Thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm soá tô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 52)

Hiện nay, hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm không khí. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng đối với các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, phương tiện giao thông vận tải... Theo Báo cáo triển vọng môi trường toàn cầu 4 (GEO-4) do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 26/10/2008, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được xếp là 2 trong 6 thành phố có chỉ số về ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Nồng độ bụi trong các không khí ở các thành phố này cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần, đặc biệt ở các nút giao thông nồng độ bụi cao hơn mức tiêu chuẩn từ 2-5 lần, còn ở các khu xây dựng thì cao hơn tới 10-20 lần [20]. Thực trạng đáng báo động như trên đang ngày càng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng sống của người dân.

Biểu đồ 2.1. Sự gia tăng số lượng xe máy và nồng độ khí CO

trong không khí đường phố đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu được xác định là do khí thải, khói, bụi từ hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, từ hoạt động giao thông vận tải, từ các hoạt động xây dựng đô thị, từ hoạt động sinh hoạt của người dân và một số nguồn khác.

Có thể nói, môi trường không khí nước ta ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng xuất phát chính từ sự thiếu ý thức của người dân, các doanh nghiệp và sự quản lý chưa chặt chẽ, thiếu năng lực của các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền. Theo quy định của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP nghiêm cấm các hành vi vi phạm: thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép vào môi trường và thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường. Nếu vi phạm các hành vi kể trên các chủ thể sẽ phải chịu chế tài pháp lý. Quy định là như vậy, tuy nhiên, trên thực tế pháp luật bảo vệ môi trường không khí vẫn chưa được người dân và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để mà chủ yếu chỉ mang tính đối phó. Các hành vi vi phạm vẫn diễn ra hàng ngày và có chiều hướng gia tăng.

Trước hết phải kể đến sự không tuân thủ pháp luật môi trường bảo vệ không khí của các doanh nghiệp, khi họ chỉ mải chạy theo lợi nhuận trước mắt mà quên đi trách nhiệm đối với xã hội của mình. Theo kết quả khảo sát gần đây nhất (năm 2009) về tình hình xử lý khí thải tại các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam của PGS.TS. Nguyễn Đình Tuấn - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường thì chỉ có 20% doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý khí thải. Điều đáng lưu ý là năm 2001, vị giáo sư này cũng đã tiến hành trước đó một cuộc điều tra thực tế tương tự, và kết quả khi đó cũng là 20%. Vậy câu hỏi được đặt ra là trách nhiệm của các nhà đầu tư ở đâu? Năng lực quản lý, điều hành của các nhà chức trách có thẩm quyền ở đâu mà trong gần chục năm qua, số lượng nhà máy, xí nghiệp có đầu tư hệ thống xử lý khí thải không hề được tăng thêm? Chính vì sự thiếu

trách nhiệm này mà trong những năm vừa qua đã xảy ra hàng loạt những vụ vi phạm về thải khí gây bức xúc trong dư luận. Những ngày cuối tháng 10 năm 2009 vừa qua, hàng trăm giáo viên và học sinh trường Trung học cơ sở Quán Toan ở quận Hồng Bàng (Hải Phòng) vẫn chưa hết bàng hoàng vì hít phải khí thải từ cột khói của nhà máy thép thuộc Công ty Cổ phần thép Việt Nhật nằm cạnh trường xả ra. 50 người đã phải nhập viện, phía công ty hứa sẽ lo toàn bộ chi phí. Trách nhiệm của công ty như vậy liệu đã đủ? Điều cần làm không phải là lo khắc phục thiệt hại trước mắt để xoa dịu sự phẫn nộ của người bị hại. Những người dân họ mong muốn được sống trong một môi trường trong lành, đảm bảo một sự an toàn lâu dài trong tương lai.

Nguồn gây ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải cũng không kém phần quan trọng. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng... Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Các tác nhân gây ô nhiễm bởi hoạt động giao thông chủ yếu là khí độc hại từ các loại xe có động cơ thải ra khí đốt nhiên liệu: bụi, tiếng ồn, trong đó, khí thải do đốt nhiên liệu có mức độ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Đầu tháng 10/2009 vừa qua lần đầu tiên tại Hà Nội, Cục Cảnh sát môi trường (C36) đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (PC26), Phòng Cảnh sát môi trường (PC36) - Công an thành phố Hà Nội và Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với người điều khiển xe ô tô xả khí thải vượt tiêu chuẩn qui định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông. Kết quả cho thấy tình hình thiếu ý thức của các chủ phương tiện. Tại bến xe Giáo Bát, 13/23 xe bus không đạt tiêu chuẩn khí thải quy định. Còn tại bến xe Mỹ Đình, con số này là 9/18 xe. Trực tiếp có mặt tại cả hai điểm kiểm tra Mỹ Đình và Giáp Bát, các cán bộ làm việc đều phải bịt mũi khi chứng kiến những chiếc xe buýt xả khói đen mù mịt cả một góc bến

xe. Đối với những xe vi phạm, ngoài mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, các xe sẽ không được cấp tem lưu hành trên đường cho đến khi bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế xong máy móc đạt tiêu chuẩn khí thải theo quy định. Đây được xem là nỗ lực lớn của thành phố trong việc cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải gây ra.

Những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa, hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xã hội đô thị, bao gồm cả xây dựng công trình cấp thoát nước, giao thông, nhà ở... tại Hà Nội gia tăng cả về quy mô và thời gian. Mặc dù thành phố đã có Quyết định 02 quy định cụ thể về che chắn bụi tại công trình xây dựng và phương tiện chở nguyên vật liệu, nhưng việc phát tán bụi từ hoạt động này vẫn là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể. Việc giải quyết phế thải từ các công trình xây dựng còn rất kém. Đó là chưa kể đến tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng. Thành phố cũng đã tìm mọi cách chống lại tình trạng này nhưng xem ra hiệu quả chưa cao. Nguồn gây ô nhiễm bụi là nguồn dễ nhận biết và dễ quản lý hơn ô nhiễm khí thải do phương tiện giao thông, sản xuất công nghiệp. Vậy mà sau mấy năm chống bụi, bụi vẫn chưa giảm. Với thực trạng nêu trên, chống bụi là nhiệm vụ bất khả thi, nhưng đồng thời các lực lượng chức năng cũng chưa làm hết trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)