HẬU PHƯƠNG HÀ TĨNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1964 1968)
2.2.2. Xây dựng hậu phương Hà Tĩnh 1 Về kinh tế xã hộ
Tháng 07/1965, Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp phiên đặc biệt để nghiên cứu về 05 quan điểm cơ bản của Nghị quyết Trung ương lần thứ 11, bàn và quyết định về nhiệm vụ chuyển hướng kinh tế và tăng cường quốc phòng của tỉnh. Bây giờ: “Nhiệm vụ sản
xuất phải gắn chặt với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu đã trở thành nhiệm vụ cơ bản, lâu dài” [64, tr.1- 2]. Từ đó, Đảng bộ Hà Tĩnh đã lãnh đạo quân, dân trong tỉnh nhanh
chóng thực hiện chủ trương chuyển hướng xây dựng kinh tế và những biện pháp cụ thể để quân dân trong tỉnh chuyển sang trạng thái, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Nhờ sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh quyết thực hiện lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò khi về thăm Hà Tĩnh: “...phải thi đua sản xuất và chiến
đấu. Hai cái đó phải đi với nhau, có sản xuất tốt thì mới chiến đấu tốt được, có chiến đấu tốt thì mới sản xuất tốt được” [4, tr.86]. Quyết tâm thực hiện “Năm tấn thóc để góp phần đánh Mỹ;...” [3, tr.136], toàn dân Hà Tĩnh đã tích cực sản xuất làm tròn
nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
* Về nông nghiệp:
Đối với nông nghiệp, tỉnh chủ trương: “Ra sức đẩy mạnh sản xuất lương
thực chủ yếu là thâm canh tăng năng suất lúa, đưa năng suất lúa bình quân toàn tỉnh lên 3,5 tấn – 4 tấn/1ha/1năm ở vùng trọng điểm lúa, đồng thời phát triển mạnh hoa màu, nhất là khoai lang, ngô, sắn và các loại hoa màu khác nhằm tới năm 1967 đạt 30 vạn tấn lương thực (20 vạn tấn thóc và 10 vạn tấn màu) để nhanh chóng tự túc được lương thực một cách vững chắc và có dự trữ, tiến tới đóng góp được phần lương thực cho nhu cầu chung” [64, tr.3]. Bên cạnh đó, phải tích cực phát triển cây
có sợi, cây có dầu, cây thực phẩm, phát triển mạnh chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà. Hết sức coi trọng trồng cây đồi trọc, bãi cát,...
Dù điều kiện khó khăn do thiên tai địch họa gây ra, đất đai hoang hóa khô cằn, nhiều vùng trọng điểm bị Mỹ đánh phá ác liệt nhưng nông dân vẫn tích cực sản xuất và chiến đấu với quyết tâm “Chắc tay súng, vững tay cày”, phấn đấu năm mục tiêu (cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất; tăng vụ; phát triển nhiều ngành, nghề; cải tiến công tác quản lý và tăng cường công tác chính trị tư tưởng trong hợp tác xã) và phong trào thi đua “hai giỏi” (chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi), các huyện: Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên,... là những huyện có phong trào sôi nổi nhất.
Do xác định từ đầu, nông nghiệp chính là mặt trận hàng đầu của kinh tế địa phương, nên trong suốt thời gian cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ sản xuất nông nghiệp luôn được duy trì thường xuyên và đạt được một số kết quả đáng kể.
Về công tác hợp tác hóa nông nghiệp: từ năm 1961 đến năm 1964, Hà Tĩnh có 704 hợp tác xã bậc cao, với 66,25% tổng số hộ nông dân. Đến giữa năm 1965, cả tỉnh có 1.028 hợp tác xã nông nghiệp bậc cao với 92% số hộ nông dân vào hợp tác xã. Bình quân một hợp tác xã nông nghiệp có 129 hộ, với 66,2% ruộng đất trong xã. Sang năm 1966, toàn tỉnh có 965 hợp tác xã gồm 139.541 hộ với 684.373 nhân khẩu nông nghiệp, chiếm 94,4% số hộ nông dân và 95,4 số nhân khẩu nông nghiệp. Trong đó có hợp tác xã bậc cao có 131.773 hộ với 610.304 nhân khẩu chiếm 94,5% số hộ và 95,4% nhân khẩu so với tổng số hợp tác xã [67; 4]. Đến năm 1967, có 95% số hộ nông dân vào hợp tác xã, trong đó có khoảng 96% số hợp tác xã bậc cao (tức 732/753 hợp tác xã) và đến năm 1968 tỉ lệ nông dân vào hợp tác xã là 96%.
Về công tác thủy lợi,để đạt được năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp, công tác thủy lợi cần được chú trọng. Được Đảng bộ và chính quyền tỉnh chỉ đạo, giúp đỡ, ngành thủy lợi đã hướng dẫn, động viên nhân dân đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy lợi. Nhiều công trình thủy lợi do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước và nhân dân cùng làm đã hoàn thành và đưa vào phục vụ như hệ thống mương tưới nước các huyện Đức Thọ, Can Lộc, đập Thượng Tuy (Cẩm Xuyên), hệ thống trạm bơm Linh Cảm (Đức Thọ). Đặc biệt năm 1965 đã khởi công xây dựng hồ chứa nước Bộc Nguyên có thể tưới được cho 3.000 ha ruộng ở huyện Thạch Hà.
Ngoài các công trình lớn kể trên, ở các địa phương các hợp tác xã còn xây dựng được gần 20 công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Các công trình thủy lợi ngăn chống mặn ở ven biển, ven sông cũng được xây dựng. Tuy nhiên, trong chiến tranh phá hoại nhiều công trình thủy lợi quan trọng bị đánh phá như đê La Giang, trạm bơm Linh Cảm, đập nước Thượng Tuy,... nên nhân dân trong tỉnh vừa phải ra sức bảo vệ các công trình đã có, vừa tích cực làm mới nhiều công trình khác. Phong trào quần chúng làm thủy lợi phát triển mạnh. Các hợp tác xã đều có đội thủy lợi chuyên nghiệp để vừa làm thủy lợi nhỏ trong hợp tác xã vừa góp sức làm những công trình
lớn của tỉnh, của huyện. Tỉnh đã phát động một chiến dịch làm thủy lợi lớn lấy tên là “Chiến dịch Bồng Sơn” (1967) (Bồng Sơn là tên một huyện của tỉnh Bình Định kết nghĩa với Hà Tĩnh). Chỉ trong 100 ngày của chiến dịch, nhân dân trong tỉnh đã đào đắp trên 10 triệu m3 đất, hoàn thành đầu mối và kênh chính trong hệ thống mương máng của trạm bơm Linh Cảm. Ngoài ra, làm mới 13 hồ chứa nước nhỏ, cải tạo hơn 03 vạn ha đồng ruộng có bờ vùng, bờ thửa. Diện tích tưới nước đến năm 1968 tăng 26.580 ha, diện tích tiêu nước tăng lên 2.600 ha.
Đặc biệt, trong thời gian chiến tranh phá hoại nông dân trong tỉnh đã chú trọng cải tiến kỹ thuật sản xuất, tăng cường trang bị kỹ thuật cho các hợp tác xã. Mạng lưới cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng lên. Trong 04 năm chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Hà Tĩnh đã xây dựng được 350 điểm cơ khí phục vụ nông nghiệp. Số lượng máy kéo trong tỉnh tăng lên, thành lập được 05 đội máy kéo của các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Đức Thọ.Tính bình quân mỗi đội sản xuất có 17 cái cày, 04 bừa, 03 cào, bình quân mỗi lao động có 1,8 công cụ, toàn tỉnh có 19.600 cái cày, bừa cải tiến, 3.100 xe vận chuyển cầm tay cải tiến, 1.410 thuyền nông nghiệp. Ngoài ra, tỉnh còn cung cấp cho các hợp tác xã 402 máy bơm dầu chống hạn. Phong trào làm bèo hoa dâu phát triển rộng khắp trong các hợp tác xã, nhất là ở các huyện Đức Thọ, Thạch Hà, Can Lộc,... nhiều giống lúa mới có năng suất cao đã được đưa vào gieo trồng.
Nhờ những nỗ lực trong công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp, làm thủy lợi và cải tiến kĩ thuật nông nghiệp Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Về diện tích cấy lúa trong năm 1966; vụ thu đạt 120.980/130.000 ha bằng 93,6% kế hoạch và 106,8% so với năm 1965; vụ mùa đạt 44.961/46.500 ha bằng 86,6% kế hoạch và 115,2% so với năm 1965. Mặc dù năm 1966 thiên tai, địch họa dồn dập Hà Tĩnh vẩn đạt được 154.687 ha diện tích gieo trồng bằng 94,4% so với kế hoạch và bằng 91,1% so với năm 1965. Trong khâu gieo trồng, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật có nhiều tiến bộ. Đất ruộng mạ được làm kỹ hơn, có xử lí giống trước khi gieo vại, bắc (gieo) thưa (17kg/1sào). Khâu làm đất kỹ hơn, bón phân được chú ý, bình quân phân bón 41 tấn/ha (1965 – 3,9 tấn) vụ chiêm: 5,5 tấn (1965 – 5 tấn) vụ mùa. Gần 11% diện tích vụ chiêm được phủ bèo hoa dâu(4.527 ha so với năm 1965).
Về năng suất lúa cả năm 1966 đạt 12,91 tạ/ha bằng 80,3% kế hoạch và đạt 86,8% so với năm 1965. Do thời tiết không thuận lợi sâu bệnh nhiều, mất mùa nặng và toàn diện nên tổng sản lượng lương thực cả năm đạt: 207.123 tấn (sụt 6,3 tấn so với kế hoạch và gần 40.000 tấn so với năm 1965). Bình quân mỗi đầu người được 254,8kg lương thực. Tuy có nhiều khó khăn nhưng một số hợp tác xã ở các huyện: Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn như Thanh Hà, Mật Thiết, Đức Thanh, Mai Phụ,... đã đạt năng suất xấp xỉ hoặc hơn 3 tấn/ha.
Về chăn nuôi, tổng số trâu khoảng 73,488 con, đạt 97,3% so với kế hoạch và tăng 2,08% so với năm 1965, tổng số bò 97.351 con tăng 11,9% so với kế hoạch, tổng số đàn lợn toàn tỉnh đạt 189,885 con tăng 7% so với năm 1965.
Bước sang năm 1967, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là sự khắc nghiệt của thời tiết, 03 cơn bão lớn số 06, 07, 08 liên tiếp diễn ra nhưng với tinh thần khắc phục khó khăn, vươn lên thắng Mỹ, thắng thiên nhiên trong sản xuất, nhân dân toàn tỉnh đã cố gắng phấn đấu đạt được những thành tích đáng kể.
Về diện tích canh tác một số loại tăng so với năm 1966, diện tích lúa mùa năm 1967 toàn tỉnh thực hiện đạt 93,7% kế hoạch. Vụ lúa chiêm được mùa lớn, năng suất chung toàn tỉnh đạt từ 24 đến 29 tạ/ha. Kết thúc năm 1967, lần đầu tiên Hà Tĩnh có hợp tác xã đạt 05 tấn thóc/1ha gieo trồng: đó là hợp tác xã Đại Thanh (Đức Thanh – Đức Thọ), hợp tác xã Thanh Hòa (Trung Lộc – Can Lộc), hợp tác xã Mật Thiết (Kim Lộc – Can Lộc) [64, tr. 9-10].
Sang năm 1968, năm đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt nhất, song quân và dân Hà Tĩnh đã phấn đấu, dũng cảm, tích cực và đạt được nhiều thắng lợi quan trọng trong vụ sản xuất đông xuân. Lúa chiêm cấy đảm bảo thời vụ, là một trong những tỉnh cấy nhanh nhất miền Bắc. Diện tích lúa chiêm cấy được 53.342 ha đạt 98,9% kế hoạch và tăng 101,9% so với năm 1967. Có những huyện đã vượt kế hoạch như Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Hương Khê.
Mặc dù thời kỳ thu hoạch vụ đông xuân là thời kỳ địch đánh phá ác liệt nhất nhưng nhân dân đã phát huy cao độ sự dũng cảm và tính sáng tạo, tổ chức thu hoạch, lập các đội xung kích để thu hoạch nhanh gọn và an toàn, “những hạt thóc sản xuất
Ngoài cây lúa là cây chủ lực, nhân dân trong tỉnh còn đẩy mạnh việc phát triển hoa màu. Năm 1967, phát động “chiến dịch trồng sắn diệt Mỹ”, “chiến dịch
rau màu chống giáp hạt đông xuân” (1967 - 1968) và những đợt vận động trồng
khoai đã có tác dụng động viên nhân dân tăng cường trồng màu. Nhờ vậy, các loại sắn, khoai và rau màu phát triển cả về diện tích và năng suất. Từ năm 1964 đến năm 1968, rau từ 1.679 ha tăng lên 2.481 ha, khoai từ 18.000 ha tăng lên 20.000 ha, sắn tăng gấp đôi, từ 3.700 ha lên 7.000 [13; 229].
Như vây, qua 04 năm chiến tranh, sản xuất nông nghiệp có khó khăn nhưng các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vẫn được ổn định, số hợp tác xã khá và trung bình chiếm đại bộ phận, số hợp tác xã bậc cao ngày càng tăng lên, có những tiến bộ nhất định trong công tác quản lí, phương hướng sản xuất của các hợp tác xã ngày càng rõ. Điều đó chứng tỏ hợp tác xã là nơi duy trì phát triển sản xuất, ổn định và đảm bảo đời sống cho nhân dân, động viên con em tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Hợp tác xã còn là cơ sở đảm bảo hậu cần chiến tranh nhân dân tại chỗ. Điều này cũng có nghĩa là nông nghiệp của tỉnh đã đóng góp một phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
* Công nghiệp và thủ công nghiệp
Một trong những mục tiêu đánh phá của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc nói chung và Hà Tĩnh nói riêng là các cơ sở sản xuất công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp. Do vậy, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh bị địch đánh phá nặng nề. Trong khi đó, nguyên vật liệu thiếu thốn, kỹ thuật còn lạc hậu, vốn đầu tư hầu như không có nhưng Tỉnh ủy vẫn chủ trương: “Hướng công nghiệp địa phương vào phục vụ nông
nghiệp và cung cấp hàng tiêu dùng cho nhân dân, đảm bảo cho hậu cần tại chỗ”. Từ chủ trương đó, Hà Tĩnh “tích cực đẩy mạnh phát triển hàng tiêu dùng, vật liệu
xây dựng và hàng xuất khẩu; tiếp tục hoàn thành cải tạo đối với thủ công nghiệp, tăng cường quản lí và củng cố các xí nghiệp quốc doanh” [3, tr.132-133].
Được sự hỗ trợ của Trung ương, Hà Tĩnh đã xây dựng được nhiều cơ sở vật chất, kỹ thuật mới phục vụ sản xuất, chiến đấu và đời sống nhân dân theo tinh thần: “Làm cho Hà Tĩnh thành một tỉnh căn cứ địa, hậu phương, tự đảm bảo được những
nhu cầu thiết yếu trong chiến tranh ác liệt, có một phần giúp bạn Lào và cho Quảng Bình, Vĩnh Linh khi cần thiết” [3, tr.132,133]. Hàng trăm tấn máy móc, vật
tư, máy phát điện 400KW, máy tiện, máy phay, bào vạn năng, nồi hơi, hóa chất được đưa vào Hà Tĩnh. Từ đó, tỉnh có điều kiện để tăng cường năng lực sản xuất cho các xí nghiệp hiện có và xây dựng thêm một số xí nghiệp, cơ sở mới như: Xí nghiệp cơ khí Thông Dung (300 công nhân), xí nghiệp sứ (150 công nhân), xí nghiệp Sành (200 công nhân), mỏ than Động Đỏ (Hà Linh – Hương Khê), các nhà máy, xí nghiệp đường, rượu, nước mắm, thủy tinh, gốm, điện Linh Cảm, ép dầu, dược phẩm, xà phòng, muối,... Đó là những cơ sở công nghiệp và thủ công nghiệp địa phương hết sức cần thiết và có vai trò to lớn đối với Hà Tĩnh trước mắt cũng như lâu dài về sản phẩm, tay nghề, kỹ thuật của các cán bộ, công nhân, xã viên [3, tr.133-134].
Năm 1966, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp đạt: 31.797.000 tấn (đạt 79,3% kế hoạch và tăng 6,9% so với năm 1965). Sản phẩm tăng 06 mặt hàng mới, tăng 800 công nhân, xây dựng được 33 cơ sở mới.
Sang năm 1967, tỉnh đã xây dựng mới được 18 xí nghiệp quốc doanh. Giá trị công nghiệp địa phương đạt 35.985.000 đồng, tăng 20,3% so với năm 1966, riêng thủ công nghiệp tăng 9,5%. Điểm nổi bật là công nghiệp tỉnh đã tiến hành khai thác mỏ than Động Đỏ đưa sản lượng từ 1.040 tấn năm 1966 lên 2.700 tấn năm 1967, giải quyết chất đốt cho nhu cầu công nghiệp địa phương. Ngoài ra, sản xuất vôi tăng 29% so với năm 1966, các ngành khác như cá, muối, rừng tuy bị địch bắn phá ác liệt nhưng đã có nhiều cố gắng và một số ngành còn vượt mức kế hoạch như cá, muối (26%) và là năm đạt sản lượng cao nhất từ trước tới nay.
Bước sang năm 1968, là năm đế quốc Mỹ thực hiện “ném bom hạn chế” nhưng thực chất là ác liệt gấp bội, vì thế mà các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương bị tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, lực lượng công nhân, anh chị em xã viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đã dũng cảm, kiên trì chiến đấu, bám lấy cơ sở để sản xuất nhằm phục vụ tốt nhất cho sản xuất, chiến đấu và đời sống nhân dân. Giá trị tổng sản lượng trong năm nay vẫn đạt 31.899.000 đồng, so với kế hoạch đạt 100,6%, so với năm 1967 đạt 91,4%. Một số
sản phẩm đạt xấp xỉ và vượt mức kế hoạch đề ra và vượt cao so với thời kỳ hòa bình như: Lưỡi diệp cày, vôi bón ruộng, bừa dựng, cào cuốc, thuyền, phốt phát, gỗ tròn, gỗ xẻ. Một số mặt hàng trước chiến tranh chưa có nay công nghiệp địa phương đã sản xuất được như: xe kiến an, máy tuốt, than đá, xi măng hồng, nước chấm, bát đĩa, chè hương, dược phẩm.
Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, khó khăn chồng chất nhưng công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì và có một số ngành có phát triển lên một bước mới như: khai thác lâm sản, hải sản, sản xuất muối, đóng tàu thuyền. Ngành sản xuất và sửa chữa cơ khí đã hình thành mạng lưới 03 cấp (tỉnh, huyện, xã), đã có 02 xí nghiệp cơ