Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 55)

Ngày 04/5/2009, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1267/QĐ-BNN-KL công bố hiện trạng rừng cho đến ngày 31/12/2008 trên toàn quốc. Theo công bố, diện tích có rừng là 13.118.773 ha,

trong đó rừng tự nhiên là 10.348.591 ha và rừng trồng là 2.770.182 ha [3]. Có thể nhận thấy diện tích rừng của chúng ta đang ngày càng được cải thiện, độ che phủ tăng lên rõ rệt trong thời gian qua. Chỉ trong vòng 15 năm (từ năm 1990 đến năm 2005), diện tích rừng trồng đã tăng gấp bốn lần. Những thành tựu đạt được nói trên cũng là do các nỗ lực to lớn trong việc thực hiện các chính sách quốc gia và chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, diện tích rừng tuy tăng nhưng ngược lại, chất lượng rừng lại đang ngày một giảm sút. Hiện nay, rừng trồng lại của Việt Nam chủ yếu là các loại cây công nghiệp cho nên tính đa dạng sinh học không cao. Rừng giầu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ còn chiếm khoảng 13% trong khi rừng nghèo và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng. Trong năm thập kỷ qua, diện tích rừng ngập mặn đã giảm trên 80%, khoảng 96% các rặng san hô đang bị đe dọa hủy hoại nghiêm trọng, nhiều giống loài hoang dã đã vĩnh viễn biến mất.

Bảng 2.3: Diễn biến diện tích rừng từ năm 1943 đến năm 2004

Năm Diện tích (1000 ha) Độ che phủ

(%) Bình quân Bình quân (ha)/ ngƣời Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng cộng 1943 14.300 0 14.300 43,0 0,70 1976 11.077 92 11.168 33,9 0,22 1995 8.252 1.050 9.302 28,2 0,12 2000 9.444,2 1.471 10.915 33,2 0,14 2002 9.865,0 1.919,6 11.784,6 35,8 0,14 2004 10.088,3 2.218,6 12.306,9 46,7 0,15

Số liệu trung bình các nƣớc ASEAN năm 2000

2000 211.387 19.973 231.360 36,7 0,42

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Báo cáo hiện trạng rừng thế giới, FAO, ROME

Tình trạng suy thoái rừng hiện nay đang tác động mạnh mẽ đến môi trường nói chung. Độ che phủ của rừng thấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân

bằng môi trường sinh thái, giảm chất lượng không khí và cũng là nguyên nhân gây ra lũ lụt, sạt lở đất. Sự suy thoái rừng nói trên xuất phát từ cả những nguyên nhân khách quan như tình trạng cháy rừng do biến đổi khí hậu, mất rừng do lũ lụt, thiên tai làm xói mòn đất..., nhưng sự suy thoái rừng và tài nguyên rừng ngày càng trở nên trầm trọng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan, trong đó có sự thiếu ý thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của các chủ thể trong xã hội. Điều này đã dẫn đến tình trạng xảy ra ngày càng nhiều những vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và tài nguyên rừng trên phạm vi cả nước. Theo thông tin từ Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2009, cả nước phát hiện 20.286 vụ vi phạm quy định Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng. Trong đó, có trên 50% vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật với hơn 10.000 trường hợp vi phạm, tiếp đến là hành vi khai thác lâm sản và phá rừng trái pháp luật chiếm gần 5.000 vụ với 23,9%. Cục Kiểm lâm cho biết, tổng số vụ đã xử lý là 16.290 vụ, trong đó hầu hết là xử phạt vi phạm hành chính. Theo đánh giá, tình hình vi phạm các quy định Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng 6 tháng đầu năm tuy giảm về số lượng, song tính chất vi phạm ngày càng tinh vi. Tình trạng chống người thi hành công vụ diễn ra ở nhiều địa phương, gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, tình trạng phá rừng trái pháp luật liên tiếp xảy ra trong thời gian qua nhằm lấy đất, chuyển mục đích sử dụng trên đất lâm nghiệp. Có khoảng gần 4.900 vụ phá rừng và khai thác rừng trái pháp luật bị phát hiện trên địa bàn cả nước, với diện tích rừng bị thiệt hại hơn 1.300 ha... Đối tượng vi phạm thường là bọn lâm tặc với các hành vi khai thác, vận chuyển gỗ trái phép; buôn bán, tàng trữ động vật hoang dã trái phép; chống người thi hành công vụ... Hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng cũng có thể được tiến hành bởi một số người dân có ý thức pháp luật kém, vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; xả rác, chất thải bừa bãi trong rừng; vi phạm các quy định về khai thác gỗ, củi và lâm sản khác. Tuy nhiên, nghiêm trọng và đáng báo động hơn là tình trạng vi phạm của chính đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ rừng.

Đó là đội ngũ kiểm lâm hay cán bộ ủy ban nhân dân các cấp, cán bộ xã, thôn thoái hóa biến chất tiếp tay cho lâm tặc khai thác tài nguyên rừng.

Trên thực tế, mặc dù tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng giảm qua các năm, nhưng số vụ vi phạm còn lớn, diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái phép, nên những hành vi vi phạm này diễn biến phức tạp và xảy ra ở hầu khắp các địa phương trên cả nước. Đầu nậu thường giấu mặt, thuê người vận chuyển, thu gom, tập kết gỗ, động vật hoang dã tại những điểm bí mật rồi tổ chức vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Phương tiện vận chuyển gỗ cũng được ngụy trang và khó phát hiện. Để có thể qua mặt được lực lượng tuần tra, kiểm soát chúng dùng xe du lịch, xe chở khách để chở gỗ lậu, thậm chí gỗ trái phép được xếp ở dưới đáy thùng các xe chở hoa quả. Với những trường hợp như vậy, nếu không có nguồn tin chính xác rất khó có thể kiểm tra và bắt giữ. Bên cạnh đó, sự liều lĩnh, manh động và tính côn đồ của lâm tặc ngày càng gia tăng. Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra tình trạng lực lượng kiểm lâm bị lâm tặc tấn công, vây đánh, thậm chí là truy sát đến cùng. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, đã có hàng chục cán bộ kiểm lâm bị hành hung, nhiều người phải nhập viện, đổ máu trên những cung rừng. Không ít người suýt phải bỏ mạng vì truy bắt gỗ lậu trên những tuyến quốc lộ từ miền núi về đồng bằng. Lần giở hồ sơ các vụ kiểm lâm bị tấn công trong những năm gần đây mới thấy hết tính chất cũng như mức độ nguy hiểm mà lực lượng bảo vệ rừng đã và đang hàng ngày phải đối mặt. Ngày 15/04/2009, trong khi làm nhiệm vụ, một kiểm lâm viên ở huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã bị lâm tặc đánh đến gãy tay. Trước đó hai ngày, tại huyện Hoài Ân (Bình Định), đã xảy ra một cuộc truy sát mang đầy tính xã hội đen của 25 lâm tặc đối với kiểm lâm... Trong hầu hết các tình huống bị phản công, do lực lượng quá mỏng, thiếu vũ khí hỗ trợ, lâm tặc lại quá hung hãn nên lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng thường không chống cự nổi.

Tình hình suy thoái rừng và tài nguyên rừng trong những năm vừa qua xảy với tính chất ngày càng nghiêm trọng còn bởi có sự tiếp tay của đội ngũ

cán bộ kiểm lâm. Với nhiệm vụ, chức trách của mình, hơn ai hết đây phải là lực lượng đi đầu trong công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi vi phạm. Thế nhưng, một số cán bộ thoái hóa biến chất đã bị đồng tiền làm cho mờ mắt, sẵn sàng thực hiện các hành vi vi phạm trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Vừa qua, Cơ quan điều tra Công an Quảng Nam vừa cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam ông Cao Hữu Bình (sinh 1969, trú khối 1 thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) - cán bộ kiểm lâm huyện Nam Giang. Theo điều tra ban đầu, ông Bình là kiểm lâm viên phụ trách quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn Nam Giang, nhưng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng, làm thiệt hại hơn 1.000m3

gỗ quí trong rừng đặc dụng khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. Nghiêm trọng hơn, trong vụ phá rừng qui mô lớn này, ngoài ông Bình còn có sự tiếp tay của nhiều cán bộ, quan chức địa phương huyện Nam Giang, trong đó có một phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang (ông Trần Thanh Hải, hiện đã bị tạm đình chỉ chức vụ). Hay như một vụ vi phạm khác, ông Lê Kim Thanh là một cán bộ quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thuê máy cưa, thợ cưa, máy cày... để trực tiếp phá rừng lấy gỗ chở đi bán lấy tiền tiêu xài. Những vụ việc như trên xảy ra không ít trên thực tế đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về ý thức chấp hành pháp luật yếu kém của một bộ phận cán bộ làm công tác tác quản lý và bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)