ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.2.1. Chứng minh tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân Hà Tĩnh trong truyền thống chung của dân tộc
Tĩnh trong truyền thống chung của dân tộc
Từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa máy bay, tàu chiến đánh phá Hà Tĩnh, hòng cắt đứt sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam qua đất Hà Tĩnh. Mỹ đã sử dụng những thành tựu mới nhất của nền khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào cuộc chiến tranh. Từ trong khói lửa, bom đạn của chiến tranh đã làm sáng ngời tinh thần dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo và sự hi sinh cao cả của biết bao cán bộ, chiến sĩ và những người dân cần cù, chịu thương chịu khó, sẵn sàng hiến xương máu và sự sống của mình để làm tròn trách nhiệm, bảo vệ quê hương, đất nước.
Trong mưa bom, bão đạn, gian khổ ác liệt, Hà Tĩnh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, khai sinh ra những phong trào trong chiến đấu “chắc ta súng, vững tay
cày” “tay cày tay súng”,... trong sản xuất “hai giỏi”, “Hà Tĩnh tự túc được lương thực là đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”,... làm nổi bật lên những con người sẵn sàng xã
thân cứu nước, mình vì mọi người, hi sinh vì đồng đội, đồng chí, đồng bào, vì miền Nam, Trị - Thiên và Lào. Các xã như Đồng Lộc (Can Lộc), Đức Tân, Đức Trường (Đức Thọ), Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên),... bị địch đánh phá hàng ngàn lần, số người bị thương vong rất cao, nhà cửa, làng mạc bị triệt hạ nhưng quân và dân vẫn bám làng, bám biển, khi hết bom đạn lại tiến hành sản xuất. Vì nghĩa lớn đối với Tổ quốc, sẵn sàng xả thân vì nước, không ngại gian khổ, không sợ hi sinh, tiêu biểu cho tinh thần đó chính là sự hi sinh của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc với tuổi đời từ 18 đến 20, hay là anh hùng La Thị Tám sẵn sàng cắm tiêu bom nổ chậm ngay dưới mưa bom, bão đạn của địch để đồng đội phá bom sau các trận đánh. Các lực lượng vũ trang của tỉnh như bộ đội pháo cao xạ, pháo bờ biển, bộ đội địa phương, công an nhân dân, dân quân tự vệ cho đến các đội thanh niên xung phong, những chiến sĩ lái xe trên các tuyến đường đầy bom đạn, những công nhân ở các công trường, xí nghiệp, đến các bến phà dày đặc thủy lôi, bom nổ chậm, tất cả bà con hợp tác xã nông nghiệp, đánh cá, thợ thủ công, cán bộ kỹ thuật, những người thầy thuốc, y bác sĩ, giáo viên, học sinh,... tất cả các tầng lớp, dân tộc, tôn giáo,...đến các cháu thiếu nhi, cụ già, bà mẹ, ai nấy đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ vững vị trí chiến đấu của mình, bám làng, bám trận địa, mặt đường, bến phà, bám ruộng, nhà máy, nhà thương, trường học mà sản xuất, chiến đấu và công tác. Dẫu có nhiều tổn thất hi sinh nhưng không ai lùi bước, mọi người tranh nhau để phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước như đi bộ đội, dân công, phục vụ tiền tuyến, tiếp đạn, tải thương, nuôi nấng chăm sóc thương binh, đào đắp xây dựng công sự cho bộ đội, lấp hố bom mở đường, cho đến tháo cả nhà làm công tác giao thông vận tải.
Trong mưa bom, bão đạn đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân anh hùng như: Dân quân du kích xã Hương Trạch (Hương Khê), tiểu đội dân quân gái xã Kỳ Phương (Kỳ Anh), tổ 10 cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc hi sinh ở tuổi đời từ 18 đến 20 khi đang làm nhiệm vụ lấp hố bom, làm đường cho những
sáng kiến là dùng bộc phá đánh đầu nổ ra khỏi quả bom, đánh cho bom bay ra xa mặt đường hoặc nổ trên không và đã cùng đồng đội phá được trên 500 quả bom từ trường.Riêng cá nhân anh với sự táo bạo, sáng tạo, ý chí một mình anh đã tháo gỡ và phá gần 200 quả bom nổ chậm trong khi không qua một trường lớp đào tạo nào về kỹ thuật phá bom. Chiến sĩ lái xe Uông Xuân Lý đã nhiều lần dùng lưỡi gạt của máy ủi đẩy bom nổ chậm lăn ra khỏi đường cho hàng trăm làn xe lăn bánh an toàn,... Còn biết bao những tấm gương anh dũng đã nêu cao truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm của quân và dân Hà Tĩnh.
Cuộc chiến đấu bảo vệ hậu phương, thực hiện nghĩa vụ đối với tiền tuyến miền Nam của nhân dân Hà Tĩnh đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.