Nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soá tô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 49)

Mặc dù có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của con người, nhưng môi trường không khí ở nước ta từ lâu đã bị ô nhiễm và sự ô nhiễm đó ngày càng có chiều hướng gia tăng cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Để bảo vệ môi trường không khí có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp pháp lý. Có thể nhận thấy ô nhiễm không khí không phải là vấn đề mới được phát hiện, song lại là vấn đề được quan tâm muộn và chưa đúng mức ở Việt Nam. Chính vì vậy có thể nhận thấy hệ thống pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng và rất tản mạn gây ra không ít khó khăn cho việc bảo vệ môi trường không khí. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh riêng trong lĩnh vực này mà nằm rải rác trong các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật khác.

Trong các nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí thì việc Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường không khí đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi tiêu chuẩn môi trường nói chung, tiêu chuẩn môi trường không khí nói riêng vừa được xem là một công cụ kỹ thuật, vừa là một công cụ pháp lý giúp Nhà nước quản lý môi trường không khí một cách có hiệu quả. Chỉ trên cơ sở của tiêu chuẩn môi trường không khí, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể xác định được một cách chính xác chất lượng môi trường không khí, đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm và mức độ ô nhiễm so với giới hạn cho phép đã được pháp luật quy định để từ đó xác định hành vi của các tổ chức, cá nhân là có vi phạm hay không.

Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí của Việt Nam hiện nay bao gồm hai loại tiêu chuẩn chính: tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí và tiêu chuẩn về khí thải.

Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh: là loại tiêu chuẩn được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng không khí, được xây dựng trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về vệ sinh y học nhằm đảm bảo cho chất lượng không khí ở mức tương đối trong sạch. Mức độ đó được đánh giá bằng nồng độ chất độc hại chứa trong một đơn vị trọng lượng hay trong một đơn vị thể tích không khí (thông dụng là mg/m3

). Việt Nam hiện có hai tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh. Đó là TCVN 5937-2005 (Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh) và TCVN 5938-2005 (Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh). Để có thể đánh giá chất lượng hiện có của môi trường không khí trên một địa điểm cụ thể hoặc trên phạm vi cả nước, số liệu về hiện trạng môi trường không khí sau khi đã phân tích, thu thập sẽ được đem so sánh với các thông số trong tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn thải khí: là loại tiêu chuẩn được xây dựng để khống chế các chất thải khí được đưa vào môi trường ở những mức độ nhất định trong các lĩnh vực khác nhau. Đây cũng là loại tiêu chuẩn chiếm phần lớn trong hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí hiện hành của Việt Nam. Các tiêu chuẩn thải khí hiện hành bao gồm: Tiêu chuẩn thải khí đối với nguồn thải tĩnh (chủ yếu đối với khí thải công nghiệp từ ống khói các nhà máy) và tiêu chuẩn thải khí đối với nguồn thải động (chủ yếu đối với khí thải từ các phương tiện giao thông).

Phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng không khí là nội dung luôn được pháp luật bảo vệ môi trường không khí chú trọng. Đây là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như của các tổ chức, cá nhân nhằm phòng ngừa những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng tới môi trường không khí, khắc phục các sự cố môi trường không khí. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 hiện hành không có quy định riêng cho môi trường không khí đối với các lĩnh vực này. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, không khí được xác định là một trong những

thành tố của môi trường. Do đó, các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 về bảo vệ môi trường nói chung cũng được áp dụng cho thành tố không khí. Các hoạt động này bao gồm: Hoạt động quan trắc và định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường không khí của các cơ quan nhà nước (được quy định tại Điều 94 đến Điều 97 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005); Hoạt động ĐTM; Hoạt động thông tin về tình hình môi trường không khí (được quy định tại Điều 102 đến Điều 104 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005) [41]; hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí; Hoạt động cải thiện chất lượng không khí... Các hoạt động này được pháp luật ban hành để xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân. Thực hiện tốt các hoạt động này sẽ góp phần kiểm soát một cách có hiệu quả vấn đề ô nhiễm không khí và nâng cao chất lượng của không khí xung quanh.

Khi các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí sẽ bị áp dụng với hai hình thức xử lý vi phạm pháp luật chủ yếu, đó là xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với các chủ thể vi phạm được áp dụng theo Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Điều 11 và Điều 26). Theo các quy định này, tùy thuộc vào mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Ngoài ra chủ thể vi phạm có thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả khác.

Hình thức xử lý hình sự đối với tội gây ô nhiễm không khí được Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định tại Điều 182. Theo điều luật này, các chủ thể sẽ bị áp dụng trách nhiệm hình sự khi thực hiện các hành vi như thải vào không khí các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải (được quy định tại các bộ Tiêu chuẩn Việt Nam) vào môi trường xung quanh [35].

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)