HẬU PHƯƠNG HÀ TĨNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1964 1968)
2.3.1. Chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến 1 Chi viện cho tiền tuyến miền Nam
2.3.1.1. Chi viện cho tiền tuyến miền Nam
Tháng 03/1965, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 11 đã xác định nhiệm vụ của miền Bắc là “Vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa chi
trực, gọi nhập ngũ lại một số cán bộ và quân dân phục viên, tuyển thêm thanh niên vào bộ đội, tăng thêm thời hạn nghĩa vụ quân sự, tăng thêm một số người phục vụ trực tiếp cho quốc phòng [1, tr.218-221].
Quán triệt nghị quyết 11 của Trung ương, chỉ trong mấy tháng đầu năm 1965 riêng 05 huyện ở Hà Tĩnh gồm Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Kỳ Anh và thị xã Hà Tĩnh đã có trên 03 vạn đoàn viên thanh niên tình nguyện ghi tên “Ba sẵn sàng”.Trong đợt tuyển quân tháng 05/1965, toàn tỉnh đã có 12.206 thanh niên
lên đường chiến đấu. Hầu hết các đợt tuyển quân trong trong thời kỳ chống Mỹ đều vượt yêu cầu. Nhiều địa phương có phong trào thanh niên nhập ngũ khá cao như Đậu Liêu (Can Lộc), Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), Thạch Đài (Thạch Hà), Hương Trạch (Hương Khê),Tùng Ảnh (Đức Thọ), Kỳ Tân (Kỳ Anh),... Nhân dân Hà Tĩnh tự hào với truyền thống của quê hương mình, càng ra sức tạo điều kiện cho con em đi bộ đội. Với những đóng góp của mình, nhân dân và thanh niên Hà Tĩnh đã vinh dự được Quốc hội và Chính phủ tặng cờ thi đua cùng với 93 Huân chương kháng chiến, Huân chương chiến công các loại. Trên 40% gia đình nhân dân trong tỉnh được Chính phủ và Bộ Quốc phòng tặng bằng Gia đình vẻ vang, Bảng vàng danh dự và Huân chương Kháng chiến. Nhiều gia đình đã có từ 02 đến 03 con ra mặt trận, có gia đình có 04 con trở lên tham gia chiến trường, điển hình như bà Nguyễn Thị An ở Thạch Hạ (Thạch Hà) có 05 con tòng quân. Gia đình cụ Ngô Phúc Hợp ở Thạch Thanh (Thạch Hà) có 07 con trai tòng quân. Cụ thể, có 5.000 gia đình có 02 con tòng quân, hơn 1.500 gia đình có 03 con tòng quân, gần 200 gia đình có 04 đến 06 con tòng quân. Những tháng cuối năm 1965 đầu năm 1966 tỉnh còn huy động hơn 40.000 thanh niên tham gia các đợt dân công hỏa tuyến, rất nhiều thanh niên tham gia thanh niên xung phong, thành lập các tổng đội Thanh niên xung phong 52, 53 và 55 phục vụ làm đường Trường Sơn ở tây Quảng Bình, Quảng Trị và đảm bảo giao thông vận tải ở Hà Tĩnh.
Hướng ra tiền tuyến, trong điều kiện chiến đấu và đảm bảo giao thông vận tải khẩn trương quyết liệt nhưng với khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không
thiếu một người”, hàng ngàn thanh niên, nam nữ toàn tỉnh đã tham gia nghĩa vụ
quân sự năm 1968. Trong năm 1968, Hà Tĩnh đã hoàn thành nhiệm vụ giao quân, gấp 02 lần số lượng 02 năm 1966, 1967, vượt chỉ tiêu 8% (số lượng giao quân trong
02 năm 1966, 1967 là 5.077; năm 1968 là 11.502, chỉ tiêu là 10.500, trong đó có 323 là nữ). Trong 04 năm (1965 - 1968), toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 28.785 thanh niên tham gia quân đội trên tổng số dân là 84 vạn người. Với thành tích này, ngày 21/08/1968, Hà Tĩnh được đón nhân Huân chương chiến công hạng nhất về thành tích dẫn đầu miền Bắc trong công tác tuyển quân và thực hiện chính sách hậu phương quân đội [16, tr.215-216]. Riêng ở huyện Can Lộc, trong 04 năm (1965 – 1968), đã có 3.288 thanh niên hăng hái gia nhập quân ngũ.
Cùng với đó, ngày 31/01/1968, tiếng súng Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nổ ra ở miền Nam, quân và dân Hà Tĩnh vui mừng, phấn khởi khi tin chiến thắng từ miền Nam truyền về, phong trào xung phong vào miền Nam chiến đấu diễn ra sôi nổi trong các lực lượng vũ trang Hà Tĩnh. Và ngày 25/02/1968, tiểu đoàn bộ binh 44 của địa phương vinh dự được thay mặt quân dân Hà Tĩnh vào miền Nam tham gia cuộc Tổng tiến công. Vừa vào chiến trường, tiểu đoàn 44 đã phối hợp với quân dân huyện Gio Linh (Quảng Trị) chống địch càn quét, đánh phục kích, tập kích, liên tục lập được chiến công. Tiếp đó, 02 đại đội của tiểu đoàn đã tập kích vào căn cứ lính thủy Mỹ ở tây bắc Đầu Mầu, lại giành thắng lợi lớn. Trong 03 tháng, các đơn vị bộ đội Hà Tĩnh đã đánh 13 trận, diệt 307 tên địch, thu 216 súng, có 60%đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” [8, tr.164-165]. Tính chung từ tháng 07 đến tháng 10/1968, các đơn vị Hà Tĩnh như đại đội 01 bộ binh, trung đội cối 82 ly, trung đội trinh sát đặc công tham gia đánh địch hàng chục trận tại Đường 9, lập nhiều chiến công vẻ vang. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn điều hơn 2.600 dân công hỏa tuyến, biên chế thành 04 tiểu đoàn, liên tục 06 tháng phục vụ bộ đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có nhiều điển hình tập thể, cá nhân là nữ, như tiểu đội nữ xã Thạch Vĩnh – Thạch Hà – Hà Tĩnh.
Cùng với việc thực hiện chính sách hậu phương về sức người, Hà Tĩnh cũng giành nhiều lương thực, thực phẩm phục vụ hậu phương tại chỗ và tiền tuyến. Giữa năm 1966, Bộ Chính trị ra quyết định tách 02 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên ra khỏi Khu V thành lập Khu ủy và Quân khu Trị - Thiên - Huế. Vì thế, vùng Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh trở thành địa bàn tập kết xuất phát tiến công của quân chủ lực ta, là hậu phương trực tiếp cho Mặt trận đường 9 – Nam Lào, trước hết là cho các
hoạt động mạnh của quân dân ta trong các tháng hè – thu 1966 ở vùng Gio Linh, Cam Lộ, Hải Lăng.
Để có lương thực, thực phẩm cung cấp cho chiến trường, Mặt trận Tổ quốc Hà Tĩnh đã phát động phong trào “Hũ gạo tiết kiệm chống Mỹ, cứu nước”, phong trào này đã được phát động khắp các huyện trong toàn tỉnh và được toàn thể cán bộ đảng viên, nhân dân và các lực lượng tham gia hưởng ứng. Mặc dù, mùa màng nhiều năm bị giảm sút nhưng trong 04 năm 1965 – 1968, nhân dân Hà Tĩnh đã thắt lưng, buộc bụng, sẵn sàng ăn bớt bát, ăn khoai sắn thay cơm để dành thóc gạo phục vụ tiền tuyến. Riêng huyện Can Lộc đã dành được 24.677 tấn lương thực cung cấp cho Nhà nước. Việc cung ứng thịt lợn và gia cầm với giá rẻ để đảm bảo cung cấp cho quân đội đã trở thành nghĩa vụ của mọi gia đình và là hành động tự nguyện của nhân dân. Riêng ở huyện Kỳ Anh đã có gần 01 vạn hộ, 60 bếp ăn tập thể thường xuyên giành một phần lương thực trong khẩu phần ăn mỗi ngày để bỏ vào hũ gạo tiết kiệm. Kết quả năm 1966, các đơn vị địa phương trong huyện đã tiết kiệm được 3,3 tấn lương thực cung cấp cho chiến trường.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, năm 1967, Hà Tĩnh đã huy động đột xuất một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm gồm 5.000 tấn gạo, 1.000 tấn thịt lợn hơi, 300 tấn hàng nhu yếu phẩm, kịp thời cung cấp cho bộ đội chủ lực tham gia chiến trường Trị - Thiên.
Là hậu phương của tiền tuyến lớn, Hà Tĩnh còn đùm bọc gần 1.000 hộ gia đình với trên 4.000 nhân khẩu của đồng bào Vĩnh Linh ra sơ tán ở Hà Tĩnh, bố trí cho họ ruộng đất, trâu bò, nhà cửa, công cụ sản xuất để ổn định cuộc sống. Hà Tĩnh còn là địa bàn đứng chân của nhiều cơ quan, đơn vị bộ đội, nhiều trại điều dưỡng, bệnh viện của quân đội, nơi có đường giao liên ngày đêm đưa tiễn hàng vạn bộ đội hành quân vào chiến trường B – C [3, tr.175].