Chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Khu ủy

Một phần của tài liệu hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 (Trang 36 - 39)

HẬU PHƯƠNG HÀ TĨNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1964 1968)

2.2.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Khu ủy

Ngay từ đầu những năm 1960, nhất là sau khi đế quốc Mỹ gây ra “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Đảng đã khẳng định rằng thế nào Mỹ cũng tiến hành đánh phá miền

Bắc, vấn đề chỉ còn là thời gian. Ngay từ đầu Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ miền Bắc và xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc trên tất cả các lĩnh vực.

Trước những âm mưu tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, nhằm tăng cường khối đoàn kết, giữ vững ý chí, quyết tâm hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, ngày 27/03/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt tại Hà Nội. Phát biểu tại Hội nghị này, Người nêu rõ: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến bước dài chưa từng có trong lịch sử

dân miền Bắc, mỗi người “phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào

miền Nam ruột thịt” [49, tr.229].

Tháng 04/1964, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Tăng cường sẵn

sàng chiến đấu, phá tan âm mưu khiêu khích. Đánh phá miền Bắc của không quân địch” [51, tr.561]. Chỉ thị nêu rõ phương châm đối phó của ta: “Kết hợp mọi biện pháp đánh địch và biện pháp phòng tránh, lấy bộ đội phòng không làm nòng cốt, kết hợp với việc phát động một phong trào rộng rãi bắn báy may địch bằng mọi thứ súng của bộ binh và các lực lượng dân quân tự vệ” [76, tr.151].

Tháng 01/1965, Hội đồng Quốc phòng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ và phương hướng công tác quốc phòng trước mắt của miền Bắc là tăng cường công tác phòng thủ, trị an, sẵn sàng chiến đấu, ra sức xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tích cực xây dựng và củng cố miền Bắc về mọi mặt.

Như vậy, cuối năm 1964, đầu 1965, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, miền Bắc đã được chuẩn bị một bước căn bản, ở trong tư thế sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ.

Tháng 03/1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị lần thứ 11, quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến nhằm đảm bảo cho miền Bắc tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh, bảo đảm cho miền Bắc có đủ sức mạnh đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ và làm tròn vai trò, nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cho quân,dân miền Bắc lúc này là:

“Xây dựng miền Bắc trở thành một hậu phương lớn, vững chắc của cách

mạng miền Nam, đồng thời đảm bảo cho đời sống nhân dân và đáp ứng nhu cầu hậu cần tại chổ.

Đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Tăng viện cho tiền tuyến lớn miền Nam và cho cách mạng Lào” [77, tr.342].

Trong chiến tranh, hậu phương giữ một vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định. Là căn cứ địa cách mạng của cả nước, “miền Bắc phải được xây dựng thành

hậu phương chiến lược vững mạnh, đảm bảo cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta giành thắng lợi” [77, tr.342].

Tháng 12/1965, khi Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng một lần nữa nêu bật quyết tâm của nhân dân ta và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho miền Bắc: “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Trung ương: vừa sản xuất,

vừa chiến đấu để bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, động viên sức người, sức của, tăng cường chi viện miền Nam, ra sức giúp đỡ cách mạng Lào, đồng thời tích cực chuẩn bị đánh thắng địch nếu chúng mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả nước ta,...

Muốn làm tròn nhiệm vụ nói trên, miền Bắc cần phải được củng cố vững mạnh về mọi mặt chính trị, quân sự và kinh tế” [2, tr.26].

Trong suốt quá trình Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, xuất phát từ vị trí chiến lược, Quân khu IV vừa là tiền tuyến của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa là hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam và nước bạn láng giềng, nên nơi đây địch tập trung đánh phá ác liệt nhất. Nhận thức được vấn đề này, từ rất sớm Trung ương Đảng và Chính phủ đã đưa ra những chủ trương đúng đắn và kịp thời.

Trong hai ngày 07 và 08/05/1965, Hội nghị Quân ủy mở rộng được tiến hành nhằm phân tích, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và đề ra nhiệm vụ, kế hoạch cho quân và dân trong Quân khu IV. Để đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch, Hội nghị khẳng định: “Quyết tâm lấy chiến tranh nhân dân đánh bại chiến tranh

phá hoại, bất luận cuộc chiến tranh đó quyết liệt đến mức nào. Quyết tâm lấy chiến tranh nhân dân đánh chiến tranh cục bộ nếu địch gây ra trong quân khu. Sẵn sàng nhận và làm tốt nhiệm vụ chi viện và đi chiến đấu ở B (miền Nam). Tích cực, liên tục làm nhiệm vụ ở C (Lào),... Trước mắt vẫn phải tập trung chống chiến tranh phá hoại với mức cao nhất. Đồng thời phải khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng đối phó với chiến tranh cục bộ nếu xảy ra trong quân khu bất luận với hình thức và mức độ nào” [78, tr.30].

Tiếp theo Hội nghị Quân Khu ủy ngày 22/05/1965, Quân Khu ủy Quân khu IV đã họp và đưa ra Nghị quyết về “Tình hình và nhiệm vụ của Quân Khu ủy để

đảm bảo chuyển các lực lượng vũ trang sang thời chiến”. Hội nghị đưa ra nhiệm vụ

dân và các lực lượng vũ trang quân khu chấp hành triệt để và đầy đủ quyết tâm của Trung ương: Quyết đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam. Quyết tâm lấy chiến tranh của nhân dân đánh bại chiến tranh phá hoại, bất luận loại chiến tranh đó quyết liệt đến mức nào. Quyết tâm lấy chiến tranh nhân dân đánh bại chiến tranh cục bộ nếu địch gây ra trong Quân khu. Sẵn sàng nhận và làm tốt nhiệm vụ chi viện và đi chiến đấu ở B. Tích cực liên tục làm nhiệm vụ ở C.

Làm tốt nhiệm vụ bảo vệ sản xuất, bảo vệ an ninh, đập tan mọi hành động tập kích. Cùng với các cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt phòng không nhân dân. Chuyển hướng mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của Nhà nước và của nhân dân địa phương thích hợp với thời chiến, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh, làm cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa vẫn được tiếp tục phát triển trong quân khu ngay trong chiến đấu, càng chiến đấu các mặt kinh tế, chính trị, quân sự càng phát triển càng lớn mạnh [57, tr.3].

Nhận thức tầm quan trọng của công tác hậu phương, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư Trung ương, Quân khu IV thường xuyên bám sát thực tiễn, phân tích đúng tình hình, nhận định đúng âm mưu và thủ đoạn của địch. Nhờ vậy, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, giao thông vận tải, chi viện chiến trường của hậu phương miền Bắc, trong đó có Hà Tĩnh, đã kịp thời chiến đấu bảo vệ hậu phương tại chỗ và làm nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam, nước bạn Lào.

Một phần của tài liệu hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 (Trang 36 - 39)