Tổng quan thị trƣờng EU và Mỹ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU (Trang 47 - 142)

5. Kết cấu đề tài

2.1.Tổng quan thị trƣờng EU và Mỹ

2.1.1. Thị trƣờng EU

Từ ngày 01/01/1995, Liên minh Châu Âu (EU) gồm có 15 nƣớc thành viên là: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ai Cập, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Thụy Điển, Phần Lan, và Áo. Đến năm 2007, EU tăng lên thành 27 thành viên có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số hơn 500 triệu ngƣời. Bình quân thu nhập tính theo đầu ngƣời của các quốc gia EU khá cao so với thế giới.

Ngƣời dân EU rất thích dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống và bảo vệ sức khỏe do tính ƣu việt của sản phẩm này là ngon, bổ dƣỡng. Hàng năm nhu cầu sản phẩm thủy sản của EU đạt mức 26,3 kg/ngƣời. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và khí hậu khắc nghiệt, cộng thêm nguồn thủy sản của EU đang nằm dƣới giới hạn an toàn sinh học, buộc EU phải áp dụng biện pháp hạn chế khai thác và đánh bắt thủy sản trong khi nhu cầu tiêu dùng thủy sản của EU vẫn tăng nhanh. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong khối, EU buộc phải nhập khẩu thủy sản từ các quốc gia châu Mỹ, châu Á trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, EU là một trong những thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm vƣợt 5,52 tỷ Euro. Phần lớn sản phẩm thủy sản đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc nội bộ trong khối. Tuy nhiên, để bổ sung một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ (chủ yếu là các sản phẩm thủy sản nƣớc ấm) EU cũng nhập khẩu thủy sản từ hơn 180 quốc gia trên thế giới.

Thị trƣờng thủy sản EU đƣợc chia làm ba khu vực chính:

- Bắc Âu (bao gồm Vương quốc Anh, các nước vùng Scandinavi và Hà Lan). Các nƣớc Bắc Âu đều có biển, nguồn hải sản tƣơng đối phong phú, có nghề đánh bắt hải sản truyền thống nên có thế mạnh về xuất khẩu hải sản (trong đó có tôm, nhất là các loại tôm nƣớc lạnh). Nhập khẩu tôm của các nƣớc này chủ yếu có tính chất bổ sung chủng loại cho nhau giữa các nƣớc trong khu vực. Nhập khẩu từ khu vực châu Á không lớn do sức tiêu thụ của các nƣớc này khá thấp (do dân

số ít, khách du lịch đến Bắc Âu không đông và ngƣời dân không có tập quán ăn nhiều hải sản). Ngƣời tiêu dùng ở Bắc Âu ƣa dùng các loại cá nƣớc lạnh nhƣ cá trích, cá thu, cá minh thái, cá tuyết, cá mình dẹt (cá thờn bơn...) và cá hồi nƣớc ngọt.

- Trung Âu (bao gồm Đức, Áo, Ba Lan, và Cộng hoà Séc).Các nƣớc khu vực Trung Âu ít có truyền thống ăn cá do những nƣớc này có đất liền bao quanh và đƣờng bờ biển ngắn hơn so với diện tích đất liền.

- Các nước thuộc khu vực Địa Trung Hải tiêu thụ nhiều những loài cá nhƣ cá mực, (mực ống, mực phủ) và nhiều loại động vật thân mềm (sò, trai).

Các thị trƣờng tiêu thụ thủy sản lớn của EU cần phải kể đến là Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh và Ý.

Thị trường nhập khẩu thủy sản Tây Ban Nha: Tây Ban Nha thị trƣờng tiêu thụ thủy sản lớn nhất EU, với mức tiêu thụ khoảng 44kg/ngƣời mỗi năm. Tây Ban Nha nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm tôm đông lạnh, cá tƣơi và đông lạnh, nhuyễn thể, cá hun khói và cá đóng hộp. Tôm đông lạnh là sản phẩm chính với sản lƣợng nhập khẩu hàng năm đạt trên 31 ngàn tấn. Tây Ban Nha là một trong số những quốc gia có số lƣợng tàu đánh cá lớn nhất thế giới, với nghề đánh bắt và chế biến truyền thống. Hàng năm, đánh bắt và chế biến thủy sản của Tây Ban Nha đóng góp 250.000 tấn sản phẩm, trong đó 50% dành cho xuất khẩu. Các mặt hàng thủy sản của Tây Ban Nha chủ yếu xuất sang các nƣớc cùng khối EU, gồm cá ngừ, cá trích và nhiều loài thân mềm, nhuyễn thể. Bên cạnh đó, Tây Ban Nha cũng nhập khẩu thủy sản từ các thị trƣờng là Trung Quốc, Achentina, Colombia, Ấn Độ, Thái Lan và Malaixia,…

Thị trường nhập khẩu thủy sản của Pháp: Pháp là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai trong khu vực EU (sau Tây Ban Nha). Các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là cá hồi, cá tuyết. Các sản phẩm mới cá ngừ, tôm cua cũng đang có xu hƣớng phát triển mạnh tại Pháp. Trung bình, ngƣời dân Pháp tiêu thụ 24 kg thủy sản/năm (so với 21kg/năm của EU), chiếm 7% trong tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của toàn EU và 4% về sản lƣợng.

Thị trường nhập khẩu thủy sản Đức: Đức chiếm vị trí trung tâm của Tây Âu, và nhập khẩu một khối lƣợng lớn sản phẩm thủy sản, nên công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lớn nhất của Đức. Mặc dù, mức tiêu dùng sản phẩm thủy sản trên đầu ngƣời của Đức không cao,

nhƣng với dân số trên 80 triệu ngƣời và không có nền sản xuất nội địa lớn, nên Đức là thị trƣờng nhập khẩu khá nhiều thủy sản, đứng thứ 3 ở châu Âu (sau Tây Ban Nha và Pháp). Hằng năm, lƣợng tôm nhập khẩu vào Đức đáp ứng khoảng 2/3 nhu cầu thị trƣờng nội địa. Nhập khẩu tôm nƣớc ấm vào Đức dƣới dạng đông lạnh (không đầu, bóc vỏ hoặc cả vỏ) và các dạng chế biến chín sẽ tiếp tục gia tăng do ngày càng có nhiều hộ gia đình ở Đức ăn thủy sản và tôm.

Thị trường nhập khẩu thủy sản Anh: Anh có điều kiện thuận lợi trong việc đánh bắt hải sản (chiếm tới 1/5 sản lƣợng hải sản của EU), nhƣng Anh vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc. Nhập khẩu tôm của Anh không lớn so với cá do thói quen tiêu dùng của ngƣời Anh là thích ăn các loại cá đã qua chế biến (nhƣ cá rán, cá viên,…), mặt hàng tôm nhập khẩu chủ yếu để phục vụ cộng đồng ngƣời châu Á sinh sống ở Anh.

Thị trường nhập khẩu thủy sản Ý: Ý là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 của EU. Tổng sản lƣợng thủy sản của Italy chỉ vào khoảng 0,6 triệu tấn/năm, tuy nhiên với hơn 57 triệu dân và hàng chục triệu khách du lịch, hàng năm Italy phải nhập khẩu từ 0,9 – 1 triệu tấn thủy sản. Thị trƣờng nhập khẩu thủy sản của Italy hầu nhƣ ít biến động trong nhiều năm qua. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Italy là cá ngừ đóng hộp, mực đông lạnh, tôm và cá philê đông lạnh.

Cá phi lê (chủ yếu là cá hồi, cá ngừ) vẫn là loại thủy sản đƣợc ƣa chuộng ở tất cả các thị trƣờng EU, tiếp theo là cá tƣơi, cá ƣớp lạnh. Đức là nƣớc nhập khẩu lớn nhất sản phẩm cá phi lê và thịt cá. Các quốc gia Tây Ban Nha, Ý và Pháp là những nƣớc nhập khẩu hàng đầu động vật thân mềm (sò, trai, mực) chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU.

Dự báo, thị trƣờng nhập khẩu thủy sản EU sẽ tạo nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của các nƣớc đang phát triển trong thời gian tới. Chính sách đối với nhập khẩu thủy sản của EU bao gồm chú ý đến nhu cầu của cả ngƣời sản xuất lẫn ngƣời tiêu dùng, đảm bảo phát triển bền vững và tính liên kết xã hội ngày càng cao. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của các nƣớc EU giảm 5,85% (năm 2009) tƣơng đƣơng với 12,2 tỉ Euro, khối lƣợng nhập khẩu giảm 0,6% tƣơng đƣơng với 4,045 triệu tấn sản phẩm.

Bình quân mỗi năm, giá trị kim ngạch nhập khẩu thủy sản của EU từ Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD. Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang

EU đạt 1,1 tỉ USD (đứng thứ 2 sau giày da về khối lƣợng xuất khẩu). Trong top 10 thị trƣờng tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, khối EU có 04 quốc gia đó là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia.

2.1.2. Thị trƣờng Mỹ

Là quốc gia xuất khẩu thủy hải sản hàng đầu thế giới, và cũng là nƣớc nhập khẩu thủy hải sản lớn thứ hai toàn cầu, chỉ sau Nhật Bản, Mỹ đƣợc coi là một trong những thị trƣờng nhập khẩu thủy hải sản đầy tiềm năng và hấp dẫn. Nƣớc Mỹ, với khoảng 305 triệu dân, thu nhập bình quân đầu ngƣời vào loại cao nhất thế giới, đời sống vật chất của ngƣời dân ở mức rất cao nên nhu cầu về các loại thực phẩm là rất lớn cả về số lƣợng và chất lƣợng, đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản. Hơn nữa, giá thủy hải sản ở nƣớc này thông thƣờng ở mức rất cao và tƣơng đối ổn định. Ngành thuỷ sản của Mỹ khá phát triển, tuy nhiên nó vẫn không đủ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngƣời dân về chủng loại và chất lƣợng ở một số mặt hàng thuỷ sản. Chính vì thế Mỹ vẫn phải nhập khẩu từ các nƣớc khác. Trong thời gian qua, sản lƣợng nhập khẩu hải sản của Mỹ luôn lớn hơn rất nhiều và có xu hƣớng tăng so với sản lƣợng xuất khẩu hải sản của nƣớc này.

Hiện nay, đứng đầu trong việc nhập khẩu hải sản vào Mỹ là Trung Quốc (23%), tiếp theo là Thái Lan (16%), Canada (13%), Indonesia (6%), sau đó là Việt Nam và Ecuador (đều ở mức 5%) và Chi-lê (4%), v..v..

Về xu hƣớng tiêu dùng thủy sản của ngƣời dân Mỹ, tôm đông lạnh nhập khẩu đƣợc ngƣời Mỹ ƣa thích cả về hình thức và kích cỡ phổ biến. Ngƣời tiêu dùng thƣờng mua tôm với nhiều cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26 – 30 con/pound và 36 – 40 con/pound. Ngoài ra tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Mỹ. Cá ngừ cũng là một trong những sản phẩm thuỷ sản ƣa thích của ngƣời dân nƣớc này. Sản phẩm cá ngừ đánh bắt nội địa và nhập khẩu là phi lê, cắt lát, sashimi và sushi. Cùng với sự phát triển của thị trƣờng, nhập khẩu cá ngừ những năm qua cũng tăng trƣởng ổn định. Ƣớc tính tiêu thụ cá ngừ tƣơi của Hoa Kỳ đạt

35.000 tấn/năm và nhập khẩu đáp ứng trên 70% nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Loài nhập khẩu chủ yếu là cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây dài.

Biểu đồ 1 – Các quốc gia xuất khẩu tôm sang Mỹ hiện nay

(Nguồn: Trang điện tử NOAA của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Hoa Kỳ là một trong ba thị trƣờng tiêu thụ nhiều nhất thủy sản của Việt Nam. Ngay sau khi Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực (tháng 12/2001), Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ khoảng 70.930 tấn thủy sản, đạt trên 489 triệu USD. Năm 2007, Hoa Kỳ đã nhập khẩu gần 100 nghìn tấn thuỷ sản của Việt Nam, trị giá trên 720,5 triệu USD, tƣơng đƣơng về khối lƣợng nhƣng tăng 8,5% về giá trị so với năm 2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, sau EU (25,7%) và Nhật Bản (21,1%). Năm 2009, Việt Nam xuất gần 123.000 tấn, trị giá trên 713 triệu. Đến hết tháng 9 năm 2010, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đạt 108.000 tấn, trị giá 666,66 triệu USD, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2009.

2.1. THỰC TRẠNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 2.2.1. Tổng quan ngành thủy sản của Việt Nam

Trong suốt chặng đƣờng hơn 20 năm đổi mới vừa qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, gặt hái đƣợc nhiều thành quả to lớn, góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Từ năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn.

15% 8% 8% 7% 15% 34% 13% 4% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ecuador Trung Quốc Việt Nam Mê-xi-cô Khác Thái Lan Indonesia Ấn Độ

Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, lĩnh vực khai thác hải sản đã chuyển dịch theo hƣớng cơ giới hóa, tăng cƣờng khai thác ở vùng biển xa bờ, đẩy mạnh công tác thăm dò tiềm năng ngƣ trƣờng, ứng dụng công nghệ khai thác tiên tiến nhằm vào các đối tƣợng khai thác có giá trị cao và các đối tƣợng xuất khẩu, cải tiến công nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng cao chất lƣợng sản phẩm khai thác. Cùng với việc phát triển khai thác hải sản xa bờ là ổn định khai thác vùng ven bờ, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, giữ gìn sự bền vững của môi trƣờng sinh thái. Số tàu thuyền có công suất cao tăng khá nhanh với hơn 14.000 tàu công suất đủ lớn hoạt động khai thác xa bờ. Nhờ đó, tỷ trọng sản phẩm khai thác xa bờ đã tăng nhanh chóng, chiếm hơn 40 % tổng sản lƣợng thủy sản khai thác. Hệ thống các cảng cá trong ngành đƣa vào sử dụng đã phát huy vai trò, trong đó không ít cảng đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong ngành đã bƣớc đầu hình thành đƣợc hệ thống hậu cần dịch vụ tuyến khơi xa, tuyến đảo, tuyến ven bờ gắn với các trung tâm nghề cá. Các mô hình tổ chức sản xuất trên biển đã phát huy hiệu quả sản xuất ở nhiều nơi. Sự hiện diện dân sự của lực lƣợng tàu thuyền và ngƣ dân trên biển đã góp phần vào việc giữ vững chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Nuôi trồng thuỷ sản, từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp, tự túc, đã nhanh chóng trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật đƣợc đổi mới không ngừng, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nƣớc ngọt, nƣớc lợ, nƣớc mặn theo hƣớng bền vững, bảo vệ môi trƣờng, nâng cao giá trị kinh tế gắn với phát triển, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế với nâng cao đời sống nhân dân. Khi tỷ trọng diện tích nuôi mặn, lợ tăng lên, nhất là nuôi tôm, thì sản lƣợng nuôi, nhất là sản lƣợng nuôi đƣa vào xuất khẩu, đã tăng nhanh chóng và hiệu quả kinh tế có bƣớc nhảy vọt. Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bƣớc trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung, với công nghệ, cách tổ chức và quản lý tiên tiến. Các đối tƣợng có giá trị cao, có sản lƣợng lớn và có khả năng xuất khẩu đã đƣợc tập trung đầu tƣ, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt. Phát huy đƣợc tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngƣ dân, đồng thời góp phần hết sức quan

trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng nhƣ cho xoá đói giảm nghèo. Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam đƣợc xếp thứ 3 trên thế giới. Tuy nhiên thời gian qua, dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng, điều kiện thời tiết không đƣợc thuận lợi và thiếu nƣớc ngọt đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của nƣớc ta. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác thời gian qua bị tác động nhiều bởi yếu tố thời tiết cũng nhƣ áp lực tăng chi phí đầu vào (xăng dầu, đá lạnh...). Tuy nhiên, có một số ngành nghề hoạt động rất hiệu quả nhƣ câu mực, câu vàng cá ngừ đại dƣơng, v.v...

Chế biến xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh. Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lƣợng và có tính cạnh tranh, tạo dựng đƣợc uy tín trên thị trƣờng thế giới. Các cơ sở sản xuất không ngừng đƣợc gia tăng, đầu tƣ, đổi mới. Đến năm 2008, cả nƣớc có gần 500 cơ sở chế biến thuỷ sản. Chất lƣợng sản phẩm thuỷ sản không ngừng đƣợc nâng lên do các cơ sở chế biến ngày càng tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có 245 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trƣờng EU, 320 doanh nghiệp đƣợc phép xuất khẩu vào Hàn Quốc.

Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với các quốc gia nhƣ Indonesia và Thái Lan. Việt Nam đã xuất khẩu sang khoảng 155 thị trƣờng trên thế giới, trong đó ba thị trƣờng chính là EU, Mỹ và Nhật Bản. Gần đây, thị trƣờng Nhật Bản đang là thị trƣờng xuất khẩu đứng đầu của hoạt động xuất khẩu thủy sản cả nƣớc.

Giá trị xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua phần lớn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của các rào cản THƯƠNG mại đến KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU THỦY sản của TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG mỹ và EU (Trang 47 - 142)