Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ tài nguyên nƣớc

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú. Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng đã tạo nên nhu cầu sử dụng nước quá lớn trong khi nguồn tài nguyên nước không thay đổi, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng cả về chất và lượng đối với tài nguyên nước.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2005, các nguồn chính gây ô nhiễm nước lục địa được xác định bao gồm: Thứ nhất, do việc khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước mặt và nước ngầm; thứ hai, do nước thải đô thị và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt trước khi xả thải ra môi trường; thứ ba, do nước thải từ hoạt động nông nghiệp và nước thải từ các nguồn khác tại khu vực nông thôn. Tài nguyên nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tính đến đầu năm 2005, hàng ngày có khoảng 3.110.000m3

nước thải sinh hoạt đô thị, bệnh viện và nước thải sản xuất từ các khu công nghiệp xả thẳng trực tiếp vào nguồn nước mặt, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Bảng 2.1: Số ca mắc bệnh và tử vong

của các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước từ năm 1990 đến năm 2003

Năm

Tả Thƣơng hàn Lỵ trực trùng tiêu chảy

Ca bệnh Tử vong Ca bệnh Tử vong Ca bệnh Tử vong bệnh Ca Tử vong 1990 2.132 23 4.323 16 47.832 94 232.843 207 1995 4.886 44 30.901 23 48.350 12 573.384 106 2000 170 2 10.709 10 45.103 6 984.617 19 2001 16 0 9.614 4 46.297 7 1.055.178 26 2002 340 0 7.079 0 44.903 6 1.045.212 19 2003 343 0 5.946 2 43.732 6 972.463 10

Theo kết quả khảo sát tại Hà Nội cho thấy, gần 70% mẫu nước ở tầng trên và 48% mẫu nước ở tầng dưới có nồng độ asen cao trên mức cho phép của Việt Nam và quốc tế. Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, ước tính mỗi ngày sông Sài Gòn phải hứng chịu khoảng 360.000m3

nước thải công nghiệp, 750.000m3 nước thải sinh hoạt đô thị và khoảng 14.000m3 nước thải y tế. Môi trường nước của một số con sông cũng đang ngày càng xuống cấp. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2005 về "Ô nhiễm môi trường nước 3 lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy" cho thấy môi trường nước các con sông này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Qua sự phản ánh của dư luận và các phương tiện truyền thông về vấn nạn ô nhiễm môi trường, chúng ta có thể nhận thấy một thực tế đáng báo động, đó là pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật bảo vệ tài nguyên nước nói riêng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả, dẫn đến xảy ra vi phạm tràn lan, có hệ thống trong thời gian qua.

Một vụ vi phạm điển hình gây chấn động dư luận được báo chí nhắc đến nhiều nhất trong những ngày qua là việc Công ty Vedan Việt Nam đầu độc sông Thị Vải, biến dòng sông này thành dòng sông chết. Nhận được phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, từ năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ghi nhận nhiều dấu hiệu Công ty Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải nhưng không có bằng chứng. Phải đến năm 2008, Cục Cảnh sát môi trường với những nỗ lực của mình, sau 3 tháng phục kích mới bắt được quả tang hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng này. Ngày 19/9/2008, theo Biên bản của đoàn kiểm tra đã công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan bao gồm các hành vi như: xả thải vượt tiêu chuẩn từ mười lần trở lên so với quy định cho phép; không nộp đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc; không lập báo cáo tác động môi trường đối với các dự án nâng cao công suất nhà máy; quản lý vận chuyển chất thải độc hại không đúng quy định; xả nước thải vào nguồn không đúng quy

định… Bên cạnh đó, bằng hành vi gian dối của mình, ước tính sơ bộ từ đầu năm 2004 (thời điểm nghị định thu phí bảo vệ môi trường có hiệu lực) cho đến nay, Vedan đã "trốn" không nộp số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải lên đến trên 127 tỉ đồng. Ngày 06/10, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan với tổng số tiền phạt là 267,5 triệu đồng (đến nay Công ty Vedan đã nộp đủ), buộc truy nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỉ đồng (Công ty Vedan đã nộp 95,451/127 tỷ đồng). Sai phạm của Vedan đã được làm rõ, quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng đã được đưa ra. Nhưng một sự thật nhức nhối vẫn luôn hiện hữu là dòng sông Thị Vải hôm nay đã trở thành một dòng sông chết. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao những sai phạm này đã diễn ra trong cả một quá trình 15 năm nay (từ năm 1994) mà đến bây giờ mới được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý? Liệu mức xử phạt vi phạm hành chính 267,5 triệu đồng cho rất nhiều hành vi vi phạm có làm hài lòng dư luận và làm Vedan chùn bước, không tiếp tục tái phạm? Những sai phạm của Vedan mang tính chất hệ thống, vậy tại sao bên cạnh hình thức xử phạt chính, các cơ quan chức năng không "mạnh tay" ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi công ty thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường...?

Một ví dụ khác, theo điều tra việc chấp hành pháp luật của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy đa số các doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc pháp luật bảo vệ môi trường. Các hành vi vi phạm thường là: Không có hệ thống xử lý chất thải hoặc có nhưng không bảo đảm; có doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh nhưng chưa có đầy đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường; không có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; thường xuyên có nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép... Điển hình như Công ty trách nhiệm hữu hạn Dệt len Lantian của Trung Quốc tại khu công nghiệp Lai Sơn thuộc phường Đồng Tâm, thị xã Vĩnh Yên. Tuy đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng Công ty chưa thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo. Mặc dù đã được

các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương nhiều lần kiểm tra, xử lý, tuy nhiên qua kiểm tra thực tế Công ty vẫn để tồn tại những vi phạm như: hệ thống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả, chất lượng nước thải còn 5 chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 lần đến 40 lần so với TCVN 5945-1995 (loại B), lượng nước thải vào nguồn tiếp nhận trung bình một ngày đêm 300m3

nước thải nhưng không có Giấy phép xả nước thải. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Bến Tre, chảy trực tiếp vào đầm Vạc và làm thiệt hại đến sản xuất lúa, ảnh hưởng đến sức khỏe của một số hộ dân phường Đồng Tâm. Căn cứ điểm b khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và điểm b khoản 26 Điều 10 Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Quyết định số 1093/QĐ-UBND ngày 16/4/2007 tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất đối với phân xưởng nhuộm.

Còn rất nhiều những vụ vi phạm khác có thể kể tới như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hyundai Vinashin ở Khánh Hòa; Nhà máy của Công ty nước giải khát quốc tế PepsiCo Việt Nam tại Bình Dương; Nhà máy bia Sài Gòn - Nghệ An thuộc Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh; Công ty giấy Hapaco Đông Bắc tại Thanh Hóa... đang ngày đêm xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép chưa qua xử lý ra môi trường. Những hành động này làm chết dần nguồn nước của các con sông, con suối trên khắp mọi vùng miền của đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, có một thực tế hết sức đáng lo ngại là có không ít doanh nghiệp chấp nhận đóng tiền phạt do gây ô nhiễm và xem đó là chi phí rẻ mạt cho xử lý môi trường. Với nhiều doanh nghiệp, cho dù trong một năm bị phạt vài lần thì tổng số tiền phạt tính ra vẫn lợi hơn đầu tư công trình xử lý nước thải cũng như chi phí vận hành hằng ngày. Qua các sự việc trên cho thấy bên cạnh lợi ích kinh tế, doanh nghiệp cũng phải có ý thức chấp hành đầy đủ pháp luật bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn để khi xả thải không gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo đảm sự phát

triển bền vững. Hệ thống văn bản luật dù có hoàn chỉnh đến đâu chăng nữa cũng chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà bên cạnh đó điều thiết yếu là cần phải tổ chức thực hiện tốt, từ tuyên truyền phổ biến pháp luật đến kiểm tra, thanh tra, xử phạt.

Cùng với môi trường nước, môi trường biển của nước ta cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2005, ô nhiễm nước biển được xác định bởi một số thông số và nhóm thông số đặc trưng. Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (cao nhất là vùng ven biển đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long), nitrat, nitrit, coliform, dầu và kim loại kẽm. Các thông số và nhóm thông số này ở biển Việt Nam đều cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì tình trạng ô nhiễm này bắt nguồn từ sự thiếu ý thức tôn trọng pháp luật về bảo vệ môi trường biển dẫn đến việc thực hiện pháp luật không nghiêm của người dân, của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng.

Pháp luật môi trường Việt Nam nghiêm cấm việc đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế, những hành vi xả chất thải ra biển vẫn đang diễn ra hàng ngày. Do thiếu quy hoạch, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình ở khu du lịch huyện đảo Cát Bà - Hải Phòng đua nhau ra biển quây lồng nuôi cá. Mỗi ngày người nuôi đưa xuống biển một lượng thức ăn cho cá gồm hàng chục tấn các loại. Cá ăn không hết, thức ăn hoặc lọt qua lưới xuống đáy biển, trôi khắp khu vực biển gần đó gây ô nhiễm môi trường nước biển nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các xưởng chế biến sứa trên đảo cũng ngày đêm thải toàn bộ lượng nước thải, bao gồm cả hóa chất, phèn chua muối sứa xuống biển khiến vùng biển Cát Bà, nhất là khu vực Bến Bèo nước đã chuyển màu đen đục, bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Gần đây nhất, Cục Cảnh sát Môi trường thuộc Bộ Công an vừa phát hiện một vụ việc liên quan tới vụ súc rửa tàu PVT Eagile của hai công ty là

Tổng công ty Vận tải dầu khí PVTrans ở Thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Toàn Thắng Lợi ở Đồng Nai gây ô nhiễm môi trường nước biển nghiêm trọng. Theo điều tra, Tổng công ty PVTrans chưa hề đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại phát sinh từ việc sửa chữa, xúc rửa, vệ sinh hầm tàu PVT Eagile. Trong số chất thải nguy hại trên có 250m³ nước lẫn dầu FO được Tổng công ty PVTrans thỏa thuận và giao nhân viên của chi nhánh Công ty Toàn Thắng Lợi để xử lý. Công ty Toàn Thắng Lợi không có chức năng vận chuyển chất thải nguy hại nhưng vẫn thực hiện vận chuyển số chất thải trên vào bờ. Hành vi của hai công ty trên đã vi phạm Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Bảng 2.2: Lượng chất thải từ một số hoạt động giao thông vận tải biển

TT Cơ sở hoạt động Loại chất thải Số lƣợng (tấn/ năm)

1 Các cơ sở đóng tàu (30 cơ sở trên toàn quốc Chất thải lỏng > 1.000

2 Các cảng lớn (9 cảng) Chất thải rắn 6.800

Nguồn Khảo sát của Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2008.

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, những công trình trên biển ngày càng mọc thêm nhiều. Hầu hết các công trình cảng và hoạt động của cảng đều tác động tiêu cực đến môi trường biển, như mất các nơi sinh cư do lấy đất xây dựng, ô nhiễm nước, đất, không khí, tiếng ồn... trong khu vực cảng và phụ cận. Các công trình sản xuất, nhà máy đóng tàu biển, các công trình đảm bảo du lịch, và rất nhiều các hoạt động khác đều tác động xấu đến môi trường tự nhiên của biển. Bên cạnh đó, vận tải biển là một lợi thế lớn về kinh tế, đang phát triển đáng kể, nhờ vào ưu thế vượt trội của nó so với các loại hình vận tải khác, nhưng cũng tác động xấu đến môi trường. Từ việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông, nạo vét luồng lạch và việc đổ phế thải dầu, mỡ dẫn đến phá hoại sinh thái vùng cửa sông, ven biển ngập mặn, vùng đất chua phèn, tạo nên một sự đảo lộn trong hệ sinh thái biển.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)