Xây dựng hậu phương phải đi đôi với bảo vệ hậu phương trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hộ

Một phần của tài liệu hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 (Trang 87 - 89)

ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.3.2. Xây dựng hậu phương phải đi đôi với bảo vệ hậu phương trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hộ

mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

Là một tỉnh nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên đế quốc Mỹ luôn tìm mọi cách để càn quét, đánh phá. Vì vậy, bảo vệ hậu phương là một nhiệm vụ rất quan trọng, bảo vệ tốt thì công tác xây dựng mới có thể thực hiện thành công. Nhiệm vụ kháng chiến được đặt lên hàng đầu nhưng sản xuất để cung cấp nguồn vật lực phục vụ để duy

trì cuộc chiến đấu cũng có ý nghĩa quan trọng. Đó chính là minh chứng cho tinh thần “kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, có như thế kháng chiến mới thành công”.

Trong lúc làm nhiệm vụ trực tiếp chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, một trong những vấn đề lớn đặt ra đối với Hà Tĩnh là phải có một nền kinh tế đủ mạnh để có thể đảm bảo được yêu cầu của chiến tranh, đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội lâu dài sau này.

Hà Tĩnh bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với một nền sản xuất thấp nhưng được tổ chức chặt chẽ trong quan hệ sản xuất mới, với lòng tin tưởng tuyệt đối vào chế độ chủ nghĩa xã hội; trong khi cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa có gì nhiều, lại bị chiến tranh tàn phá, thiên tai khắc nghiệt thường xuyên uy hiếp nặng nề. Vì lẽ đó, một vấn đề có tầm quan trọng lớn mà Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh không ngừng phấn đấu là tích cực phát huy thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa mới được xây dựng, giữ vững và thúc đẩy các mặt sản xuất trong chiến tranh, nhằm đảm bảo cơ sở hậu cần tại chỗ trong chiến đấu lâu dài đánh thắng chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đồng thời tạo mọi điều kiện để cải tạo nền sản xuất.

Từ đầu, Đảng bộ Hà Tĩnh đã khẳng định trong bất cứ trường hợp nào, dù cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ có ác liệt đến đâu, thời gian kéo dài bao lâu, dù địch có liều lĩnh mở rộng chiến tranh thì Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh cũng kiên quyết tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng một tiềm lực kinh tế lớn mạnh đủ sức phục vụ cho chiến đấu lâu dài để đánh thắng đế quốc Mỹ.

Đảng bộ Hà Tĩnh đã thực hiện quán triệt trong nhân dân toàn tỉnh phương châm vừa chiến đấu, vừa đẩy mạnh sản xuất, nơi này bận chiến đấu thì nơi khác làm bù, người này cầm súng thì người khắc lo sản xuất xây dựng. Chính vì thế mà trong những năm chiến tranh phá hoại ở Hà Tĩnh, bên cạnh nhiều thành tích đạt được trong chiến đấu, Hà Tĩnh không những tự túc được lương thực mà còn có lương thực làm công tác chi viện cho chiến trường.

Trong 04 năm chống chiến tranh phá hoại Hà Tĩnh gieo trồng và thu hoạch 06 vụ liền. Trong đó có 04 vụ chiêm đều đảm bảo được diện tích và ổn định được năng suất. Các biện pháp kỹ thuật nước, phân, giống đều có nhiều tiến bộ, hàng chục hợp tác xã, kể cả những hợp tác xã ở trong diện đánh phá ác liệt nhất (máy bay

lần đánh vào các công trình thủy lợi) cũng đã đưa năng suất lúa, màu tăng dần một cách đều đặn, vững chắc hàng năm, đặc biệt năm 1968 là năm chiến tranh ác liệt nhất, nhưng cũng là năm sản xuất nông nghiệp trong tỉnh có nhiều tiến bộ. Tổng diện tích lúa chiêm cấy được trong năm 1968 là 53.342 ha đạt 98,9% kế hoạch và tăng 101,9% so với năm 1967. Nhiều đội sản xuất hợp tác xã trong tỉnh đã phấn đấu đưa năng suất lên xấp xỉ hoặc hơn 3 tấn/ha, có nhiều đội sản xuất đạt năng suất 5 tấn/ha như Đức Thanh (Đức Thọ), Thanh Hà (Can Lộc),...

Đồng thời, trong những năm chiến tranh phá hoại các ngành nghề khác như nghề cá, muối, củi, gỗ, than đều giữ được sản lượng phục vụ nhu cầu chiến tranh. Riêng công nghiệp, chỉ trong một thời gian ngắn Hà Tĩnh đã xây mới được nhiều xí nghiệp. Vốn đầu tư cho xây dựng công nghiệp địa phương ở Hà Tĩnh giai đoạn 1965 – 1968 so với thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ nhất bằng 149%. Sản lượng muối, năm cao nhất 1966 đạt trên 28,5 ngàn tấn, năm 1968 chiến tranh ác liệt nhất vẫn đạt trên 16.000 tấn.

Nhờ quán triệt chủ trương, đường lối của Trung ương và địa phương về xây dựng kinh tế trong thời gian có chiến tranh. Nên dù chiến tranh có tàn phá, thiên tai khắc nghiệt nhưng đời sống nhân dân Hà Tĩnh vẫn được giữ vững. Suốt 04 năm chiến tranh phá hoại lần thứ nhất không có nơi nào diễn ra đói kém, dịch bệnh, văn hóa và xã hội có bước phát triển.

Một phần của tài liệu hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w