Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 36)

Với khoảng 33 triệu ha đất, nếu phân theo mục đích sử dụng, diện tích đất lâm nghiệp của nước ta là 11,8 triệu ha chiếm 35,7%, đất nông nghiệp là

1 triệu ha chiếm 21%, đất chuyên dụng là 1,4 triệu ha chiếm 21%, và đất chưa sử dụng là 13 triệu ha chiếm 39%. Tuy nhiên, chất lượng đất của nước ta đang bị giảm sút nghiêm trọng. Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai ở Việt Nam cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay. Nước ta hiện có đến 13 triệu ha đất bị suy thoái thành đất trống, đồi núi trọc, trong đó có những diện tích đã bị trơ sỏi đá và khoảng hơn 1,5 triệu ha đất mất khả năng trồng trọt. Các tác nhân gây ô nhiễm đất ở Việt Nam chủ yếu là do sử dụng phân bón hóa học trong canh tác sản xuất nông nghiệp, do thuốc bảo vệ thực vật và do hành vi xả thải vào môi trường đất các chất độc hại từ hoạt động công nghiệp. Bên cạnh đó, thoái hóa đất cũng đang là xu thế phổ biến xảy ra với nhiều vùng rộng lớn của Việt Nam. Các dạng thoái hóa đất chủ yếu là xói mòn, rửa trôi, sạt và trượt lở đất, mất chất dinh dưỡng, đất chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, hoang mạc hóa...

Pháp luật môi trường của nước ta có những quy định nghiêm cấm các hành vi gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất. Tuy nhiên, trên thực tế theo kết quả đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như thực tiễn các vụ việc vi phạm về bảo vệ môi trường được báo chí phản ánh trong thời gian qua cho thấy, việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường đất nói riêng ở nước ta chưa thật sự nghiêm minh, hiệu lực của pháp luật còn thấp. Tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đất đã và đang xảy ra phổ biến dưới các dạng chủ yếu sau:

Hành vi chôn vùi, thải vào đất các chất thải, chất độc hại, chất thải phóng xạ chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép vào tài nguyên đất. Theo số liệu năm 2005, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 30.000 xí nghiệp có sử dụng hóa chất, hợp chất có những đặc tính nguy hiểm. Mỗi ngày, các xí nghiệp này thải ra khoảng 217 tấn chất thải nguy hại dạng rắn và dạng lỏng chức các hợp chất rất nguy hại cho môi trường. Bên cạnh đó, chất thải của các

khu vực đô thị cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm đất. Rác thải sinh hoạt ở các khu vực đô thị thường không được xử lý mà chỉ chôn ở các khu vực ngoại thành. Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bảo vệ môi trường cho thấy, trung bình mỗi người dân hàng ngày thải ra 0,5 - 1,2 kg rác sinh hoạt. Như vậy, cả nước trên 80 triệu dân mỗi ngày thải ra môi trường từ 42.000 đến trên 100.000 tấn rác thải sinh hoạt. Còn lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt thải ra môi trường trên 2 tỉ m3/năm. Con số này không dừng lại ở đây mà còn tiếp tục tăng nhanh cùng với quá trình phát triển đất nước. Đặc biệt, hiện nay tình trạng rác thải y tế đã trở thành vấn đề lớn được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin trong thời gian gần đây. Rác thải y tế là những loại chứa nhiều virus độc hại. Hầu hết các bệnh viện trong cả nước có lượng rác thải hàng ngày rất lớn song chưa được quản lý và xử lý chặt chẽ theo quy chế xử lý chất thải y tế, kể cả những bệnh viện lớn như Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, bệnh viện K Hà Nội [5].

Hành vi lạm dụng các chế phẩm vi sinh, sử dụng phân bón hóa học, các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất. Theo thống kê của Viện bảo vệ thực vật Việt Nam, lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong canh tác nông nghiệp ở Việt Nam đang mỗi ngày một tăng: từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn vào đầu những năm 1990; đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 đã là 50.000 tấn. Nhiều loại thuốc trừ sâu cực độc (bảng A) đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam nhưng vẫn còn lưu thông trên thị trường và loại thuốc trừ sâu cực độc này vẫn được sử dụng; ước còn khoảng 15-20%/ tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng. Kết quả quan trắc môi trường cũng cho thấy, một số vùng đất nông nghiệp bị ô nhiễm như là ở vùng rau Thành phố Hồ Chí Minh, hàm lượng CO tầng đất mặt dao động từ 9,9 - 15mg/kg, vượt ngưỡng cho phép về an toàn nông phẩm; Crom tầng đất mặt đạt 23 - 59mg/kg, vượt ngưỡng an toàn; Vùng Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) bị phú dưỡng nitơ (NH4 dao động từ 30,29 - 102,2mgN/kg; NO3 6,49 - 7,7mgN/kg).

Đất ở gần nhà máy Phân lân Văn Điển có sự phú dưỡng phốt pho, các kim loại nặng như Cd, Cu, Pb và Zn đều xấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép. Sự lạm dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng những loại thuốc cực độc đã làm cho độ màu mỡ của đất đai sút giảm nhanh chóng. Nhiều vùng đất cạn kiệt chất dinh dưỡng và trở thành đất hoang hóa. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học và các chất bảo vệ thực vật cũng đồng thời làm gia tăng tồn dư chất độc trong nông sản thực phẩm, gây nhiễm độc, ngộ độc cho người sử dụng. Theo báo cáo của vụ y tế dự phòng - Bộ Y tế, trong 5 năm từ 1998 đến tháng 6/2002 đã có 45.609 trường hợp bị nhiễm độc, làm 671 người bị chết [4].

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái các quy định về quản lý và bảo vệ tài nguyên đất. Chúng ta có thể bắt gặp các vi phạm này ở rất nhiều tỉnh thành địa phương trong cả nước. Điển hình là vụ "quan ăn đất của dân" ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Với các tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", hàng loạt các quan chức (gồm ông Nguyễn Văn Phong - nguyên Trưởng phòng quản lý đất đai, Sở Tài nguyên môi trường Hải Phòng; ông Chu Minh Tuấn - nguyên Giám đốc Sở tài nguyên môi trường thành phố Hải Phòng; ông Vũ Đức Vận - nguyên bí thư Thị ủy Đồ Sơn; ông Hoàng Anh Hùng - chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã...) đã phải trả giá đắt cho những sai phạm của mình, khi cùng nhau lấy đất của dân để chia chác. Điều này khiến hàng nghìn mét vuông đất bị phân chia trái phép, mua bán bất hợp pháp, trong khi nhiều người dân có đủ tiêu chuẩn được cấp đất lại không được nhận, phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Một ví dụ khác là vụ xử lý sai phạm về quản lý đất đai tại Hà Tây (nay là Hà Nội). Trong vụ án thu hồi đất nông nghiệp này, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai là ông Nguyễn Trọng Lim đã quyết định thu hồi 813m2

giao cho một số cán bộ chính quyền địa phương hoặc người thân của họ. Sau khi ông Lim nghỉ hưu, ông Mai Văn Bưởng được giao quyền Chủ tịch huyện Thanh Oai đã tiếp tục ký quyết định cho phép thu hồi 3.094m2 đất nông nghiệp để chuyển đổi thành đất thổ cư cấp cho hàng loạt quan chức khác. Có thể nhận thấy, những hành vi vi phạm về quản lý đất đai trong việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất... trong thời gian qua là hết sức nghiêm trọng, bởi nó không những để lại những hậu quả nặng nề về vật chất đôi khi không thể khắc phục được, mà còn làm lãng phí tài nguyên đất, sử dụng đất không đúng mục đích gây mất lòng tin dẫn đến khiếu kiện kéo dài trong nhân dân.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)