THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM KHÔNG KHÍ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 46)

KHÔNG KHÍ

KHÔNG KHÍ ngày càng có chiều hướng gia tăng cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Để bảo vệ môi trường không khí có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp pháp lý. Có thể nhận thấy ô nhiễm không khí không phải là vấn đề mới được phát hiện, song lại là vấn đề được quan tâm muộn và chưa đúng mức ở Việt Nam. Chính vì vậy có thể nhận thấy hệ thống pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng và rất tản mạn gây ra không ít khó khăn cho việc bảo vệ môi trường không khí. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh riêng trong lĩnh vực này mà nằm rải rác trong các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật khác.

Trong các nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí thì việc Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường không khí đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi tiêu chuẩn môi trường nói chung, tiêu chuẩn môi trường không khí nói riêng vừa được xem là một công cụ kỹ thuật, vừa là một công cụ pháp lý giúp Nhà nước quản lý môi trường không khí một cách có hiệu quả. Chỉ trên cơ sở của tiêu chuẩn môi trường không khí, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể xác định được một cách chính xác chất lượng môi trường không khí, đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm và mức độ ô nhiễm so với giới hạn cho phép đã được pháp luật quy định để từ đó xác định hành vi của các tổ chức, cá nhân là có vi phạm hay không.

Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí của Việt Nam hiện nay bao gồm hai loại tiêu chuẩn chính: tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí và tiêu chuẩn về khí thải.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)