Nhân dân Hà Tĩnh chiến đấu bảo vệ hậu phương

Một phần của tài liệu hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 (Trang 60 - 66)

HẬU PHƯƠNG HÀ TĨNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1964 1968)

2.2.3. Nhân dân Hà Tĩnh chiến đấu bảo vệ hậu phương

Với “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Tổng thống Mỹ Jonhson đã bắt đầu thực hiện kế hoạch đưa chiến tranh ra miền Bắc. Từ 12 giờ 30 phút đến 17 giờ ngày 05/08/1964, Mỹ đã sử dụng gần 100 lần chiếc máy bay, thực hiện 03 đợt tấn công bắn phá một số nơi trên miền Bắc, như cửa sông Gianh, Vinh – Bến Thủy, đánh sang cả Xuân An (Nghi Xuân), K43 (doanh trại quân đội). Quân dân Hà Tĩnh đã anh dũng chống

tranh phá hoại của Mỹ, bảo vệ tỉnh nhà để thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với quân dân miền Nam và Lào.

Để chống lại những hành động bằng không quân và hải quân của Mỹ với những vũ khí, phương tiện chiến tranh tối tân, lực lượng bộ đội cùng kết hợp với dân quân tự vệ, du kích và toàn dân không phân biệt già trẻ, trai gái, toàn quân, toàn dân Hà Tĩnh đã bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với một khí thế khẩn trương, chủ động và ý chí quyết chiến, quyết thắng. Quân và dân Hà Tĩnh đã thu được những thắng lợi lớn ngay từ những trận đánh đầu tiên chống chiến tranh phá hoại.

Sau khi thực hiện chiến dịch “Mũi lao lửa I” (07/02/1965), “Mũi lao lửa II” (11/02/1965) ở Quảng Bình và một số nơi khác trên miền Bắc. Ngày 12/02/1965, Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã họp Hội nghị mở rộng để bàn về nhiệm vụ chuẩn bị đánh địch trong những ngày sắp tới. Hội nghị đã nhận định: “Sắp tới đế quốc Mỹ sẽ

dùng máy bay đánh vào Hà Tĩnh. Mục tiêu đánh phá của chúng trước hết là các vị trí xung yếu về quốc phòng,...” [3, tr.140]. Hội nghị cũng đề ra nhiệm vụ trước mắt

cho Đảng bộ, quân và dân Hà Tĩnh: “Khẩn trương làm tốt công tác phòng không

nhân dân, tổ chức lực lượng sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, kiên quyết đánh thắng giặc Mỹ ngay từ trận đầu” [3, tr.140]. Mọi chuẩn bị chiến đấu đang

được thực hiện thì vào lúc 19 giờ ngày 23/03/1965, 08 máy bay của Mỹ từ ba hướng ném bom, bắn tên lửa và đạn 20 ly xuống trạm quan sát hải quân, đồn 112 công an vũ trang, chiến sĩ các đơn vị đã phối hợp với dân quân xã Kỳ Nam, Kỳ Phương bắn rơi 01 máy bay Mỹ đầu tiên trên địa bàn tỉnh.

Sau thất bại nặng nề trong các chiến dịch “Mũi lao lửa”, “Sấm rền”, Jonhson và giới cầm quyền Mỹ hiểu ra nguyên nhân là do hệ thống ra đa của miền Bắc nên quyết định đập tan hệ thống này. Đoán được âm mưu của địch, Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tư lệnh phòng không lệnh cho Trung đoàn 290 ra đa phối hợp với Ban Chỉ huy tỉnh đội Hà Tĩnh xây dựng phương án tác chiến, bằng cách nhữ địch vào thế trận đã chuẩn bị sẵn để tiêu diệt, bảo vệ an toàn khí tài ra đa. Thực hiện phương án tác chiến, từ ngày 25/03 đến 12 giờ ngày 26/03, quân dân Hà Tĩnh đã làm xong ra đa giả trên Núi Nài (phía Nam Thị xã Hà Tĩnh). Tối 25/03, ra đa từ Núi Nài được bí mật chuyển đến vị trí mới ở xã Thạch Quý. Đúng 12 giờ 15 phút ngày 26/03, 26 chiếc máy bay Mỹ chia làm nhiều tốp từ hướng Tây lao xuống bắn phá Núi Nài và

khu vực xung quanh trong 02 đợt, mỗi đợt kéo dài 20 phút. Chúng đã ném xuống vùng Núi Nài hàng trăm quả bom, hàng ngàn quả rốc-két và đạn 20 ly. Quân và dân Hà Tĩnh với thế trận bày sẵn đã chủ động, bình tĩnh chiến đấu giáng trả những đòn quyết liệt, đích đáng, đến 15 giờ 55 phút ngày 26/03/1965 trận đánh kết thúc. Trong trận này, quân dân Hà Tĩnh đã bắn rơi 09 máy bay Mỹ, cùng với thời gian diễn ra trận Núi Nài, máy bay địch đánh vào khu vực Đèo Ngang đã bị quân dân Kỳ Anh bắn rơi 03 máy bay, nâng tổng sốmáy bay Mỹ bị quân dân bắn rơi trong ngày 26/03 lên 12 chiếc [15, tr.165].

Chiến thắng ngày 26/03/1965 là chiến thắng của đường lối lãnh đạo của Đảng về sự phát triển chiến tranh nhân dân, đồng thời cũng là chiến thắng của lòng dũng cảm, của ý chí quyết tâm diệt địch, bảo vệ quê hương của quân dân Hà Tĩnh.

Dù thất bại trong trận 26/03/1965 nhưng đến ngày 31/03/1965, 31 chiếc máy bay Mỹ lại tiếp tục đánh phá Núi Nài, Mũi Đao (Đèo Ngang), doanh trại bộ đội ở Hương Khê, quân dân Hà Tĩnh đã bắn rơi thêm 04 máy bay. Chiến công này đã được ghi trên lá cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” mà Bác Hồ trao tặng cho Quân khu IV.

Sang đầu tháng 04/1965, riêng ở Hà Tĩnh máy bay Mỹ đã chuyển sang đánh phá các mục tiêu giao thông vận tải, kinh tế và cư dân. Trong đó đánh mạnh nhất vào giao thông vận tải. Tính từ ngày 10/04 đến ngày 24/12/1965, Mỹ đã sử dụng hàng trăm lượt máy bay tập trung đánh vào toàn bộ cầu trên Quốc lộ 1A, các tuyến đườngsố 08 và số 15, trung tâm Hà Tĩnh và các vùng phụ cận, mở rộng diện đánh phá vào các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Khê, trong đó các điểm Lộc Yên, Địa Lợi, cầu Rác, cầu Trung, cầu Họ bị đánh phá thường xuyên ngày cũng như đêm,một số cây cầu trên Quốc lộ 1A qua địa phận Hà Tĩnh đã bị đánh hỏng, gây khó khăn cho công tác giao thông vận tải.

Thắng lợi trong thời gian này là trận đánh phối hợp xuất sắc của hai đơn vị pháo cao xạ bộ đội địa phương ngày 19/04/1965, bằng lối đánh phục kích đã bắn rơi tại chổ chiếc AD6 do tên Trung tá Phạm Phú Quốc – Tư lệnh sân bay Biên Hòa của Chính quyền Sài Gòn lái. Với thất bại này Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải từ bỏ ý đồ đưa không quân của chính quyền Sài Gòn phối hợp với không quân Mỹ ra đánh miền Bắc.

Trong các tháng 08, 09 và tháng 10 năm 1965, với khí thế chung cùng quân dân cả nước, quân dân Hà Tĩnh đã liên tiếp đánh địch, bắn rơi máy bay Mỹ. Đặc biệt, những chiến công của quân dân tự vệ đã đánh dấu bước trưởng thành về kỹ thuật bắn máy bay địch của lực lượng bán vũ trang tỉnh. Ngày 03/08/1965, dân quân xã Sơn Bằng (Hương Sơn) lập công bắn rơi máy bay Mỹ. Đêm 04/09/1965, dân quân xã Cẩm Nhượng bắn rơi 01 chiếc máy bay. Ngày 10/09/1945, dân quân tự vệ huyện Nghi Xuân phối hợp với bộ đội bắn rơi 10 máy bay,...

Tính chung từ tháng 04 đến tháng 12/1965, quân và dân Hà Tĩnh đã bắn hạ được hàng chục chiếc máy bay các loại, trong đó có 03 “thần sấm” F105, bắt một số giặc lái. Trong những trận đọ sức với máy bay Mỹ đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm. Ngày 21/04/1965, với ý đồ cắt đứt mạch máu giao thông và tiêu diệt bằng được đơn vị vũ trang bảo vệ cửa ngõ đường 08, địch cho 50 lần chiếc máy bay liên tục đánh phá vào khu vực đồn 93 bộ đội biên phòng, dưới sự chỉ huy của đồn trưởng Lê Bá Em, các chiến sĩ đồn biên phòng 93 đã chiến đấu vô cùng anh dũng và lập công xuất sắc, bắn rơi 06 máy bay Mỹ. Đồn 93 được tặng thưởng huân chương quân công hạng nhì, được nhận cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm

lược” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiến công nối tiếp chiến công, ngày 20/09/1965,

dân quân du kích Hương Khê phối hợp với Tiểu đoàn 04, Trung đoàn 230 pháo cao xạ bắn rơi 01 máy bay F4, giặc lái nhảy dù nên Mỹ đã huy động 18 máy bay các loại đến cứu, dân quân du kích các xã, tự vệ nông trường 20/04, lâm trường Chúc A phối hợp vừa bắn máy bay vừa bắt giặc lái, bắn rơi tại chổ 01 trực thăng H43, bắt sống 6 tên giặc lái. Hình ảnh “O du kích nhỏ dương cao súng” – Nguyễn Thị Kim Lai (17 tuổi), đang giải tên giặc Mỹ cao lớn (cao 1,82 m, nặng 106 kg) Robinson (ảnh Phan Thoan) đã trở thành biểu tượng chiến thắng của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Càng thất bại trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ càng điên cuồng đánh phá miền Bắc. Riêng ở Hà Tĩnh, so với năm 1965, năm 1966 địch đánh phá ác liệt gấp bội. Cả năm có 7.580 lần tốp máy bay xâm phạm nội địa, địch đã đánh phá 4.103 lần, với 4.903 địa điểm ở tất cả 256 xã trong tỉnh, trong đó đánh vào các mục tiêu như giao thông, kinh tế, dân cư, quân sự. Với số lượng: 2.635 quả bom, 441 tên

lửa, hàng ngàn đạn rốc-két, 20 ly. Song địch càng đánh phá bao nhiêu thì tinh thần chiến đấu của quân và dân Hà Tĩnh càng cao “Quyết không sợ”, “Quyết đánh thắng

giặc Mỹ xâm lược”. Trong năm 1966, quân và dân Hà Tĩnh đã chiến đấu 1.250 trận,

bắn rơi 58 máy bay các loại, bắt sống 03 giặc lái, bắn chìm 03 tàu biệt kích và 01 thủy phi [67, tr.2]. Trong đó, ngày 18/08/1966, dân quân du kích Hương Sơn đã anh dũng bắn rơi chiếc máy bay F.105 của Mỹ. Đây là chiếc máy bay thứ 100 bị quân dân Hà Tĩnh bắn rơi, được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen và Người đã xếp Hà Tĩnh là một trong năm tỉnh “kiện tướng” diệt máy bay [3, tr.150] (Hà Tĩnh 100 chiếc, Quảng Ninh 112 chiếc, Thanh Hóa 145 chiếc, Nghệ An 210 chiếc, Quảng Bình 228 chiếc). Ngày 28/08/1966, Đại đội pháo binh bộ đội địa phương đã độc lập chiến đấu bắn cháy 01 khu trục hạm trên vùng biển Nghi Xuân. Ngày 15/09/1966, dân quân du kích Kỳ Anh bắn rơi 01 máy bay F.105D,....

Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (01/1967) nhận định: “Mặc dù bị thất bại nặng nề về quân sự và chính trị, đế quốc Mỹ vô cùng

ngoan cố và xảo quyệt, vẫn chưa chịu từ bỏ ý đồ xâm lược miền Nam và chia cắt lâu dài đất nước ta,...tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc, âm mưu tập kích và đổ bộ vào phía nam Quân khu IV cũ, hòng cứu vãn tình thế nguy khốn của chúng ở miền Nam,... bọn cầm quyền Mỹ đang ra sức tăng cường lực lượng hòng đánh mạnh thắng nhanh về quân sự. Vì thế, năm 1967 – 1968, đặc biệt là năm 1967, cuộc chiến đấu giữa ta và địch sẽ diễn ra gay go, quyết liệt [2, tr.37]. Đúng thế,

trong 02 năm 1967 và 1968, Mỹ đã mở rộng và leo thang chiến tranh, sử dụng nhiều loại vũ khí mới đánh phá Hà Tĩnh và phong tỏa vùng ven biển, phá đường giao thông hòng cắt đứt mọi con đường tiếp tế của miền Bắc đối với miền Nam. Riêng trong 07 tháng ném bom hạn chế (từ tháng 04 đến tháng 10/1968), địch đã đánh vào Đồng Lộc hơn 2.057 trận bom, với trên 42.990 quả bom các loại (bình quân 1m2 đất ở khu vực Ngã ba Đồng Lộc phải chịu từ 03 đến 05 quả bom các loại). Tổng số lần bom đạn Mỹ đánh vào Đồng Lộc thời gian này bằng tổng số lần đánh vào toàn tỉnh năm 1965, bình quân một tháng đánh 25 ngày, ngày đánh nhiều nhất (15/07/1968) là 103 lần với 800 quả bom.

Trước những hành động leo thang của đế quốc Mỹ, quân và dân Hà Tĩnh đã đánh trả những đòn quyết liệt, lập nhiều chiến công lớn, trong đó có những chiến công viết nên những bản anh hùng ca hùng tráng của Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.

Ngày 21/08/1967, một tốp máy bay gồm 3 chiếc từ hướng Đông bay tới khu vực Cầu Nghèn (Can Lộc) sau mấy vòng lượn trinh sát mục tiêu, máy bay đã bất ngờ bổ nhào ném bom xuống Cầu Nghèn, cả 03 khẩu đội 12,7 ly xã Đại Lộc đồng loạt nổ súng, chiếc máy bay F.105 đã trúng đạn bốc cháy. Như vậy, dù được mệnh danh là “Thần sấm” nhưng chiếc máy bay phản lực của không lực Hoa Kỳ đã bị bắn rơi tại cửa hàng mua bán xã Tân Lộc (Can Lộc) sau 15 phút xuất hiện. Những tấm gương điển hình bắn máy bay không chỉ là những người trẻ mà ngay cả những cụ già với tinh thần tuổi cao, chí càng cao tiểu đội lão dân quân xã Kỳ Tiến (Kỳ Anh) vẫn nêu cao quyết tâm đánh Mỹ, luôn thường trực bên khẩu pháo được giao và tích cực tập luyện. Vào lúc 14 giờ 20 phút ngày 19/03/1968, 02 máy bay phản lực Mỹ đến lượn vòng trên trận địa rồi hạ thấp độ cao, thả bom tọa độ. Với sự chỉ huy của cụ tiểu đội trưởng Trần Điềm, cụ Nguyễn Khuynh 62 tuổi già nhất tiếp đạn, kết quả 01 chiếc máy bay A4 đã bị bốc lửa.

Sau khi Quốc lộ 1A bị tàn phá nặng nề thì Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành “yết hầu” của tuyến giao thông vận tải từ Bắc vào Nam nên địch đã đánh vào đây với cường độ và mật độ rất cao. Chính ở ngã ba nhỏ bé này đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân dũng cảm kiên cường. Ngày 24/07/1968, sau 18 lần địch đánh phá ác liệt vào Ngã ba Đồng Lộc cả Tiểu đội thanh niên xung phong do Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng vẫn bám trụ kiên cường giữ mạch máu giao thông và đã anh dũng hi sinh khi đang làm nhiệm vụ “Sống bám trụ cầu đường, chết kiên cường hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ” cả 10 cô gái đã hi sinh ở tuổi đời từ 18 đến 20 với tinh

thần và quyết tâm “Tim có thể ngừng đập, mạch máu giao thông quyết không

ngừng chảy”. Ở bất cứ nơi đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào, với nhiệm vụ thế nào

thì quân dân Hà Tĩnh luôn hoàn thành xuất sắc. Từ ngày 14/05 đến ngày 21/08/1968, trong vòng hơn 90 ngày tiểu đội dân quân gái xã Kỳ Phương (Kỳ Anh) đã liên tiếp đánh thắng 04 trận, bắn rơi 04 chiếc máy bay, 09 cô gái Kỳ

Phương vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng huy hiệu cao quý của Người và được Bộ Tổng tư lệnh gửi thư khen ngợi. Họ xứng đáng là “Những bông hoa thắm trên đất Đèo Ngang”.

Liên tiếp thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và trên chiến trường miền Nam, trước sức ép của dư luận thế giới và nhân dân Mỹ, ngày 01/11/1968, Tổng thống Mỹ Johnson phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn cuộc ném bom bắn phá lần thứ nhất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng không quân, hải quân và pháo binh để đi đến một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam bằng cuộc thương lượng đàm phán trên bàn Hội nghị Pari.

Sau 04 năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (05/08/1964 đến 01/11/1968),quân và dân miền Bắc đã bắn rơi, cháy 3.234 máy bay các loại, diệt và bắt sống hàng ngàn giặc lái Mỹ, bắn chìm và bị thương 143 tàu chiến và tàu biệt kích của Mỹ. Trong đó, quân và dân Hà Tĩnh đạt đến đỉnh cao, xuất hiện nhiều tấm gương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu, bảo đảm giao thông vận tải. Nhân dân Hà Tĩnh đã bắn rơi 221 máy bay (chiếm tỉ lệ 6,83% so với cả miền Bắc), bắt sống nhiều giặc lái, gián điệp, biệt kích bắn chìm và bắn cháy 13 tàu chiến Mỹ, bảo vệ vững chắc biên giới, bờ biển, bảo vệ có hiệu quả đường giao thông, tài sản và tính mạng của Nhà nước và nhân dân, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh.

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng máy bay, tàu chiến của Mỹ, nhân dân Hà Tĩnh tuy chịu nhiều tổn thất và đau thương, nhưng đã giữ vững được không những tinh thần, ý chí kiên cường mà còn bảo vệ được nhiều cơ sở sản xuất, mạng lưới giao thông, phát triển lực lượng chiến đấu góp phần chi viện cho miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đóng vai trò vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương vững chắc.

Một phần của tài liệu hậu phương hà tĩnh trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn 1964 – 1968 (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w