Cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác bảo vệ môi trƣờng nghèo nàn, lạc hậu

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 69)

nghèo nàn, lạc hậu

Nhận thức được những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là rất nghiêm trọng, vừa qua, Chính phủ đã quyết định dành 1% tổng ngân sách Nhà nước chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường và lần đầu tiên sự nghiệp môi trường được ghi nhận trong Luật Ngân sách nhà nước. Theo đó, 1% ngân sách Nhà nước tương đương khoảng 2.900 tỷ đồng sẽ được sử dụng đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường từ trung ương đến cơ sở. Hàng năm, kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trường của các địa phương được lấy trong vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ. Vốn viện trợ nước ngoài cho môi trường cũng có chiều hướng gia tăng theo từng năm.

Có thể nhận thấy trong những năm qua vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường tuy đã tăng, nhưng nguồn vốn này vẫn chưa thể đáp ứng được các yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường nói chung. Kinh phí chi từ nguồn ngân sách nhà nước cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương so với thực tế còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các công tác về bảo vệ môi trường (công tác quản lý; công tác thanh tra, điều tra; công tác phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường; công tác khắc phục hậu quả do các vụ việc vi phạm...). Hơn nữa, việc sử dụng nguồn vốn bảo vệ môi trường cũng chưa thực sự hiệu quả. Việc phân bổ vốn còn dàn trải, quản lý và phân cấp quản lý vốn chưa chặt chẽ, chưa có cơ chế khuyến khích và huy động vốn từ các thành phần kinh tế và trong nhân dân.

Vừa qua trên khắp cả nước, hàng loạt các vụ vi phạm pháp luật môi trường đã được phát hiện và xử lý. Đạt được kết quả này có một phần nỗ lực không nhỏ của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra môi trường. Tuy nhiên, để phục vụ cho công tác thanh tra môi trường rất cần có các trang thiết bị hiện đại. Nhưng hiện nay, thanh tra các cấp hầu như chưa có các thiết bị đo nhanh tại hiện trường và các thiết bị khác phục vụ cho việc định hướng trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra môi trường. Do chưa được đầu tư đầy đủ các công cụ kỹ thuật nên công tác giám định chất lượng môi trường còn yếu. Chính vì vậy, để có căn cứ xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đòi hỏi phải mất nhiều thời gian gửi mẫu đến phòng thí nghiệm của trung ương để giám định, phân tích, dẫn đến việc ra quyết định xử phạt bị chậm so với hạn định. Hơn nữa, quá trình gửi mẫu giám định, xét nghiệm với thời gian dài sẽ dẫn đến khó khăn cho việc bảo quản mẫu vật định xét nghiệm để cho kết quả chính xác. Có những trường hợp mẫu bị biến dạng, biến chất theo thời gian làm ảnh hưởng đến kết quả giám định.

Mặt khác, về phía các doanh nghiệp, để xử lý các nguồn rác thải thải ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần phải có một hệ thống cơ sở khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhưng nhìn chung, trình độ khoa học trong vấn đề xử lý rác thải ở nước ta còn nhiều yếu kém. Đa số các khu công nghiệp, số lượng doanh nghiệp có hệ thống xử lý rác thải chiếm tỉ lệ rất ít, nếu có thì cũng không đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Một số doanh nghiệp hoạt động từ rất lâu, hầu hết đều sản xuất với công nghệ lạc hậu nên phần lớn chưa có thiết bị xử lý nước thải, khí thải độc hại.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)