Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 74)

luật, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng

Để pháp luật môi trường được thực hiện một cách nghiêm minh, đầy đủ đòi hỏi phải nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Về nguyên lý, chỉ khi nào các cá nhân, tổ chức nhận thức được rằng hành động của mình sẽ có hại hoặc làm tốt hơn cho môi trường sinh thái thì khi đó họ mới tự kiềm chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường và tích cực thực hiện các hành vi giữ gìn, bảo vệ môi trường. Do đó, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho mọi người dân, cộng đồng, các doanh nghiệp và cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước là việc làm hết sức cần thiết. Hiện nay, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật môi trường nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn mang nặng tính phong trào, hình thức, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn nên chưa đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, trong thời gian tới, để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chúng ta cần thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể như sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường như: đề ra mục tiêu, phương hướng giáo dục pháp luật về môi trường phù hợp; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể và cá nhân trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường;

- Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường sát với thực tế, cụ thể: phân loại rõ các đối tượng cần phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường để lựa chọn những nội dung, hình thức và biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường phù hợp với từng loại đối tượng; đồng thời, cần xây dựng và củng cố đội ngũ báo cáo viên pháp luật về môi trường;

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật và các thông tin về pháp luật môi trường: phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, viết tin, bài, sân khấu hóa các hoạt động này nhằm cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường;

- Đẩy mạnh các phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường: như phong trào "xanh - sạch - đẹp", gia đình văn hóa mới, tuần lễ nước sạch; nêu gương sáng về bảo vệ môi trường, đồng thời tạo dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với các hành vi gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường để thông qua đó giáo dục ý thức pháp luật và đạo đức của mỗi công dân trong công tác bảo vệ môi trường;

- Đổi mới và tăng cường chất lượng giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa, giáo trình của các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (từ các trường mẫu giáo, cấp tiểu học đến đại học, sau đại học), vì thực tế cho thấy, nội dung về bảo vệ môi trường trong các sách giáo khoa, giáo trình hiện đã trở nên lạc hậu, không phù hợp với tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 74)