Hà Tĩnh giữ một vai trò quan trọng trong việc chi viện cho tiền tuyến miền Nam, trước hết là vùng Trị Thiên, Lào và đặc biệt có đóng góp lớn trên

Một phần của tài liệu hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 (Trang 77 - 79)

ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1.2. Hà Tĩnh giữ một vai trò quan trọng trong việc chi viện cho tiền tuyến miền Nam, trước hết là vùng Trị Thiên, Lào và đặc biệt có đóng góp lớn trên

miền Nam, trước hết là vùng Trị - Thiên, Lào và đặc biệt có đóng góp lớn trên lĩnh vực giao thông vận tải.

Xét về vị trí địa lý, Hà Tĩnh có mối quan hệ nhiều mặt với Quảng Bình, Trị - Thiên và nước bạn Lào. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là địa bàn tiếp giáp của miền Bắc nên nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam và Lào vừa là nhiệm vụ chính trị và là nghĩa vụ hết sức thiêng liêng của nhân dân Hà Tĩnh.

Luôn thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến”, “Thóc không thiếu một

cân, quân không thiếu một người”, quân và dân Hà Tĩnh đã liên tục dấy lên các

phong trào thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Quân và dân Hà Tĩnh còn thiếu ăn, nhiều vùng phải ăn khoai, sắn thay cơm nhưng luôn hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu cấp trên giao phó để phục vụ tiền tuyến miền Nam, trước hết là chiến trường Trị - Thiên. Năm 1967 là năm mà Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong sản

xuất vì thiên tai và bom đạn nhưng đã huy động được 5.000 tấn gạo, 1.000 tấn thịt lợn hơi, 300 tấn hàng nhu yếu phẩm để kịp thời cung cấp cho bộ đội chủ lực tham gia chiến trường Trị - Thiên, góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ.

Đối với Lào, mặc dù trong thời gian chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Hà Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn nhưng với với chủ trương, đường lối của Đảng, với tinh thần quốc tế trong sáng, quân dân Hà Tĩnh luôn đáp ứng nhu cầu cho nhân dân hai tỉnh kết nghĩa là Khammouan và Bolikhamxai.

Đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông vận tải, trong 04 năm chiến tranh phá hoại, với tinh thần quyết tâm bằng những khẩu hiệu “đứt đường như đứt ruột, gãy

cầu như gãy xương”, “xe chưa qua nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu xương”,...Với vị trí quan trọng lại có địa bàn đặc biệt, bề ngang hẹp, phía trên

là núi rừng Trường Sơn hiểm trở, phía dưới là biển nên Hà Tĩnh trở thành một điểm tranh chấp giữa ta và Mỹ trên mặt trận giao thông vận tải. Mục đích của Mỹ là cố gắng đến mức tối đa đánh vào giao thông vận tải ở Hà Tĩnh hòng chặn đường vận chuyển tiếp tế của nhân dân miền Bắc trên đất Hà Tĩnh. Vì vậy, quân và dân Hà Tĩnh đã thực hiện hàng chục triệu ngày công để giữ vững và phát triển mạch máu giao thông vận tải thông suốt, bốc dỡ vận chuyển ước tính 15 triệu tấn vào chiến trường miền Nam. Sự đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh đối với tiền tuyến lớn miền Nam, đặc biệt trên lĩnh vực giao thông vận tải là hết sức to lớn. Bom đạn của Mỹ có thể xóa hẳnnhiều tuyến đường trong bãi lầy hố bom,song bom đạn không thể ngăn giữ được những chuyến xe hàng từ hậu phương ra tiền tuyến, không thể cắt đứt được mạch máu giao thông vận tải trên “đất trung tuyến” này. Nhân dân Hà Tĩnh với tinh thần “vì miền Nam ruột thịt” đã sẵn sàng hi sinh cho từng chuyến xe qua nhanh ở quê hương mình ra tiền tuyến. Ở các xã, huyện trên địa bàn Hà Tĩnh nhân dân đã nêu cao khẩu hiệu “Cứu đường như cứu nhà”, “Cứu hàng như cứu

người” nên ở đâu địch đánh phá hỏng cầu đường, xe hàng bị cháy, bị lún,... là ở đó

lập tức có hàng trăm, hàng ngàn người kéo đến ứng cứu. Ở xã Kỳ Trinh (Kỳ Anh) đã phát động phong trào “toàn dân làm công tác giao thông vận tải” và chính phong trào này đã được nhân rộng trong toàn tỉnh một cách có hiệu quả.

nào, ở hỏa tuyến, trên chiến trường, trong rừng sâu, ngoài biển cả, ở những mặt trận xung yếu và khốc liệt nhất, tất cả họ đều tỏ ra vững vàng, dũng cảm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ tháng 07 đến tháng 10/1968, các đơn vị của Hà Tĩnh như Đại đội 01 bộ binh, Trung đội súng cối 82 ly, Trung đội trinh sát đặc công đã trực tiếp tham gia đánh địch hàng chục trận ở Đường 9 – Nam Lào, lập nhiều chiến công vẻ vang và phần lớn trong số đó được phong tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.

Có thể khẳng định rằng hậu phương Hà Tĩnh đã đóng góp một phần không nhỏ vào chiến thắng ở chiến trường miền Nam, trước hết là ở Trị - Thiên và Lào.

Một phần của tài liệu hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 (Trang 77 - 79)