn sẽ khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu các nƣớc gặp không ít những khó khăn thách thức.
Do đó xu hƣớng chung trong việc sử dụng các rào cản thƣơng mại trong ngoại thƣơng hiện này là chuyển từ việc áp dụng thuế quan và các biện pháp phi thuế quan mang tính chất hạn chế định lƣợng sang việc áp dụng các biện pháp phi thuế tinh vi hơn nhƣ chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp, các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật,… .
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN THƢƠNG MẠI ĐẾN KHẢ
NĂNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG MỸ VÀ EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY