Nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 60 - 63)

CHI NHÁNH TIÊN SƠN

2.4.2.Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan:

được thành lập năm 2006, với trên 5 năm hoạt động nên kinh nghiệm quản trị điều hành còn mỏng. Ngân hàng đã xây dựng chiến lược cho hoạt động 2007 - 2011, nhưng tổ chức hoạch định hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ chưa đủ mạnh.

Thứ nhất: Chất lượng cán bộ nhân viên chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Hầu hết đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo một cách chính quy về kiểm toán, chưa có chứng chỉ kiểm toán viên và chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực kiểm toán. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý còn hạn chế. Hoạt động báo cáo và thông tin giữa các cấp trong Ngân hàng còn mang nặng tính thủ công. Tính kịp thời, tính hiệu lực yếu, tốn nhiều công sức, chi phí.

Thứ hai: Hệ thống chính sách, chế độ KTNB chưa hoàn thiện, chưa tạo chổ dựa vững chắc và tạo cơ chế hoạt động cho KTNB

- Đánh giá tính đầy đủ, hiệu quả của Ban kiểm soát. Công việc này hệ thống kiểm tra, KTNB đã chưa được thực hiện, chưa có báo cáo hoặc ý kiến đối với Ban kiểm soát của Ngân hàng. Điều này rất quan trọng đối với chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm tra, KTNB.

- Kế hoạch kiểm toán hàng năm được xây dựng nhưng chưa đề cập đến tính trọng yếu, mục tiêu và phạm vi kiểm toán.

- Thứ ba: Một số bộ phận nhận thức về công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ hạn chế, dẫn đến xem nhẹ vai trò, vị trí công tác kiểm tra, KTNB. Chưa tạo mọi điều kiện để công việc kiểm tra, kiểm toán hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác tính tuân thủ của một số cán bộ nhân viên chưa tốt dẫn đến sai sót nghiệp vụ gây rủi ro cho Ngân hàng.

* Nguyên nhân khách quan:

Do nước ta mới chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nhận thức về hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn rất mới mẻ. Điều này không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với các Bộ ban ngành khác. Do vậy việc ban hành các quy định, quy chế liên quan của nhà nước đến công tác này

còn khiếm khuyết, chưa sát với nhu cầu phát triển của thực tiễn đòi hỏi. - Yếu tố pháp lý:

Hoạt động kiểm toán là một hoạt động độc lập. Tính độc lập trong kiểm toán được hiểu là bộ phận kiểm toán độc lập với đơn vị hoặc bộ phận được kiểm toán và được bảo vệ loại trừ các ảnh hưởng từ bên ngoài trong quá trình thực hiện kiểm toán. Hệ thống kiểm tra, KTNB và các nhân viên làm việc trong hệ thống chỉ tuân thủ pháp luật, các chuẩn mực nghiệp vụ chuyên môn, có quan điểm vô tư khách quan khi thực hiện các cuộc kiểm toán, đánh giá các kết quả và công bố báo cáo kết quả kiểm toán. Nếu không có tính độc lập thì kết quả kiểm toán không tin cậy, chức năng kiểm toán không được thực thi trong đời sống xã hội. Do vậy, tính độc lập của bộ phận kiểm toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm toán, là tiền đề cơ bản đảm bảo cho công tác kiểm tra, kiểm toán có hiệu quả và hiệu lực. Để kết quả kiểm toán bảo đảm khách quan, sát thực thì tính độc lập của hệ thống kiểm tra, KTNB và đội ngũ nhân viên phải được bảo đảm về mặt pháp lý, bảo đảm cho nhân viên có đủ quyền hạn thực thi công việc chỉ tuân thủ theo pháp luật và các quy định chuyên môn nghiệp vụ.

Hệ thống kiểm tra, KTNB phải được Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc đánh giá đúng mức và đặt vào một vị trí thuận lợi, có thể phát huy được chức năng vốn có của hoạt động kiểm toán.

- Yếu tố ảnh hưởng từ phía kiểm toán nhà nước:

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán và phương pháp kiểm toán chưa được ban hành để hệ thống KTNB của các tổ chức áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

Công tác đào tạo kiểm toán viên nội bộ cũng chưa được thực hiện, chưa ban hành đầy đủ các chương trình đào tạo, các tiêu chuẩn cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên nội bộ, đồng thời chưa tạo được một lực lượng kiểm toán nội bộ,

đồng thời chưa tạo được một lực lượng kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp. Kiểm toán nhà nước cũng chưa ban hành được hệ thống các chỉ tiêu để làm căn cứ phân loại, xếp hạng chất lượng KTNB của các Tổng công ty, các doanh nghiệp, cũng như hệ thống các ngân hàng thương mại,..

Từ đó tư vấn, kiến nghị các nhà lãnh đạo ngân hàng có cách thức tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, KTNB trong mỗi một ngân hàng sao ch phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và mô hình tổ chức mạng lưới của chính các ngân hàng. Nhằm tạo ra một hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực nhất để nó ngăn chặn, phát hiện sửa chữa những sai phạm một cách có hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời sử dụng và khai thác hiệu quả nhất các nguồn lực.

- Yếu tố ảnh hưởng từ Hiệp hội kế toán – kiểm toán

Hiện nay, nước ta mới chỉ thành lập Hội kiểm toán viên hành nghề (kiểm toán viên độc lập) – Hội kế toán kiểm toán Việt Nam. Chưa có Hiệp hội kiểm toán nội bộ, do đó phần nào hạn chế hoạt động của KTNB như chương trình đào tạo chuyên sâu, cập nhật kiến thức hàng năm cho các kiểm toán nội bộ.

Các đối tượng khác sử dụng kết quả của KTNB chưa có sự tin tưởng và sử dụng vào các kết quả của hệ thống KTNB của các cấp lãnh đạo ngân hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 60 - 63)