5. Kết cấu đề tài
3.3. Một số kiến nghị với các Cơ quan Nhà nƣớc
3.3.1. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các rào cản thƣơng mại
Các rào cản thƣơng mại trong kinh doanh quốc tế ngày một phức tạp hơn. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh xuất – nhập khẩu thủy sản, các quy định từ phía nhà xuất khẩu EU và Mỹ gây ra không ít những khó khăn, thách thức (khó khăn về tiếp cận thông tin, về nắm bắt các thủ tục hành chính,…) cho các doanh nghiệp trong nƣớc nói chung, tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Vì vậy, các cơ quan ban ngành cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và hiểu rõ hơn về các rào cản thƣơng mại.
- Cơ quan ban ngành tỉnh cần xây dựng hệ thống văn bản cụ thể, chi tiết và rõ ràng về các tiêu chuẩn, quy định của EU và Mỹ để doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.
- Hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện tốt quy định IUU hiện nay, chấm dứt tình trạng còn nhiều doanh nghiệp bở ngỡ trƣớc quy định này, gây ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động xuất khẩu.
- Có thể thành lập một phòng chuyên trách về tƣ vấn, giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp của Tỉnh về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn và quy định đối với thủy sản xuất khẩu của EU, Mỹ. Mặt khác, là nơi cung cấp các thông tin cụ thể, rõ ràng nhất về các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế mới nhất, giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận và chuẩn bị các điều kiện để áp dụng trong tƣơng lai.
- Sử dụng công nghệ thông tin làm cầu nối ngắn và nhanh nhất giữa cơ quan ban ngành Tỉnh và các doanh nghiệp thủy sản. Tỉnh cần xây dựng trang thông tin điên tử, với thiết kế chuyên nghiệp và cập nhật thƣờng xuyên, về các vấn đề có liên quan đến ngành thủy sản (thông tin về nuôi trồng, con giống, giá nguyên liệu, thông tin về hoạt động chế biến, xuất khẩu, tổng hợp hồ sơ các thị trƣờng, tổng hợp các tiêu chuẩn và quy định hiện tại của một số thị trƣờng, v…v..). Các thông tin này có tác dụng giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin một cách nhanh và hiệu quả nhất, từ đó, doanh nghiệp kịp thời chuẩn bị, đón đầu các tiêu chuẩn mới và sẵn sàng đối phó với mợi trở ngại đến từ các thị trƣờng xuất khẩu.
- Phối hợp với Hội Nghề Cá Khánh Hòa, hoặc các tổ chức có chuyên môn thực hiện các buổi hội nghị, hội thảo, các khóa học ngắn hạn về các chuyên đề liên quan đến ngành nghề thủy sản (các vấn đề nuôi trồng, chế biến, bảo quản, kiểm tra chất lƣợng, kiểm dịch vệ sinh, an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn quy định của EU và Mỹ, các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế mới đang đƣợc áp dụng tại các thị trƣờng này nhƣng chƣa đƣợc biết đến nhiều tại Việt Nam, v..v..).
3.3.2. Tạo nguồn nguyên liệu sạch và ổn định cho chế biến xuất khẩu
Để tạo đƣợc tính ổn định lâu dài và đảm bảo về chất lƣợng, nguồn nguyên liệu thủy sản cần phải có sự kiểm soát của các cấp chính quyền cùng với sự hợp tác của ngƣ dân và nông dân, hay nói cách khác là cần có sự đồng quản lý của các bên. Các cơ quan ban ngành cần lên kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với ngƣ dân và ngƣời nuôi trồng để tạo nguồn nguyên liệu sạch, ổn định cho hoạt động chế biến xuất khẩu của tỉnh, hạn chế và kiểm soát các vấn đề nguồn nguyên liệu kém chất lƣợng hay khan hiếm thiếu hụt do sự khai thác quá mức của ngƣ dân.
- Khai thác nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý: Các cơ quan ban ngành Tỉnh cần đầu tƣ một cách hợp lý vào công nghệ khai thác, cấm sử dụng các phƣơng pháp khai thác tận diệt, gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng và nguồn lợi, không để
tình trạng lạm thác xảy ra đồng thời phải đi đôi với việc bảo vệ, tái tạo nhằm tạo điều kiện giúp nguồn lợi mau chóng phục hồi. Bên cạnh đó, từng bƣớc hiện đại hóa nghề cá, nhằm phát triển khai thác xa bờ một cách hợp lý. Tăng cƣờng các biện pháp quản lý nghề cá ven bờ.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững: Tỉnh cần quy hoạch xây dựng vùng nuôi trồng nguyên liệu tập trung, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hƣớng đẩy mạnh phát triển nguồn nuôi trồng thủy sản làm nguồn cung cấp chính nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Gắn quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản với quy hoạch phát triển thủy lợi chung trên địa bàn nhằm phát huy tối đa lợi thế sinh thái của tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát triển nuôi mở rộng các giống thủy sản mới có tiềm năng, có sức tiêu thụ cao.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động nuôi trồng, khai thác: Các cơ quan ban ngành Tỉnh cần quản lý chặt chẽ nghề nuôi trồng, nghề khai thác theo tiêu chuẩn đảm bảo điều kiện kinh doanh, không để phát triển tự phát, gây dịch bệnh, gây hậu quả xấu đến môi trƣờng sinh thái, cạn kiệt nguồn lợi và gây mất cân đối cung cầu. Tăng cƣờng công tác kiểm tra chất lƣợng con giống, công tác quản lý môi trƣờng tại các trang trại, cần có biện pháp thích hợp, kể cả phạt hành chính để chấm dứt tình trạng đƣa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản nuôi.
- Tổ chức đƣa thông tin đến ngƣời nuôi: Hƣớng dẫn, hỗ trợ ngƣời nuôi trồng thủy sản tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động nuôi trồng nhƣ Global GAP, các kỹ thuật nuôi thủy sản sinh thái, nhằm đảm bảo một môi trƣờng sản xuất an toàn, sạch sẽ, thủy sản nuôi đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh nhƣ chất độc sinh và hóa chất, đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
- Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu: Để giảm thiếu tình trạng khó khăn, khan hiếm nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp thủy sản, Nhà nƣớc có thể xem xét giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản, giảm bớt các thủ tục hải quan cho hoạt động xuất nhập khẩu.
3.3.3. Nâng cao hoạt động xúc tiến thƣơng mại thủy sản
Vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thƣơng mại thủy sản của các cơ quan ban ngành là hết sức quan trọng. Sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục đƣợc các khó khăn đang gặp phải, tạo thêm
nhiều cơ hội xúc tiến thƣơng mại cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và xâm nhập các thị trƣờng EU và Mỹ.
- Các cơ quan ban ngành tỉnh cần phối hợp đƣa ra các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ cho các doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa tham gia các hội chợ, triễn lãm ngành nghề thủy sản trong và ngoài nƣớc.
- Cơ quan ban ngành tình phối hợp với các tỉnh thành khác cùng quảng cáo và giới thiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung, thủy sản Khánh Hòa nói riêng tại các thị trƣờng EU và Mỹ.
- Cho phép và hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp tổ chức và thực hiện triễn lãm ngành thủy sản vào các sự kiện lớn của Tỉnh nhƣ Festival Biển. Trƣng bày tại triễn lãm là các sản phẩm thủy sản, các mô hình nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, chặng đƣờng phát triển của Nghề Cá Khánh Hòa qua các bức tranh và các hiện vật, v..v..Từ đó, thƣơng hiệu thủy sản Khánh Hòa sẽ ngày một lớn mạnh, đƣợc nhiếu du khách trong nƣớc, và bạn bè quốc tế biết đến.
- Đề nghị với các cơ quan xúc tiến thƣơng mại tại các nƣớc EU và Mỹ giúp đỡ, tuyên truyền, quảng bá về thủy sản Khánh Hòa đến với các khách hàng lớn, hoặc tại các hội thảo chuyên đề về thủy sản.
3.3.4. Phát huy vai trò của hội Nghề Cá Khánh Hòa
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp càng đƣợc nâng cao. Điều này đã đƣợc thể hiện qua việc đa số các trƣờng hợp tranh chấp, dàn xếp trong thƣơng mại quốc tế là do các hiệp hội đứng ra thực hiện cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, ví dụ nhƣ vụ kiện bán phá giá philê cá tra, cá basa, sản phẩm giày mũ da... Đối với ngành thủy sản Khánh Hòa, Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa (Khanhhoa Fisheries Association - KHAFA) là tổ chức tự nguyện của những công dân và tổ chức pháp nhân của tỉnh Khánh Hòa làm nghề nuôi trồng, khai thác, chế biến tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề cá.
Hội Nghề Cá Khánh Hòa (Khanh Hoa Fisheries Association – KHAFA) cần phát huy nhiều hơn nữa vai trò hiệp hội là tập hợp những cá nhân và tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề cá để hợp tác, hỗ trợ, giúp nhau về kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm; phòng chống thiên tai, ngăn ngừa dịch bệnh và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên; góp phần phát triển nghề
cá của địa phƣơng nói chung và các cơ sở kinh tế nói riêng, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời làm nghề cá.
Bên cạnh đó, Hội cần tăng cƣờng sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp thủy sản trong việc tiếp cận, tìm hiểu và vƣợt qua các rào cản thƣơng mại từ thị trƣờng EU và Mỹ bằng cách:
- Tăng cƣờng hoàn thiện hệ thống thông tin điện tử, nhằm cung cấp thông tin cho Hội viên một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất.
- Tổ chức chuyển giao và hƣớng dẫn, tập huấn cho các doanh nghiệp cách sử dụng các ngƣ cụ, máy móc thiết bị chế biến, v..v.. hiện đại phù hợp với các yêu cầu của các thị trƣờng xuất khẩu.
- Tăng cƣờng tổ chức các buổi đối thoại, họp mặt giữa các doanh nghiệp, cùng trao đổi về các vấn đề nổi cộm có liên quan và ảnh hƣởng đến hoạt động nghề cá của Tỉnh. Mặt khác, Hội có thể mời thêm các chuyên gia trong và ngoài nƣớc đến để chia sẻ thêm với các doanh nghiệp trong các buổi họp mặt.
- Cần phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nƣớc tiến hành đầu tƣ nghiên cứu các mô hình nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ tiên tiến và có hiệu quả, nhƣ mô hình trang trại nuôi thủy sản, mô hình phân phối thủy sản nội địa và quốc tế, mô hình tổ chức các bến cá, chợ thủy sản, v..v..
KẾT LUẬN
Trong suốt thời gian qua, ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa đã không ngừng lớn mạnh, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội của tỉnh. Cứ mỗi một bƣớc vƣơn lên, lại kèm theo vô số những khó khăn, thử thách mới mà ngành thủy sản Khánh Hòa phải đƣơng đầu và vƣợt qua. Nhƣng bằng sự nổ lực của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành, thƣơng hiệu thủy sản Khánh Hòa vững liên tục đứng vững, góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng chung của ngành thủy sản cả nƣớc.
Thị trƣờng EU và Mỹ là hai thị trƣờng tiềm năng và có sức tiêu thụ lớn đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói chung và đối với các doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa nói riêng. Cũng trong thời gian qua, sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO, các doanh nghiệp đã tăng cƣờng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nhƣ cá, tôm, mực, v..v.. sang hai thị trƣờng này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa còn gặp rất nhiều khó khăn thách thức, trong đó chính là việc vƣợt qua các rào càn thƣơng mại của EU và Mỹ đang ngày một tinh vi và phức tạp hơn. Để vƣợt qua các rào cản này, các doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa cần không ngừng đổi mới và phát triển cả quá trình sản xuất sản phẩm thủy sản, từ khâu nuôi trồng khai thác cho đến khâu chế biến và tiêu thụ, mặt khác không ngừng nâng cao tầm hiểu biết của mình về các rào cản thƣơng mại để có thể kịp thời thích ứng và đối phó. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành, các hiệp hội cần thủy sản trong tỉnh cần hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trên nhiều phƣơng diện. Từ đó, hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa ngày một hiệu quả hơn và gặt hái đƣợc nhiều thành quả to lớn hơn nữa.
Những phân tích đánh giá về tác động của các rào cản thƣơng mại của EU và Mỹ đến khả năng xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa và những giải pháp kiến nghị mà em đã đƣa ra trong đề tài còn rất nhiều thiếu sót, nhƣng em mong rằng nó sẽ góp một phần nhỏ bé để giúp một số doanh nghiệp hiểu thêm về các rào cản thƣơng mại, đồng thời chọn ra một giải pháp thích hợp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU và Mỹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A- Các tài liệu trong nƣớc:
1. TS. Phạm Thị Thanh Bình (Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới), Tình hình thị trƣờng nhập khẩu thủy sản EU , tháng 10 năm 2010, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. GS – TS Hoàng Thị Chỉnh, PGS – TS Nguyễn Phú Tụ, ThS Nguyễn Hữu Lộc, Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế, NXB. Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2005.
3. Ths. Phan Thị Xuân Hƣơng, Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, số 01/2010.
4. TS. Trần Văn Nam, Hàng Rào Kỹ Thuật Trong Thƣơng Mại Của Mỹ Đối Với Thủy Sản Nhập Khẩu Từ Việt Nam, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, tháng 6 năm 2005.
5. TS. Lƣu Thanh Tâm, Quản Trị Chất Lƣợng Theo Tiêu Chuẩn Quốc Tế, NXB. Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2003.
B- Các tài liệu nƣớc ngoài:
1. John C. Beghin, Nontariff Barriers, Working Paper 06-WP 438, December 2006, Center for Agricultural and Rural Development Iowa State University Ames, Iowa 50011-1070.
2. Donna Roberts, Timothy E. Josling, and David Orden, Economic Research Service/USDA, Technical Bulletin No. (TB1876) 52 pp, March 1999.
3. John Skorburg, Technical Barriers to Trade, American Farm Bureau Federation, Nov. 1, 1998.
C- Các trang điện tử:
1. Cổng thông tin về WTO và tiếp cận thị trƣờng của Bộ Công thƣơng: http://wto.nciec.gov.vn
2. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế: http://www.nciec.gov.vn
3. Cổng thông tin tỉnh Khánh Hòa: http://www.khanhhoa.gov.vn/
4. Văn phòng thông báo và hỏi đáp quốc gia về tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng: http://www.tbtvn.org
5. Cổng thông tin về Nhãn sinh thái: http://www.nhansinhthai.com
6. Cục quản lý chất lƣợng nông lâm và thủy sản: http://www.nafiqad.gov.vn/
7. Tổng cục thủy sản Việt Nam: http://www.fistenet.gov.vn
8. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: http://dangcongsan.vn/
D- Các luận văn tham khảo:
1. Đào Thị Thu Hƣơng, Rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại của một số nƣớc công nghiệp phát triển và một số biện pháp giúp Việt Nam vƣợt rào cản, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Hà Nội, 2003.
2. Nguyễn Thị Thu Phƣơng, Hàng rào phi thuế quan – Các rào cản đối với thƣơng mại quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Hà Nội, 2002.
Xin kính chào Quý Doanh Nghiệp, dưới đây là Bảng thu thập thông tin các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa nhằm phục vụ nghiên cứu về các tác động của rào cản thương mại quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Tỉnh. Kính mong quý doanh nghiệp vui lòng dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây, tất cả các câu trả lời của quý doanh nghiệp đều rất có giá trị đối với nghiên cứu, từ đó đóng góp vào công tác nâng cao năng lực xuất khẩu thủy sản của Tỉnh. Tôi xin cam kết những thông tin trong Bảng Thu Thập này chỉ sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quý doanh nghiệp!
------