Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng còn yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và mục tiêu quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 68)

còn yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và mục tiêu quản lý nhà nƣớc

Môi trường nước ta bị ô nhiễm, nguyên nhân không chỉ xuất phát từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và thói quen sinh hoạt của người dân, mà còn bởi năng lực yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về môi trường của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Từ sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập năm 2002, hệ thống quản lý nhà nước về môi trường đã từng bước được xây dựng ở cả 4 cấp từ trung ương đến địa phương theo hướng gắn kết quản lý nhà nước về môi trường với quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên. Các cấp quản lý môi trường ở địa phương cũng đang dần được bổ sung và hoàn thiện hơn trước. Sau khi thành lập các Sở Tài nguyên và Môi trường ở cấp tỉnh, đã có các Phòng Tài nguyên và Môi trường ở cấp quận huyện và cán bộ địa chính kiêm quản lý môi trường hoặc chuyên trách về môi trường ở cấp phường, xã.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về môi trường các cấp vẫn còn nhiều bất cập. Hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý về môi trường chưa cao, chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình. Tổ chức và nhân lực của bộ máy bảo vệ môi trường ở các bộ, ngành, địa phương dù đã được bổ sung nhưng hiện vẫn còn rất thiếu. Cho đến nay, số cán bộ làm công tác quản lý môi trường cấp trung ương chỉ có khoảng 100 cán bộ, mỗi địa phương trung bình từ 3-5 cán bộ, tính chung cả nước đạt tỷ lệ 4 người/1 triệu dân. Trong khi đó, tại các nước như Trung Quốc là 20 người/1 triệu dân; Thái Lan 30 người/1 triệu dân; Campuchia 55 người/1 triệu dân; Malaysia trên 100 người/1 triệu dân [58].

Hơn nữa, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa đủ sức xử lý và giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan giữa bảo vệ môi trường trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo sâu về những kiến thức chuyên môn và kiến thức pháp luật dẫn đến tình trạng lúng túng khi áp dụng pháp luật để tham mưu xử lý các vụ vi phạm về ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, hiện nay giữa các cơ quan chức năng lại không có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền quản lý, nhiệm vụ chồng chéo, cơ chế phối hợp chưa cụ thể gây nhiều khó khăn cho việc xử lý các chủ thể vi phạm. Ví dụ, trong vụ vi phạm của Công ty Vedan, công ty này đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhưng

đơn vị phát hiện ra vi phạm là Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khi vụ việc xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thì cho rằng thẩm quyền xử lý thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, còn Bộ Tài nguyên và Môi trường lại cho rằng trách nhiệm này thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. "Quả bóng trách nhiệm" được đá qua đá lại giữa các cơ quan chức năng đã làm chậm trễ việc giải quyết triệt để vụ việc vi phạm gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)