Chủ trương của Đảng bộ Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 (Trang 39 - 40)

HẬU PHƯƠNG HÀ TĨNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1964 1968)

2.2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Hà Tĩnh ở vào vị trí là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam, là “cổ họng”, “yết hầu” trong giao thông vận tải từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn nên trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Hà Tĩnh luôn là trọng điểm đánh phá của địch. Chính vì thế Trung ương Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến địa phương này.

Để triệt để chấp hành Nghị quyết 81 – CT/TW của Trung ương “Tăng cường

ngày 11 và 12/08/1964, Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp bất thường để quán triệt và ra nghị quyết: “Trên cơ sở xác định nhiệm vụ sản xuất phải gắn chặt với nhiệm vụ sẵn sàng

chiến đấu và chiến đấu trở thành nhiệm vụ cơ bản và lâu dài” [28, tr.2]. Ngoài ra,

để thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 11 (03/1965) của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã kịp thời chỉ đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhận thức rõ: “Quân và dân Hà Tĩnh phải nhanh chóng thực hiện chủ trương chuyển hướng xây

dựng kinh tế, tăng cường lực lượng, sẵn sàng chiến đấu thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược do Đảng đề ra là vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, không thể bị động, bị bất ngờ trước hành động phiêu lưu, tàn bạo của địch” [3, tr.125-126].

Trước những âm mưu và thủ đoạn tàn bạo của đế quốc Mỹ, Đảng bộ Hà Tĩnh đã kịp thời lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh chuyển hướng phát triển kinh tế, các hoạt động đều chuyển sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa, phân tán gọn nhẹ, khẩn trương nhưng vẫn đảm bảo tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong lĩnh vực giao thông vận tải phải đảm bảo phục vụ cả chiến đấu, sản xuất và chi viện. Tỉnh ủy cũng đã xác định hai nhiệm vụ từ đầu là chiến đấu và sản xuất, hai nhiệm vụ này phải kết hợp chặt chẽ với nhau, làm tốt nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ sản xuất và sản xuất tốt để bảo đảm phục vụ chiến đấu và chi viện cho chiến trường. Dù cuộc chiến có khó khăn và ác liệt đến đâu thì Hà Tĩnh vẫn phải coi nhiệm vụ sản xuất làm trọng tâm và thường xuyên, phải phát huy cao độ để làm tốt vai trò trách nhiệm to lớn của mình là: Tiền tuyến của hậu phương lớn miền Bắc, là hậu phương của tiền tuyến lớn miền Nam. Toàn quân, toàn dân Hà Tĩnh phải làm tốt: chiến đấu, phục vụ chiến đấu, sản xuất để đảm bảo đời sống cho nhân dân và để chi viện cho tiền tuyến miền Nam và Lào.

Đứng trước những khó khăn, thử thách mới với những nhiệm vụ hết sức to lớn, nặng nề của cách mạng, Trung ương Đảng và Đảng bộ Hà Tĩnh đã nhanh chóng đưa ra những chủ trương, chỉ đạo đúng đắn và toàn diện đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong thời kì mới.

Một phần của tài liệu hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w