Chi viện cho nước bạn Lào

Một phần của tài liệu hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 (Trang 69 - 71)

HẬU PHƯƠNG HÀ TĨNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1964 1968)

2.3.1.2. Chi viện cho nước bạn Lào

Trước sự xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ, vận mệnh của hai dân tộc Việt – Lào là sự nghiệp cách mạng của 02 Đảng càng gắn bó mật thiết. Thấm nhuần tinh thần quốc tế vô sản và nhân rõ mối quan hệ đặc biệt giữa cách mạng hai nước, từ lâu Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định giúp cách mạng Lào là một trong những

nhiệm vụ quốc tế quan trọng nhất. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 (12/1965) chỉ rõ: “Kiên quyết huy động thêm khả năng, đẩy mạnh

hơn nữa công tác giúp đỡ cách mạng Lào,...tạo điều kiện đưa cách mạng Lào tiến lên [36, tr.4].

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, năm 1965 Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tiến hành kết nghĩa với hai tỉnh Bolikhamxai và Khammouan có cùng đường biên giới với Hà Tĩnh và họp bàn công tác chi viện và giúp đỡ Lào trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông vận tải và xây dựng cơ bản. Với phương châm: “Chiến trường Khammouan và Bolikhamxai cần gì, hậu

phương Hà Tĩnh đáp ứng” nên các ban ngành liên quan và nhân dân Hà Tĩnh sẵn

sàng đáp ứng ngay cả trong những giai đoạn cam go, ác liệt và khó khăn nhất. Trước hết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh luôn xác định nhiệm vụ giúp bạn xây dựng và phát triển kinh tế ở vùng giải phóng là đòn bẩy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác chi viện. Tính đến năm 1967 “cán bộ, công nhân

của Hà Tĩnh trên hai tỉnh bạn là 111 người,... trong đó 22 người là trung cấp kĩ thuật các ngành trồng trọt, chăn nuôi, máy bơm, giao thông, thủy lợi, lâm nghiệp và xay xát,... Đoàn đi Khammouan 70 người, trong đó có 8 nữ, 46 đảng viên, 24 đoàn viên. Đoàn đi Bolikhamxai 41 người, có 2 nữ, 21 đảng viên, 20 đoàn viên” [37, tr.4].

Trên lĩnh vực kinh tế, Hà Tĩnh đã giúp 2 tỉnh Khammouan và Bolikhamxai xây dựng các hợp tác xã, trạm trại giống cây trồng nông, lâm nghiệp, xây dựng các cửa hàng bách hóa, các xưởng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các công trình thủy lợi, các tuyến giao thông, trường học, trạm xá, bệnh viện, xây dựng mạng lưới y tế,... Trong công tác giúp bạn về vật tư, phương tiện sản xuất thì: “So với kế hoạch năm 1967 thì kế hoạch năm 1968 toàn bộ đều tăng, trong đó khối lượng vật tư, kỹ thuật viện trợ tăng gấp 9,3 lần” [37, tr.3].

Trên lĩnh vực quân sự, Hà Tĩnh đã giúp 02 tỉnh Khammouan và Bolikhamxai xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công an, bộ đội địa phương từ thôn bản đến tỉnh, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ, vừa sẵn sàng chiến đấu.

Tháng 02/1965, địch đưa quân chiếm đóng 02 đồn Pan Pha và Nong Kin nhằm khống chế tà xẻng (bản) Keng và tà xẻng Ban Pha. Theo yêu cầu của bạn, từ

ngày 10 đến ngày 11/02/1965, đồng chí Võ Hồng Tuyên và đồng chí Phan Lan cùng các đồng chí thuộc đội công tác cơ sở ngoại biên đã tiến hành trinh sát thực địa, nắm quy luật hoạt động của địch để đối phó. Đêm 12/02/1965, đội trinh sát ngoại biên Công an nhân dân vũ trang Hà Tĩnh, 01 trung đội của tiểu đoàn 927 – Quân khu IV, 02 tiểu đội dân quân của bạn, do đồng chí Võ Hồng Tuyên chỉ huy chung tấn công hai đồn trên. Kết quả đã tiêu diệt 09 tên, 52 tên còn lại lần lượt ra đầu hàng, ta đã dẫn giải chúng về tuyến sau rồi bàn giao cho bạn.

Với những kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang, các chuyên gia quân sự Hà Tĩnh đã giúp 02 tỉnh Khammouan và Bolikhamxai từ kỹ thuật huấn luyện, kỹ năng tác chiến trên mọi địa hình, điều kiện đến tổ chức vận động quần chúng nhân dân thành một mặt trận đánh địch bằng mọi phương tiện.

Trên lĩnh vực giáo dục, trong kháng chiến chống Mỹ nói chung cũng như giai đoạn chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất nói riêng Hà Tĩnh đã giúp Lào, cụ thể là hai tỉnh kết nghĩaKhammouan và Bolikhamxai. Hà Tĩnh đã cử giáo viên trực tiếp sang giảng dạy tại 02 tỉnh, đào tạo giáo viên cho bạn tại trường Trung cấp Sư phạm Hà Tĩnh. Trong năm 1967, Hà Tĩnh đã giúp một số dụng cụ phục vụ hoạt động dạy học cho tỉnh Khammouan 10.500 vở học sinh, 01 tấn phấn, 1.000 bút chì và Bolikhamxai 500 vở học sinh, 01 tấn phấn, 2.000 bút chì và những văn phòng phẩm thiết yếu khác phục vụ cho công tác giáo dục. Tiếp tục trong năm 1968, Hà Tĩnh đã cung cấp cho ngành giáo dục bạn “7.000 bút chì đen, 2.000 hộp phấn viết

bảng, vở học sinh: 15.000 quyển” [38, tr.1-2].

Trong những năm chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1964 - 1968), mặc dù có những thời điểm Hà Tĩnh bị đánh phá hết sức khốc liệt, gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” quân dân Hà Tĩnh luôn làm tròn trách nhiệm của mình, giúp đỡ bạn Lào, trực tiếp là hai tỉnh kết nghĩa.

Một phần của tài liệu hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 (Trang 69 - 71)